Tìm Hiểu Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị ít xâm lấn, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đem lại kết quả điều trị tối ưu. Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn, giảm nguy cơ phẫu thuật và các rủi ro tai biến khó lường.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần hiệu quả không?
Sóng cao tần hay còn được gọi là sóng siêu âm, sóng radio… (Radiofrequency ablation RFA). Đây là dạng sóng âm thanh với bước sóng trong khoảng 20 MHz trở lên. Chữa thoát vị đĩa đệm thường sẽ dùng bước sóng từ 200 – 1200 MHz, sau đó tác động trực tiếp lên vùng cột sống đĩa đệm bị tổn thương.
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm để châm trực tiếp vào trong khối nhân nhầy đĩa đệm, đốt cháy thu nhỏ khối này bằng nguồn nhiệt 40 – 70 độ C. Sau đó áp lực từ sóng cao tần sẽ tạo ra áp lực nhằm thu nhỏ và đẩy khối nhân nhầy thoát vị dịch chuyển trở về vị trí ban đầu.
Đồng thời, với khả năng làm phân hủy bốc hơi một phần nhân nhầy đĩa đệm, khối thoát vị co lại làm giảm áp lực nội đĩa đệm, giảm chèn ép (đối với trường hợp khối thoát vị nhỏ).
Ngoài ra, sóng cao tần còn hỗ trợ cân bằng các rối loạn hóa học, vật lý tại vị trí thoát vị, giải phóng chèn ép các rễ dây thần kinh và giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì khó chịu tay chân nhanh chóng.
Theo đánh giá, phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có thể chữa khỏi đến 80% đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ.
Ưu – nhược điểm khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Bản chất của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần tương tự như phẫu thuật, giải phóng các khối chèn ép ở xung quanh nhằm cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng vận động. Nhưng 2 phương pháp này lại có những điểm khác nhau rõ rệt, trong đó:
- Sóng cao tần chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ và ít xâm lấn;
- Phẫu thuật ngoại khoa lại được áp dụng cho những trường hợp tổn thương thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và phải xâm lấn nhiều (đối với mổ hở);
Tuy ít xâm lấn và khá an toàn, nhưng cũng như bất kỳ phương pháp điều trị nào khác, chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cũng tồn tại một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Xâm lấn ít, không cần phải rạch da và chỉ cần gây tê tại chỗ để giảm cảm giác khó chịu, đau nhức;
- An toàn, gần như không gây ra biến chứng nào nguy hiểm;
- Giúp bảo tồn cấu trúc và chức năng đĩa đệm tự nhiên;
- Thời gian thực hiện ngắn, chỉ mất khoảng 20 phút là người bệnh có thể ra về và quay trở lại công việc, sinh hoạt như bình thường;
- Tỷ lệ thành công cao hơn 80% tùy từng trường hợp và giảm thiểu nguy cơ tái phát;
Nhược điểm
- Đòi hỏi phải thực hiện ở những bệnh viện lớn có máy móc, trang thiết bị hiện đại;
- Chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu vừa khởi phát, chưa có biến chứng;
- Chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần tương đối cao, thường rơi vào khoảng 30 triệu đồng/ ca thực hiện;
- Hiệu quả không tuyệt đối, còn tùy thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của từng người bệnh;
- Vẫn có nguy cơ tái phát bệnh trở lại nếu không chăm sóc phục hồi đúng cách;
Chỉ định và chống chỉ định
Theo các chuyên gia, phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần tuy hiệu quả và tương đối an toàn, nhưng không phải ai cũng áp dụng được. Cụ thể về chỉ định và chống chỉ định như sau:
Chỉ định
Chỉ áp dụng cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1&2, mức độ bệnh nhẹ và chưa có các triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc biến chứng phức tạp;
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gây phồng lồi đĩa đệm nhưng lớp màng bao xơ chưa bị rách, lớp nhân nhầy chưa bị khô và mất nước;
- Những trường hợp muốn cải thiện cơn đau nhức cột sống, đĩa đệm đơn thuần, kèm theo tê bì tay chân, cứng khớp cổ tay, chân, vai, lưng…;
- Áp dụng cho những người đã điều trị nội khoa kéo dài từ 6 tuần trở lên nhưng không hiệu quả;
- Không kèm theo các biến chứng hay bệnh lý cột sống khác;
Chống chỉ định
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng ở giai đoạn 3&4, kích thước và khối lượng nhân nhầy lớn;
- Lớp bao xơ đã nứt, rách và gây ra nhiều biến chứng về rối loạn cảm giác, rối loạn chi, giảm khả năng vận động;
- Người đã từng có các chấn thương nghiêm trọng ở cột sống hoặc có tiền sử mắc các bệnh về cột sống khác như hẹp ống sống cổ, dị dạng cột sống, cong vẹo cột sống, ung thư cột sống…;
Ngoài ra, để đưa ra chỉ định về việc nên hay không nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần hay không, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố khác như thể trạng sức khỏe, tuổi tác, mong muốn của bệnh nhân… Do đó, tốt nhất người bệnh cần đến các bệnh viện chuyên khoa lớn để được thăm khám chẩn đoán và đưa ra tư vấn phù hợp nhất.
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Để đạt hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm tối ưu, cần đảm bảo quy trình thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế. Quy trình cụ thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra sàng lọc
Thăm khám lâm sàng là bước quan trọng không thể bỏ qua nhằm kiểm tra thể trạng, sàng lọc sức khỏe và xác định mức độ tổn thương thoát vị đĩa đệm, test kiểm tra chức năng vận động… để đưa ra chỉ định về sử dụng sóng cao tần.
Ngoài ra, một số xét nghiệm hình ảnh cũng được chỉ định thực hiện tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể:
- Chụp X quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan
- Đo điện từ cơ thể đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh;
Khi đã nắm rõ thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho người bệnh về phương pháp sóng cao tần, ưu nhược điểm, cách thực hiện, chi phí và những điều cần lưu ý trước khi thực hiện. Chẳng hạn như:
- Kiêng tuyệt đối rượu bia, các chất kích thích nói chung ít nhất trong 1 tuần trước khi áp dụng biện pháp này;
- Ngưng sử dụng các loại thuốc chống đông máu;
- Ăn uống đủ chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng và duy trì cân nặng phù hợp trước khi thực hiện để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu;
- Duy trì tinh thần ổn định, lạc quan và tích cực;
Bước 2: Chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Trình tự các bước điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cụ thể như sau:
- Đầu tiên, tiến hành gây tê cục bộ ngay tại vị trí đĩa đệm tổn thương nhằm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu trong quá trình thực hiện;
- Tiếp theo, tiêm một ống chứa sóng cao tần trực tiếp vào vị trí đĩa đệm tổn thương thông qua da;
- Sau đó, đưa nguồn nhiệt (khoảng 40 – 70 độ) được điều chỉnh từ từ và tác động sâu vào bên trong đĩa đệm tổn thương;
- Cuối cùng, rút kim và dán băng che vết chọc kim lại;
Đặc điểm của quá trình này chính là người bệnh vẫn tỉnh táo và cảm nhận được sự thuyên giảm của các triệu chứng ngay trong và sau khi thực hiện. Sau khi hoàn thành, khối nhân nhầy sẽ được thu nhỏ lại và đẩy về vị trí ban đầu.
Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần tương đối nhanh chóng, chỉ mất khoảng 30 phút là hoàn thành. Sau đó, bệnh nhân sẽ phải ở lại bệnh viện để được theo dõi ít nhất 2 tiếng, nếu không gây ra bất kỳ bất thường gì, người bệnh sẽ được hẹn lịch tái khám và ra về ngay trong ngày.
Cách chăm sóc phòng ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm sau điều trị
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ, y tá hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc và nghỉ dưỡng sau khi can thiệp chữa bằng sóng cao tần để sớm đẩy lùi bệnh, phòng ngừa tái phát dài lâu. Cụ thể với những lưu ý sau:
- Tuy sau can thiệp, người bệnh có thể sinh hoạt, đi lại bình thường nhưng cần đảm bảo nhẹ nhàng, tránh thực hiện các vận động mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến vùng đĩa đệm cột sống đang hồi phục.
- Tránh tự chạy xe máy trong ít nhất 1 tháng sau can thiệp để tránh tạo áp lực cho cột sống, gây ảnh hưởng đến tiến độ hồi phục.
- Mỗi ngày đều phải thực hiện các bài tập hỗ trợ cải thiện chức năng xương khớp và duy trì sự ổn định cấu trúc cột sống, đĩa đệm.
- Thực hiện các tư thế sinh hoạt, đi lại chuẩn xác như đi, đứng, ngồi, nằm… sao cho thoải mái và vẫn phù hợp, tránh gây áp lực lên cột sống đĩa đệm.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là các chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp nói chung để phòng ngừa tái phát hiệu quả.
- Tránh xa các chất kích thích càng sớm càng tốt, nhất là rượu bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ bùng phát tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa, đẩy nhanh sự phục hồi tái tạo sụn khớp, chức năng đĩa đệm.
- Duy trì cân nặng phù hợp, tránh ăn quá nhiều, nhất là các loại thực phẩm giàu calo, chất béo vì dễ gây thừa cân béo phì.
- Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi tiến triển tổn thương và có những chỉ định điều trị thay đổi phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp đem lại hiệu quả cao và tương đối lành tính, an toàn cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này được. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.
THAM KHẢO THÊM
- Phương Pháp Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Tế Bào Gốc Hiệu Quả
- Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Khỏi Nhanh?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!