Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm ở người già xảy ra phổ biến và gần như không thể tránh khỏi do ảnh hưởng từ lão hóa. So với người trẻ tuổi, các triệu chứng ở người già khá phức tạp, dễ phát sinh biến chứng nghiêm trọng và cột sống khó phục hồi hơn.

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Thoát vị đĩa đệm ở người già là căn bệnh xương khớp phổ biến và có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già

Có nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến cột sống đĩa và tăng nguy cơ khởi phát thoát vị đĩa đệm ở người già như: 

  • Thực hiện sai tư thế trong thời gian dài khiến xương khớp nhanh chóng suy yếu và gây thoát vị đĩa đệm khi về già.
  • Thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, dẫn đến thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương khi lao động nặng, gặp tai nạn giao thông, té ngã… khiến đĩa đệm bị tổn thương hoặc vỡ.
  • Một số yếu tố khác: Lười vận động hoặc nghiện chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… trong nhiều năm khiến hệ xương khớp suy yếu, dễ mắc bệnh về cột sống.

Dấu hiệu thường gặp ở người cao tuổi bị thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia, người già bị thoát vị đĩa đệm thường có tính chất phức tạp hơn so với người trẻ. Thay vì chỉ có 1 vị trí đĩa đệm bị thoát vị, thì người lớn tuổi lại có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm đa tầng, xuất hiện đồng thời ở cả 2 vị trí là đốt sống cổ và lưng.

Tùy theo mỗi vị trí sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau như:

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Người già thường bị thoát vị đĩa đệm đa tầng với các triệu chứng nặng và nghiêm trọng hơn so người trẻ tuổi

Đối với thoát vị đốt sống cổ

  • Đau nhức vùng cổ, vai, gáy;
  • Cơn đau lan xuống cả hai bên bả vai, dần xuống cả cánh tay, bàn tay, ngón tay;
  • Gây cảm giác ngứa ran, tê bì, châm chích như kiến cắn; 
  • Kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, dễ mất thăng bằng khi di chuyển…; 
  • Suy giảm chức năng vận động, dễ bị căng cơ, cứng khớp, nhất là vào buổi sáng; 

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

  • Xuất hiện những cơn đau nhức, nhói lên từng cơn ở vùng cột sống thắt lưng; 
  • Nhanh chóng lan xuống hông, mông, 2 đùi và cả 2 chân; 
  • Kèm theo cảm giác tê bì, ngứa ran và khó cử động bàn chân, các ngón chân;
  • Gặp khó khăn khi di chuyển, tư thế đi lại bất thường, khập khiễng, không thẳng hàng; 
  • Rối loạn cơ thắt gây mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện, thường xuyên bị táo bón; 

Với những người bị thoát vị đĩa đệm đa tầng, sẽ xuất hiện đồng thời cả 2 nhóm triệu chứng trên. Bệnh lý này được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, phức tạp, đau nhức dữ dội, có nguy cơ biến chứng cao và quá trình điều trị cũng phức tạp hơn rất nhiều. 

Biến chứng thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Sự suy giảm chức năng xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng ở người già là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời, đúng cách. Việc mắc bệnh trong độ tuổi này sẽ gây: 

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Thoát vị đĩa đệm ở người già gây ra các biến chứng như đau thần kinh tọa, giảm vận động, thiếu máu não…
  • Kéo theo nhiều bệnh lý khác như trượt đốt sống, phồng lồi hoặc xẹp đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa…; 
  • Suy giảm chức năng vận động, tàn phế, bại liệt vĩnh viễn; 
  • Tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm khác như thiếu máu não, đột quỵ, tai biến, thậm chí tử vong…; 

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở người già 

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở người già thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thông qua các bài tập vận động và xét nghiệm hình ảnh. Cụ thể như sau: 

Bài test kiểm tra phản xạ của cơ thể

  • Kiểm tra phản xạ đầu gối bằng cách gõ búa cao su, nếu có biểu hiện giật nhẹ hoặc duỗi thẳng da rất có thể là do thoát vị đĩa đệm; 
  • Đột ngột hạ thấp người để xem có bị đau hay không; 
  • Kéo cẳng chân khi đang nằm ngửa để đánh giá cơn đau; 
  • Kiểm tra phản xạ Hoffman, được thực hiện bằng cách người đứng đối diện người bệnh, kéo mạnh ngón tay áp út, nếu không có cảm giác gì rất có thể là do dây thần kinh cột sống cổ đã bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm; 

Chẩn đoán hình ảnh

Có 3 phương pháp hình ảnh chụp chiếu chẩn đoán thoát vị đĩa đệm phổ biến gồm: 

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở người già thông qua triệu chứng lâm sàng, bài test vận động và xét nghiệm hình ảnh
  • Chụp X quang: Hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều được áp dụng chẩn đoán bằng chụp X quang. Hình ảnh X quang thể hiện rất rõ cấu trúc cột sống, thông qua đó bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát thấy các tổn thương như cong vẹo cột sống, hẹp gian đốt sống, phồng lồi đĩa đệm, tam chứng Barr (mất ưỡn cột sống…)… giúp gián tiếp xác định vị trí và đánh giá mức độ thoát vị đĩa đệm. 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp tân tiến có độ chính xác cao nhằm để đoán thoát vị đĩa đệm. Hình ảnh MRI cho phép xác định chính xác vị trí, hình thái, số tầng và mức độ thoát vị đĩa đệm. 
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan: Những trường hợp trong cơ thể có dị vật kim khí hoặc không thể chụp MRI được sẽ phải chẩn đoán thay thế bằng CT Scan. 

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cho người già hiệu quả 

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm cho người lớn tuổi thường được kết hợp bởi các phương pháp sau: 

1. Dùng thuốc Tây 

Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cho người già là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ, rủi ro khó lường cho sức khỏe nếu lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định.

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Dùng thuốc theo đúng phác đồ thuốc trị thoát vị đĩa đệm cho người già

Một số loại thuốc được chỉ định phổ biến như: 

  • Nhóm thuốc giảm đau, thường là Paracetamol;
  • Nhóm thuốc chống viêm như chống viêm không steroid dạng viên uống (như Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Etoricoxib, Celecoxib…) hoặc chống viêm steroid dùng tại chỗ (thuốc Cortioid), được tiêm ngoài màng cứng như methyl prednisolon acetate hoặc hydrocortison acetat;
  • Nhóm thuốc giãn cơ có tác dụng điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm tác dụng chậm như thuốc ức chế IL1 (diacerin 50mg), Piascledine 300mg hoặc Glucosamine sulfate và Chondroitin sulfate…; 
  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh, chủ yếu dùng cho trường hợp người già bị thoát vị đĩa đệm mức độ nặng do chèn ép lên dây thần kinh tọa. Một vài loại phổ biến như Gabapentin, Pregabalin, Mecobalamin hoặc các loại vitamin nhóm B…;

Tham khảo ngay: 5 Thuốc Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hàn Quốc Hiệu Quả, Giá Tốt

2. Vật lý trị liệu 

Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp quan trọng trong phác đồ điều trị. Cách này giúp tác động tích cực đến cơ xương khớp, tự chữa lành đĩa đệm bị tổn thương và cử động linh hoạt, dễ dàng hơn.

Vật lý trị liệu được phân chia làm nhiều dạng khác nhau như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, nắn chỉnh cột sống Chiropractic, kéo giãn cột sống hoặc các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm

Tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình thực hiện riêng cho phù hợp. Đối với người già bị thoát vị đĩa đệm, quá trình vật lý trị liệu thường gồm các biện pháp sau:

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm cho người già đem lại hiệu quả cao, an toàn không xâm lấn

# Kéo giãn cột sống 

Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng làm giãn các cơ khớp, giảm đau cột sống nhờ cơ chế giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, giảm áp lực nội đĩa đệm và hỗ trợ đẩy đĩa đệm về vị trí ban đầu. Đồng thời, tăng sức mạnh và ổn định sự cân bằng của hệ thống dây chằng, cải thiện chức năng vận động linh hoạt.  

# Phương pháp Chiropractic

Đây là phương pháp nắn chỉnh cột sống thông qua tác động lực bằng tay, điều chỉnh vị trí đĩa đệm, cột sống bị lệch. Thông qua đó, các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng, giảm áp lực căng thẳng, đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, tăng cường tuần hoàn máu giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. 

# Nhiệt trị liệu 

Đối với người lớn tuổi, áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu càng đơn giản càng tốt vì sự hạn chế về mặt sức khỏe. Trong đó, nhiệt trị liệu là biện pháp hiệu quả nên thực hiện.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tác động nhiệt lên vị trí đĩa bị tổn thương nhằm mục đích giãn cơ, giãn mạch máu, tăng tuần hoàn và giảm đau, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, 

Có nhiều nguồn nhiệt được đánh giá cao trong việc chữa thoát vị đĩa đệm cho người già như chườm nóng, đắp paraffin 450 độ C, chiếu đèn hồng ngoại… Tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia để thực hiện hiệu quả, an toàn.

3. Mẹo chữa bằng thảo dược tự nhiên

Người lớn tuổi bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa dân gian, sử dụng thảo dược tự nhiên để trị bệnh. Cách chữa này được ông cha ta áp dụng từ xa xưa, khi y học hiện đại chưa phát triển và được ghi nhận hiệu quả tích cực, an toàn và lành tính với cơ thể, không gây tác dụng phụ.

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Lá lốt, ngải cứu, xương rồng… là những mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm ở người già hiệu nghiệm, lành tính

Một số thảo dược chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả như:

  • Ngải cứu: Loại thảo dược này có tính ấm, mùi nồng đặc trưng có tác dụng chống thấp, giảm đau, kháng viêm, tăng cường tuần hoàn máu. Dùng ngải cứu tươi, rửa sạch và sao với rượu trắng. Dùng hỗn hợp này để chườm lên vị trí đau nhức 15 – 20 phút, ngày chườm 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Xương rồng: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng là mẹo cực kỳ hiệu quả. Do trong xương rồng chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm. Dùng vài bẹ xương rồng tươi, gọt bỏ gai nhọn, đập dập, sao nóng với muối rồi chườm lên cột sống đau nhức. 
  • Lá lốt: Lá lốt có tính ấm, tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và tán hàn, đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Dùng lá lốt tươi, rửa sạch và sao nóng với muối hột. Đổ hỗn hợp này ra khăn rồi chườm lên vùng cột sống bị đau. 

Lưu ý, các mẹo này chỉ phù hợp với những người già bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ và không có biến chứng. 

4. Can thiệp phẫu thuật 

Người lớn tuổi bị thoát vị đĩa đệm ít được chỉ định can thiệp phẫu thuật vì rủi ro gây biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm để ngăn chặn biến chứng liệt chi, tàn phế nghiêm trọng. Đồng thời giảm các triệu chứng bệnh và phục hồi chức năng.

Hiện nay, có 2 phương pháp mổ chính là mổ hở truyền thống và mổ nội soi. Tùy theo tình trạng cụ thể, nhu cầu mong muốn và điều kiện kinh tế mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp thích hợp. 

Phòng ngừa và giảm biến chứng thoát vị đĩa đệm ở người già 

Đối với người lớn tuổi, thoát vị đĩa đệm hay bất kỳ bệnh lý xương khớp nào cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để giảm thiểu mức độ biến chứng nặng khi mắc bệnh cũng như phòng ngừa tần suất tái phát các triệu chứng, người cao tuổi cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học, lành mạnh mỗi ngày.  

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Tích cực vận động tập luyện thể dục, vừa sức và điều độ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

1. Vận động tích cực

Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là giải pháp tốt nhất giúp người già có một sức khỏe xương khớp khỏe mạnh, vận động linh hoạt. Đối với người lớn tuổi, nên ưu tiên những bộ môn nhẹ nhàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao như yoga, thái cực quyền, đi bộ, đạp xe… 

ĐỌC NGAY: Các Bài Tập Khí Công Chữa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Đơn Giản, Hiệu Quả

2. Chế độ ăn uống

So với tuổi trẻ, người già cần có một thực đơn ăn uống phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Đồng thời lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Đáp ứng nhu cầu năng lượng vừa đủ khoảng 1700 – 1900kcal/ ngày, mức này giảm khoảng 20% so với người trẻ. 
  • Giảm nhu cầu ăn thịt, các chất béo và muối, thay vào đó nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi như hải sản (tôm, cá, cua, hàu…), giàu protein (đậu phụ, đậu đỗ, hạt mè…)
  • Về chất béo, sử dụng đồng thời cả dầu thực vật và động vật với tỷ lệ cân bằng để đảm bảo tốt cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. 
  • Giảm lượng tinh bột, các loại gia vị muối, đường, các loại thực phẩm lên men như dưa cà muối chua, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá…
  • Tăng cường sử dụng đa dạng các loại rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, đậu hạt giàu vitamin khoáng chất… có lợi cho sức khỏe xương khớp nói chung. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, trung bình khoảng 1.5 – 2 lít nước và uống đều vào các thời điểm trong ngày, không nên đợi khát mới uống. 

3. Chế độ sinh hoạt

Người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt khoa học và điều độ đúng giờ để phòng ngừa các bệnh về tổn thương cột sống cùng nhiều bệnh lý khác. 

  • Sinh hoạt có giờ giấc, ngủ sớm, tránh thức khuya, buổi trưa nên ngủ khoảng 15 phút và thức dậy sớm để tập thể dục. 
  • Duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, tích cực, tránh stress, căng thẳng hoặc các tổn thương tinh thần ở độ tuổi này vì càng làm tăng nặng nguy cơ phát sinh bệnh tật. 
  • Tránh thực hiện các động tác bưng bê, khuân vác vật nặng quá sức hay chơi những bộ môn thể thao đòi hỏi sức mạnh cơ bắp. 
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác để tránh gây tổn hại đến sức khỏe. 

4. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ là bước quan trọng đối với bất kỳ ai, đặc biệt là với người lớn tuổi. Theo khuyến cáo, người cao tuổi nên định kỳ thăm khám sức khỏe ít nhất 3 tháng/ lần, nhất là với những người có tiền sử bệnh nền, bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống

Chứng thoát vị đĩa đệm ở người già là căn bệnh phức tạp, dễ biến chứng và gần như không thể điều trị khỏi dứt điểm hoàn toàn. Do đó, bản thân người bệnh cần chủ động thăm khám sớm và tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp các biện pháp chăm sóc tích cực hàng ngày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger