Các Dấu Hiệu Thận Yếu Ở Phụ Nữ Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ thường đa dạng nhưng mờ nhạt và khó nhận biết. Việc chú ý và theo dõi có thể giúp bạn sớm phát hiện và điều trị.

Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ
Tìm hiểu những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Thận yếu ở phụ nữ

Thận yếu là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm chức năng của thận do nhiều nguyên nhân. Tình tràng này thường tiến triển âm thầm qua nhiều năm, gây ra nhiều dấu hiệu nhưng mờ nhạt và khó nhận biết. Phần lớn những trường hợp phát hiện thận yếu thường đã ở giai đoạn muộn.

Bệnh xảy ra khi chức năng của thận không được đảm bảo hoặc không đầy đủ. Tình trạng này thường liên quan đến một số bệnh lý cấp tính và mãn tính, mất nước, giảm lưu lượng máu đến thận, chấn thương thận, dùng một số thuốc hoặc tiếp xúc chất độc.

Ngoài ra thận yếu ở nữ thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, ngồi lâu một chỗ…

Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ

Khi bị thận yếu, nữ giới sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

1. Tiểu nhiều về đêm

Thận yếu đi tiểu nhiều là dấu hiệu thận yếu thường gặp ở phụ nữ. Chức năng thận suy giảm có thể gây rối loạn tiểu tiện, người bệnh đi tiểu thường xuyên, đặc biệt tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Trong một số trường hợp người bệnh còn có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu vàng và có mùi bất thường.

XEM THÊM: Đi Tiểu Nhiều Có Phải Thận Yếu Không? Chuyên Gia Giải Đáp

2. Suy giảm ham muốn

Tương tự như phái mạnh, suy giảm ham muốn tình dục là dấu hiệu thường gặp và rõ ràng ở nữ giới bị thận yếu. Thận tham gia sản sinh hormone sinh lý, đảm bảo quá trình trao đổi chất và sức khỏe tình dục.

Khi thận bị tổn thương và suy yếu, quá trình sản sinh hormone không được đảm bảo, gây mất cân bằng nội tiết tố và làm suy giảm ham muốn tình dục. Hơn nữa tình trạng này có thể làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể, da dẻ xấu đi, không còn tươi trẻ và tiền mãn kinh sớm.

Suy giảm ham muốn
Suy giảm ham muốn là dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, do quá trình sản sinh hormone không được đảm bảo

3. Tăng cân bất thường

Tăng cân bất thường là một trong những dấu hiệu thận yếu thường thấy ở phụ nữ. Khi bị suy yếu, chức năng thải độc và quá trình trao đổi chất của thận không được đảm bảo. Điều này khiến độc tố và chất thải lần lượt tích tụ trong máu và dưới da. Từ đó dẫn đến phù và tăng cân nhanh chóng.

Chính vì thế nữ giới nên kiểm tra chức năng thận nếu bị tăng cân đột ngột nhưng không do chế độ ăn uống.

4. Sợ lạnh

Ngay cả khi trời nóng, những người bị thận yếu cũng có thể bị lạnh, tay chân thường xuyên lạnh hoặc có những đợi rét run bất ngờ. Nguyên nhân là do thận yếu khiến sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch bị suy giảm, người bệnh nhạy cảm, sợ lạnh.

5. Ù tai, chóng mặt

Ù tai và chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo thận yếu ở phụ nữ. Khi thận bị tổn thương và suy giảm chức năng, lượng dịch ứ lại trong cơ thể và làm cản trở quá trình lưu thông máu. Khi não bộ không nhận đủ lượng máu cần thiết, người bệnh sẽ bị chóng mặt và ù tai.

6. Rụng tóc, sạm da

Hormone sinh dục nữ được sản sinh bởi tuyến thượng thận. Khi được sản sinh đều đặn, các hormone giúp duy trì chức năng sinh lý bình thường, cân bằng nội tiết tố và lưu giữ nét tươi trẻ cho phụ nữ.

Khi chức năng thận bị suy giảm, quá trình sản sinh hormone không được đảm bảo dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, tóc yếu và thường xuyên gãy rụng.

Ngoài ra nữ giới bị thận yếu còn do hoạt động lọc máu và đào thải độc tố của thận không đầy đủ, nhiều độc tố tích tụ trong cơ thể. Điều này làm tăng tốc độ lão hóa, da sạm và có quầng thâm mắt.

Rụng tóc, sạm da
Rụng tóc, sạm da do mất cân bằng nội tiết tố, hoạt động lọc máu và thải độc của thận không đầy đủ

ĐỌC NGAY: Thận Yếu Gây Rụng Tóc Và Giải Pháp Điều Trị

7. Xuất hiện triệu chứng tiền đối kinh

Thận yếu làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone và gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này gây ra những biểu hiện của chứng tiền đối kinh. Chẳng hạn như mất ngủ, khó chịu trong người, thay đổi tâm lý, vai gạt…

8. Luôn mệt mỏi

Thận lọc chất thải từ máu và loại bỏ chúng trong nước tiểu. Khi cơ quan này hoạt động không bình thường, chất độc tích tụ khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung hoặc/ và yếu ớt.

Hơn nữa thận sản sinh một loại hormone có chức năng thông báo cho cơ thể để tạo ra những tế bào hồng cầu. Nếu thận bị yếu và hormone được sản sinh ít hơn, máu sẽ không cung cấp đủ oxy cho các cơ và não. Từ đó khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi.

9. Giấc ngủ kém

Các nghiên cứu cho thấy những người bị thận yếu hoặc suy thận nặng (bao gồm cả nữ giới) đều có giấc ngủ kém. Chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh thận mãn tính có mối liên hệ. Theo thời gian ngưng thở khi ngủ có thể làm tổn thương những cơ quan và gây suy thận. Nguyên nhân là do bệnh lý này ngăn cơ thể của bạn nhận đủ oxy.

Ngược lại, bệnh thận mãn tính (CKD) có thể làm thu hẹp cổ họng, tăng tích tụ độc tố và dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

10. Ngứa da

Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể bao gồm ngứa da. Triệu chứng này xuất hiện khi thận của bạn không thể loại bỏ độc tố trong máu và khiến chúng tích tụ. Điều này làm tăng mức độ nhạy cảm, người bệnh thường xuyên phát ban và ngứa ngáy hết người.

Hơn nữa thận yếu lâu ngày có thể không cân bằng được những chất dinh dưỡng và khoáng chất trong cơ thể. Điều này dẫn đến những bệnh lý liên quan đến xương và khoáng chất, da khô và ngứa.

Xem ngay: Tình Trạng Thận Yếu Gây Mụn Và Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

Ngứa da
Thận không thể loại bỏ độc tố trong máu dẫn đến tích tụ chất độc, tăng mức độ nhạy cảm và ngứa da

11. Hơi thở có mùi hôi

Khi thận bị yếu và không thể lọc chất thải, người bệnh có thể bị nhiễm độc niệu và làm cho miệng có mùi hôi. Ngoài ra chất độc tích tụ trong máu có thể làm thay đổi vị giác, người bệnh có thể cảm thấy thức ăn có mùi vị lạ hoặc kim loại.

12. Một số dấu hiệu khác

Những dấu hiệu thận yếu khác của phụ nữ:

  • Khó mang thai
  • Thận yếu gây đau lưng
  • Buồn nôn, nôn
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Dễ bị chuột rút cơ bắp hoặc phù tay chân
  • Khó thở hoặc/ và đau ngực ở giai đoạn nặng, khi chất lỏng tích tụ nhiều trong phổi và xung quanh niêm mạc tim.

Nguyên nhân gây thận yếu ở phụ nữ

Thận yếu ở phụ nữ thường liên quan đến những bệnh lý cấp tính và mãn tính, chấn tương làm tổn thương thận. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra do thói quen gây hại, dùng một số loại thuốc và nhiều nguyên nhân khác.

  • Bệnh lý

Thận yếu ở phụ nữ thường là hệ quả của những bệnh lý nghiêm trọng sau:

Trong đó bệnh tiểu đường và cao huyết áp là hai nguyên nhân phổ biến nhất khiến một người bị thận yếu hoặc suy thận.

  • Mất lưu lượng máu đến thận

Đột ngột suy giảm hoặc mất lưu lượng máu đến thận sẽ làm suy giảm chức năng của thận, dẫn đến thận yếu và suy thận. Điều này thường liên quan đến một số tình trạng sau:

    • Phản ứng dị ứng
    • Đau tim, bệnh tim
    • Mất nước nghiêm trọng
    • Suy gan hoặc sẹo gan
    • Vết bỏng nặng
    • Phản ứng dị ứng
    • Nhiễm trùng huyết hoặc một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khác
    • Sử dụng thuốc chống viêm và huyết áp cao cũng có thể hạn chế lưu lượng máu đến thận.
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức

Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể xảy ra ở những người có tâm lý không ổn định, thường xuyên lo lắng, buồn rầu, căng thẳng quá mức. Bởi điều này khiến huyết áp tăng cao, trì hoãn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng quá trình lọc máu và sản sinh hormone. Từ đó gây ra chứng thận yếu và những biểu hiện liên quan.

Lo lắng, căng thẳng quá mức
Lo lắng, căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến quá trình lọc máu và sản sinh hormone của thận
  • Thừa cân béo phì

Những nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ thận yếu cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do thừa cân làm tăng huyết áp và đường huyết, tác động trực tiếp đến thận và làm suy giảm chức năng.

  • Thói quen xấu

Bên cạnh bệnh lý, thói quen xấu trong sinh hoạt cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến khiến nữ giới mắc chứng thận yếu. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và những cơ quan khác của cơ thể.

Những thói quen gây hại cho sức khỏe và thận gồm:

    • Nhịn tiểu
    • Chế độ ăn uống nhiều muối
    • Ít uống nước
    • Thức khuya và ngủ không đủ giấc
    • Hoạt động tình dục quá mức
    • Sử dụng chất kích thích
    • Lao động nặng nhọc và quá sức
    • Thường xuyên ngồi một chỗ và thiếu vận động, chẳng hạn như nhân viên văn phòng…
  • Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây hại cho thận và làm suy giảm chức năng của cơ quan này. Bao gồm:

    • Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp
    • Thuốc kháng viêm không steroid
    • Thuốc điều trị bệnh gút
    • Thuốc lợi tiểu…

Để ngăn ngừa, cần dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách phòng ngừa và bảo vệ thận khi dùng thuốc điều trị.

  • Tuổi tác

Quá trình lão hóa theo thời gian thường gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể, trong đó có chứng thận yếu ở nữ giới. Khi tuổi càng cao, cơ thể và những cơ quan sẽ bị lão hóa, hoạt động kém dần. Điều này làm suy giảm chức năng của thận. 

Thận yếu do tuổi tác thường gặp ở những người phụ nữ có độ tuổi từ trung niên trở lên. Vì vậy chức năng thận cần được kiểm tra thường xuyên hơn khi bạn đang trong độ tuổi này.

Quá trình lão hóa theo thời gian
Quá trình lão hóa theo thời gian khiến thận của bạn bị suy yếu và giảm chức năng

Thận yếu ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Bệnh có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực. Tuy nhiên những triệu chứng mờ nhạt khiến phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng. Điều này khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Hơn nữa thận yếu không được điều trị có thể phát triển những biến chứng sau:

  • Suy thận mạn tính
  • Những bệnh lý khác ở thận như: Hội chứng thận hư, sỏi thận, nhiễm trùng thận (viêm cầu thận, viêm đài bể thận, viêm ống thận, viêm niệu đạo) hoặc những cơ quan lân cận
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và nhanh già
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Giảm hoạt động tình dục và chức năng sinh sản
  • Thận yếu ở phụ nữ mang thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người mẹ và sự phát triển của thai nhi
  • Thường xuyên thay đổi tâm trạng, mất tập trung
  • Giảm tuổi thọ

Chẩn đoán thận yếu ở phụ nữ

Chẩn đoán thường dựa vào dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ. Trong lần thăm khám đầu tiên, người bệnh được yêu cầu liệt kê những triệu chứng thường gặp, mức độ nghiêm trọng và tiền sử bệnh.

Ngoài ra người bệnh được chỉ định một số xét nghiệm kiểm tra chức năng thận nhằm nắm rõ mức độ suy yếu của thận, tổn thương cụ thể và định hướng điều trị.

Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra chức năng, phát hiện thận có đang hoạt động bình thường hay không

 Các xét nghiệm cần thiết:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Một mẫu nước tiểu được giữ lại và đưa vào phòng xét nghiệm. Tổng phân tích nước tiểu có thể giúp kiểm tra thận có đang hoạt động bình thường hay không. Ở những trường hợp suy yếu thận, Kết quả xét nghiệm thường bao gồm:
    • Tỉ trọng nước tiểu giảm dưới mức bình thường (1,01 – 1,020)
    • Protein nước tiểu (định lượng đạm niệu trong 24 giờ) tăng lên 0,3g/l/24h (tăng từ 0 – 0,2g/l/24h ở người bình thường khỏe mạnh)
  • Xét nghiệm máu: Người bệnh được xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ acid uric máu. Những người bị thận yếu sẽ có nồng độ acid uric máu vượt mức bình thường (150 – 360 mmol/l ở nữ giới và 180 – 420 mmol/l ở nam giới). Ngoài ra xét nghiệm máu còn cho phép kiểm tra ure máu, creatinin huyết thanh… Những chỉ số này đều giúp đánh giá chức năng thận.

Điều trị thận yếu ở phụ nữ

Dùng thuốc là phương pháp điều trị chính cho phụ nữ mắc chứng thận yếu. Ngoài ra người bệnh sẽ được hướng dẫn những biện pháp chăm sóc tại nhà để nhanh chóng cải thiện bệnh.

1. Thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng, một hoặc nhiều loại thuốc trị thận yếu dưới đây thể được chỉ định:

  • Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động bài tiết của thận, tăng khả năng lọc máu nhằm tăng tích tụ độc tố. Ngoài ra thuốc lợi tiểu còn có tác dụng giảm tình trạng phù nề.
  • Thuốc tăng thải acid uric: Sử dụng thuốc tăng thải acid uric để đào thải hàm lượng acid uric dư thừa trong máu. Ngoài ra nhóm thuốc này còn giúp cân bằng nồng độ chất điện giải trong cơ thể.
  • Thuốc chống thiếu máu: Nếu thận yếu kèm theo dấu hiệu thiếu máu, thuốc chống thiếu máu sẽ được sử dụng. Nhóm thuốc này thường chứa sắt, Erythropoietin… giúp kích thích sản xuất những tế bào hồng cầu, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Thuốc điều chỉnh huyết áp: Dùng để điều chỉnh huyết áp trong thời gian bị suy thận. Khi sử dụng nhóm thuốc này có khả năng cải thiện lưu lượng máu và oxy đến tim. Từ đó ổn định nhịp tim và huyết áp, giảm những triệu chứng liên quan.
Thuốc điều chỉnh huyết áp
Thuốc điều chỉnh huyết áp để ổn định nhịp tim và huyết áp bằng cách tăng lưu thông khí huyết

2. Chế độ chăm sóc tại nhà

Khi có những dấu hiệu suy thận ở phụ nữ, người bệnh thường được yêu cầu sử dụng thuốc kết hợp với những biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và thúc đẩy quá trình phục hồi thận.

  • Nghỉ ngơi

Tránh vận động và lao động gắng sức. Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để sức khỏe và thận có thể phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên không nên nằm quá lâu trên giường. Hãy thường xuyên đi bộ, vận động nhẹ nhàng.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Những người bị thận yếu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ, trái cây (các loại quả mọng, lựu, xoài, táo, lê, kiwi…) để nạp các vitamin và khoáng chất. Trong đó vitamin A, C, E có thể giúp tăng đào thải độc tố, kháng viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng của thận.

Ngoài ra người bệnh nên ăn ngũ cốc, thực phẩm giàu tinh bột, thịt nạc, cá béo, dầu thực vật… để bổ sung vitamin D, calo, protein và axit béo lành mạnh (chẳng hạn như omage-3). Những thành phần này giúp chống mệt mỏi, tăng đề kháng và cơ thể của bạn được phục hồi tối hơn.

HỮU ÍCH: Thận Yếu Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Danh Sách 10 Thực Phẩm Tốt Nhất

  • Thay đổi lối sống

Người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng của thận. Khi có dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

Ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
Ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để tổn thương được chữa lành, chức năng thận được phục hồi nhanh chóng
    • Ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để thận và những cơ quan khác có thời gian phục hồi và tái tạo.
    • Không làm việc gắng sức hoặc lao động nặng nhọc, hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
    • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với những bộ môn phù hợp như đạp xe, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga… Vận động mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, duy trì hoạt động của các cơ quan, cải thiện chức năng thận, tăng khả năng đào thải độc tố.
    • Ngừng hút thuốc lá.
    • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và vui vẻ. Tránh lo âu và căng thẳng quá mức. Bởi điều này sẽ làm nặng hơn mức độ nghiêm trọng của thận.

3. Sử dụng thảo dược

Mang đến nhiều lợi ích, một số loại thảo dược được sử dụng để cải thiện chức năng thận cho phụ nữ. Phương pháp này có độ lành tính cao, hầu như không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả thường chậm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn trước khi sử dụng thảo dược.

Dưới đây là một số loại thảo dược thường được sử dụng:

  • Râu khô: Uống nước râu khô mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ thận đào thải độc tố, phục hồi và cải thiện chức năng thận. Cách dùng: Đun sôi 1 nắm râu ngô tươi với 1 lít nước trong 10 phút, lọc lấy nước uống hết trong ngày.
  • Rau diếp cá: Loại rau này có mùi thơm nồng, vị cay nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra rau diếp cá còn chứa myrcene capric acid, acetaldehyde… giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng, lợi tiểu và thúc đẩy lưu thông máu. Cách dùng: Đun 200g rau diếp cá tươi với 2 lít nước trong 10 phút, lọc lấy nước và uống thay nước lọc.
  • Rau ngổ: Rau ngổ có tính mát, tác dụng lợi tiểu, giảm viêm, cải thiện chức năng thận. Ngoài ra loại thảo dược này còn có khả năng thúc đầy lưu thông máu bằng cách tăng giãn nở mạch. Cách dùng: Rửa sạch, xay rau ngổ với 150ml nước lọc, chắc lấy nước cốt, chia thành 2 phần và uống hết trong ngày.

Phòng ngừa thận yếu ở phụ nữ

Có nhiều biện pháp giúp duy trì chức năng thận, ngăn ngừa những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ. Bao gồm:

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thận thải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, phòng ngừa thận yếu
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Những người vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi có thể uống nhiều hơn.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, duy trì chế độ ăn nhạt.
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ chất dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau xanh, củ và trái cây.
  • Tránh ăn nhiều dầu mỡ, chất béo kém lành mạnh, nhiều đường hoặc muối… để không tăng áp lực lên thận.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh thừa cân béo phì.
  • Ngừng hút thuốc lá và những chất kích thích khác, hạn chế uống rượu bia.
  • Vận động và tập thể dục đều đặn mỗi ngày để duy trì sức khỏe tổng thể và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Điều trị tốt những bệnh lý có thể gây suy giảm chức năng thận. Đồng thời chú ý những loại thuốc có thể làm suy giảm chức năng thận.
  • Không nên nhịn đi tiểu và không ngồi lâu một chỗ.
  • Kiểm tra chức năng thận định kỳ.

Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ rất đa dạng nhưng dễ nhầm lẫn và bỏ qua. Việc không phát hiện và điều trị sớm có thể khiến chức năng thận suy giảm kéo dài, tăng nguy cơ suy thận mạn tính và nhiều biến chứng khác. Do đó người bệnh cần thường xuyên theo dõi cơ thể, kiểm tra chức năng thận định kỳ để sớm phát hiện và chữa bệnh.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger