Châm Cứu Chữa Mất Ngủ: Cách Hay, Hiệu Quả Và An Toàn
Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp được phát triển và áp dụng dựa trên những kiến thức YHCT xa xưa. Hiện nay, cách chữa này được áp dụng rộng rãi vì hiệu quả cao và an toàn, giúp người bệnh không phải phụ thuộc vào thuốc.
Châm cứu có chữa được bệnh mất ngủ không?
Theo Đông y, mất ngủ thuộc chứng Thất miên hoặc Bất mị. Xảy ra do sự suy yếu, tổn hại 3 tạng tâm, tỳ và can, kèm theo hao tổn khí huyết, phát sinh khí uất và tâm não suy yếu. Hậu quả là khiến suy nhược cơ thể và mất ngủ.
Điều trị mất ngủ theo Đông y cần tuân thủ theo nguyên tắc thư can giải uất, bồi dưỡng 3 tạng và an thần trấn kinh. Theo ghi chép của các tài liệu YHCT, có rất nhiều cách chữa chứng mất ngủ như dùng các bài thuốc đặc trị, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân thảo dược… và có cả châm cứu trị mất ngủ.
Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm chuyên dụng để tác động lên một số huyệt đạo nhất định trên cơ thể. Từ đó kích hoạt cơ chế tự chữa lành và phục hồi của cơ thể, giúp người bệnh lấy lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Khi châm cứu, hệ thần kinh trung ương được kích thích một cách tích cực. Nhờ đó giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu lên não, kiểm soát hoạt động trao đổi chất, xoa dịu não bộ, giảm căng thẳng thần kinh. Kết hợp với khả năng phục hồi và mang máu nuôi dưỡng các cơ quan giúp bạn nhanh chóng tìm lại giấc ngủ ngon mỗi đêm.
Phương pháp châm cứu chữa mất ngủ được các chuyên gia đánh giá cao vì đem lại hiệu quả rõ rệt. Tùy theo mức độ, nguyên nhân bệnh lý cũng như thể trạng sức khỏe của từng người mà lộ trình châm cứu sẽ khác nhau.
Lưu ý châm cứu chữa bệnh chỉ nên được thực hiện bởi chuyên gia, bác sĩ YHCT hoặc người có tay nghề cao để tác động đúng huyệt, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
Bị mất ngủ cần tác động châm cứu trên huyệt nào?
Cơ thể con người là một tập hợp của vô số các huyệt đạo, chúng có tác dụng tham gia vào quá trình điều phối hoạt động của hệ thần kinh. Nhờ đó xoa dịu căng thẳng, bồi dưỡng chức năng các tạng và đẩy lùi chứng mất ngủ hiệu quả. Một số huyệt đạo cần tác động để chữa mất ngủ như:
- Huyệt Tam âm giao: Tác động huyệt đạo này giúp kích thích tích cực đến các tạng can, tỳ, thận, người bệnh ngủ ngon hơn.
- Huyệt Nội quan: Có tác dụng chính là an thần và thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông khí huyết, cải thiện chứng mất ngủ.
- Huyệt Thần môn: Huyệt này vừa giúp thư giãn thần trí, thoải mái cơ thể vừa an thần, cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả.
- Huyệt Dũng tuyền: Nằm dưới gan bàn chân, tác động huyệt này giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu lên não, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Huyệt Phong trì: Nằm dưới mỏm xương đòn chũm sau cổ. Châm cứu huyệt này giúp giảm mệt mỏi, xua tan căng thẳng thần kinh và cải thiện các triệu chứng về bệnh hô hấp, loại bỏ những mệt mỏi gây gián đoạn giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Huyệt Ấn đường: Ấn đường là huyệt nằm ở điểm chính giữa trung tâm giữa 2 đầu chân mày. Huyệt này có tác dụng cải thiện tâm trạng, xoa dịu căng thẳng thần kinh, thoải mái tinh thần, giảm đau đầu và đẩy lùi chứng mất ngủ.
- Huyệt Thái kê: Nằm ở vị trí lõm trên mắt cá chân, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ổn định khí huyết và kiểm soát các hoạt động sống của cơ thể, kể cả giấc ngủ.
- Huyệt An miên: Nằm ở phía sau tai, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu và cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.
Ngoài ra, còn nhiều huyệt vị khác được thầy thuốc chỉ định châm trong từng phác đồ điều trị cụ thể. Chẳng hạn như Bách hội, Chương môn, Thái bạch, Kinh môn, Hành gian, Hợp cốc, Đồng tử liêu, Thái dương, Đại chùy… tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh.
Phác đồ các huyệt đạo cần châm cứu để trị bệnh mất ngủ
Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây mất ngủ mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ với các huyệt đạo cần châm cứu để đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một số huyệt cần tác động:
- Mất ngủ do tâm tỳ suy yếu: Châm các huyệt gồm: Nội quan, Cách du, Thái bạch, Tam âm giao, Túc tam lý, Tâm du…
- Mất ngủ do Thận âm hư và can đởm hỏa vượng: Châm các huyệt gồm Quan nguyên, Thận du, Thái xung, Tâm âm giao, Khí hải, Tả bách hội, Khâu hư…
- Mất ngủ do tổn hư tâm huyết: Châm các huyệt gồm Tâm du, Cách du, Huyết hải, Nội quan, Trung đô, Thái xung…
- Mất ngủ do Tâm – thận bất giao: Châm các huyệt gồm Tam âm giao, Thái khê, Quan nguyên, Thận du, Khí hải…
- Mất ngủ do Can huyết hư: Châm các huyệt gồm Tam âm giao, Huyết hải, Can du, Thái xung, Cách du…
- Mất ngủ do vị khí không ổn định: Châm các huyệt gồm Tỳ du, Tam âm giao, Trung quản, Túc tam lý, Thiên đột, Thiên khu, Nội quan, Vỵ du..
- …
Quy trình châm cứu chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả
Dưới đây là quy trình các bước cơ bản khi thực hiện châm cứu để chữa mất ngủ cơ bản bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh về liệu pháp châm cứu và dặn dò một số vấn đề liên quan cần chuẩn bị.
- Bước 2: Thăm khám, đánh giá mức độ mất ngủ, tìm ra nguyên nhân để xây dựng phác đồ trị liệu châm cứu phù hợp.
- Bước 3: Thực hiện châm cứu:
- Châm kim: Xác định đúng vị trí cần châm, ngón trỏ và cái của tay trái ấn vào để làm căng da, tay phải câm châm đâm nhanh vào vùng da tại huyệt. Giữ châm tại chỗ và từ từ đẩy vào tới huyệt, kích thích kim cho đến khi có cảm giác đắc khí (có cảm giác nặng, căng tức nhẹ nhưng không đau).
- Kích thích huyệt bằng máy điện châm: Để phát huy tốt nhất, bạn sẽ được thực hiện thêm 1 bước là kích thích huyệt bằng máy điện châm. Khởi động máy và set up tần số bổ – tả (bổ từ 1 – 3Hz, tả từ 5 – 10Hz), chỉnh cường độ tăng dần từ 0 – 150 microAmpe tùy theo khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Thời gian điện châm tốt nhất là từ 20 – 30 phút.
- Bước 4: Rút kim từ từ ra khỏi huyệt và lau sạch, sát trùng vùng huyệt vừa châm.
- Bước 5:
- Người bệnh lưu lại bệnh viện khoảng 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe sau châm cứu. Nếu không có bất thường có thể ra về.
- Trường hợp có bất thường như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, vã mồi hơi như tắm, sắc mặt tái nhợt, mạch đập nhanh… sẽ được lau mồ hôi, ủ ấm, cho uống nước đường nóng và nghỉ ngơi tại chỗ. Kết hợp day xoa các huyệt như Nội quan, Thái dương và theo dõi chỉ số mạch, huyết áp.
Lưu ý:
- Một liệu trình châm cứu chữa mất ngủ thường kéo dài từ 20 – 30 phút;
- Số lần châm cứu trong một liệu trình có thể khoảng 2 – 3 lần hoặc trên 10 lần dựa vào tùy theo mức độ bệnh;
Những lưu ý cần biết khi châm cứu trị mất ngủ
Châm cứu là liệu pháp Đông y chữa mất ngủ hiệu quả và được công nhận chính thức, áp dụng rộng rãi trong y học. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu từ phương pháp này và tránh những rủi ro không cần thiết, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi bệnh nhân mất ngủ sẽ có mức độ bệnh khác nhau nên phác đồ điều trị cũng khác nhau. Do đó chỉ được thực hiện lộ trình châm cứu khi đã được thăm khám, chẩn đoán kỹ lưỡng bởi thầy thuốc, bác sĩ Đông y có kinh nghiệm.
- Kiên trì tuân thủ lộ trình thực hiện theo chỉ định, không nên bỏ ngang giữa chừng vì phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
- Có thể hợp châm cứu với một số liệu pháp điều trị Đông y khác để tăng hiệu quả như bấm huyệt, ngâm chân thảo dược, uống các bài thuốc phối ngũ dược liệu trị mất ngủ…
- Tuyệt đối không nên tự châm cứu tại nhà nếu không có kiến thức, chuyên môn về châm cứu để tránh những rủi ro khó lường. Cách tốt nhất là lựa chọn cơ sở uy tín, được cấp giấy phép hoạt động, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm về liệu pháp này.
- Chống chỉ định đối với những người có tiền sử/ đang bị tiểu đường, chấn thương, viêm ruột thừa, bất ổn về tâm lý, đang kích động, có hành vi quấy phá…
- Tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ trước, trong và sau khi thực hiện châm cứu để đạt hiệu quả tối đa. Thường là không ăn quá no hoặc sử dụng rượu bia trước khi châm cứu.
- Đồng thời, kết hợp với một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, điều chỉnh thói quen sinh hoạt điều độ, vận động rèn luyện thể chất thường xuyên và duy trì trạng thái tinh thần tích cực để thư giãn đầu óc, thể trạng khỏe mạnh, đẩy lùi và phòng ngừa tái phát mất ngủ.
Gợi ý một số địa chỉ châm cứu chữa mất ngủ uy tín, chất lượng
Kỹ thuật châm cứu đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề và chuyên môn cao, có đầy đủ dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Do đó, chỉ nên chọn những cơ sở uy tín, chất lượng và được cấp giấy phép hoạt động. Nếu vẫn chưa biết địa chỉ nào tốt nhất, hãy thử tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường: Địa chỉ số Số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh và Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc: Địa chỉ số B31, ngõ 70, đường Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội và số 145, đường Hoa Lan, P.2, Quận Phú Nhuận, Tp HCM.
- Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM: Số 179 – 187 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TpHCM hoặc 218K Trần Hưng Đạo B, phường 11, Quận 5, TPHCM.
- Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: Số 29, Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Khoa YHCT – Bệnh viện 30-4: Số 9, đường Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
- Khoa YHCT – Bệnh viện Thống Nhất: Số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
- Viện Y Dược Học Dân tộc TPHCM: Số 273 – 275, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM.
- Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Số 49 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Nhìn chung, chữa mất ngủ bằng châm cứu cũng là phương pháp được nhiều người ưa chuộng chọn lựa vì sở hữu nhiều ưu điểm. Nhưng chữa bệnh cần có lộ trình nhất định, qua các bước thăm khám kỹ lưỡng và đánh giá sức khỏe mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế Đông y uy tín để đạt kết quả đều trị như mong đợi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Hướng Dẫn Chi Tiết 9 Cách Hít Thở Chữa Mất Ngủ Rất Hiệu Quả
- TOP 8 Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Bằng Đông Y Hiệu Quả Tốt Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!