Châm Cứu Chữa Viêm Khớp Có Tốt Không? Cần Lưu Ý Gì?
Châm cứu chữa viêm khớp là phương pháp khá phổ biến giúp giảm nhanh cơn đau đồng thời đả thông kinh mạch, hạn chế việc phụ thuộc vào thuốc. Tuy nhiên cách làm này thực hiện cụ thể ra sao, cần lưu ý gì khi thực hiện. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Châm cứu chữa viêm khớp có tốt không?
Thuật châm cứu xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, dưới sự phát triển của Y học cổ truyền phương Đông thì cách chữa bệnh này được bảo tồn và phát triển mạnh cho đến tận ngày nay. Có thể nói châm cứu là cách chữa bệnh kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đông y và Tây y hiếm hoi được tổ chức y học thế giới WHO công nhận hiệu quả chữa bệnh.
Bản chất của châm cứu là việc dùng các loại kim châm và sức nóng của chúng tác động lên những huyệt đạo nhất định để tạo ra phản ứng với cơ thể. Với chứng viêm khớp, nếu được châm cứu đúng cách người bệnh sẽ giảm hiện tương cơ co rút, giảm đau nhanh và kích thích sản xuất dịch nhầy tại khớp để phục hồi các khớp bị tổn thương.
Theo Y học cổ truyền, nguồn gốc của những cơn đau khớp là do những dòng khí năng lượng chạy trong người bị tắc nghẽn, ứ đọng gây mất cân bằng âm dương. Việc cần làm lúc này là phải đả thông kinh mạch thì mới trị được tận gốc của bệnh.
Không những thế, trong quá trình châm cứu sẽ tác động lên các dây thần kinh giao cảm làm giảm huyết áp, cân bằng nhịp tim và toàn bộ hệ cơ bắp được thả lỏng, thư giãn. Đối với những người bị chứng đau khớp hành hạ vào ban đêm gây mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược thì đây là cách giải quyết hiệu quả.
Các biện pháp châm cứu thường dùng
Mỗi biện pháp châm cứu chữa viêm khớp sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau, cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để có lựa chọn phù hợp.
- Thủy châm: Còn có tên gọi khác là tiêm thuốc vào huyệt. Đây là cách chữa viêm khớp kết hợp cả Đông y và Tây y được nhiều thầy thuốc áp dụng. Cách làm là đưa một lượng dược chất nhất định vào cơ thể thông qua việc châm kim vào các huyệt đạo. Cách làm này sẽ khiến dẫn xuất của thuốc tác động, hấp thụ nhanh đến cơ thể hơn là việc tiêm dưới bắp, dưới da. Thủy châm chỉ dùng một lượng thuốc nhỏ nhưng mang lại hiệu quả tương đương 1 lượng thuốc lớn giúp người bệnh giảm thiểu được tác dụng phụ của thuốc.
- Điện châm: Là sự kết hợp giữa dòng điện của Y học hiện đại và châm cứu. Có 4 dòng điện thường dùng để điện châm là dòng điện 1 chiều đều, dòng diện xung tần số có điện thế thấp, điện trường tĩnh và các dòng điện cao tần số. Sau khi thăm khám và xác định cụ thể mức độ bệnh hiện tại người bệnh sẽ được chỉ định dòng điện phù hợp. Sau khi dùng kim châm theo đúng thủ thuật thì bác sĩ sẽ tiến hành cho cực điện tiếp xúc với kim nhằm dẫn điện thẳng vào các tổ chức tế bào của cơ thể.
- Cấy chỉ: Nếu bị sợ hãi hoặc ám ảnh với các loại kim châm thì bạn có thể chuyển sang cấy chỉ. Đây là biện pháp dùng chỉ khâu phẫu thuật vi (chỉ tự tiêu) cấy ghép vào huyệt vị để tăng sinh các chất giúp giảm đau, tăng cường miễn dịch. Với ưu điểm không gây đau, chảy máu và mang lại hiệu quả lâu dài (mỗi lần cấy chỉ sẽ có tác dụng trong khoảng 15 – 20 ngày) nên phương pháp này được nhiều người lựa chọn.
Những đối tượng không nên châm cứu
- Bệnh nhân viêm khớp có tiền sử bị tiểu đường
- Bệnh nhân đang bị đau bụng nhưng chưa rõ nguyên nhân
- Người bệnh mới ốm dậy, thể trạng suy kiệt, thiếu máu khi châm cứu dễ bị sốc.
- Không châm cứu khi ăn quá no hoặc quá đói
- Phụ nữ mang thai cân nhắc kỹ lưỡng, báo trước về tình trạng thai nghén với bác sĩ trước khi quyết định châm cứu.
- Không châm lên những vùng da đang bị viêm, vết thương hở, da đã bị chai sạn
- Bệnh nhân cần giữ tâm lý bình tĩnh, không nên quá lo lắng hoặc căng thẳng sẽ khiến các cơ bị co thắt, cảm giác đau sẽ tăng lên rất nhiều, châm cứu dễ xảy ra biến chứng không mong muốn.
- Thời gian mỗi lần châm cứu không cố định, phụ thuộc vào sự tiếp thu và kích thích lại của từng người bệnh. Một ngày có thể châm 1 lần nhưng nếu quá đau có thể châm nhiều lần.
- Bạn có thể đề nghị bác sĩ thay đổi vị trí các huyệt nếu phải châm cứu dài ngày để tránh bị đau nhức, khó chịu.
- Giống như tất cả các phương pháp khác, châm cứu cũng có những rủi ro nhất định như chảy máu, gãy kim khi đang châm, người bệnh choáng, buồn nôn, chóng mặt… nếu thấy những phản ứng bất thường của cơ thể hãy báo bác sĩ để ngừng châm ngay lập tức.
Châm cứu thực sự có hiệu quả với người mắc chứng viêm khớp tuy nhiên nếu làm không đúng cách sẽ gây chảy máu, tệ hơn là châm trúng mạch máu sẽ gây tê liệt dọc theo đường đi của dây thần kinh. Vì thế, hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với bác sĩ châm cứu giỏi để việc chữa bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin dưới đây để được hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!