3 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Lốt Tại Nhà Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là cách điều trị bệnh được lưu truyền theo dân gian. Thảo dược này có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng nhờ đặc tính kháng viêm.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt liệu có tốt không?

Lá lốt trong là vị thuốc có mùi thơm nồng, tính ấm và vị cay; tác dụng khu phong tán hàn, làm ấm ấm bụng, ấm chân tay. Thảo dược này cũng giúp trị cảm lạnh, chữa phong thấp và hạ sốt rất hiệu quả.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt được xem là phương pháp phổ biến hiện nay
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Theo Y học hiện đại, lá lốt chứa các thành phần gồm:

  • Flavonoid
  • Alkaloid
  • Benzyl axetat
  • Tinh dầu chứa Beta-caryophylen

Những hoạt chất trên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Đồng thời giúp loại bỏ nhanh nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus như: Phế cầu D. pneumoniae, C. diphtheriae, B. subtilis, H. pertussis, tụ cầu, Streptococcus hay E.Coli,…

Việc chế biến và sử dụng các bài thuốc từ lá lốt đem đến nhiều lợi ích cho người bệnh mắc viêm mũi dị ứng. Ví dụ như:

  • Cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm tại chỗ như: Sổ mũi, ngứa mũi hay ngạt mũi,…
  • Giúp dẫn lưu dịch viêm trong mũi, loại bỏ dịch và làm khô niêm mạc mũi tốt hơn.
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bội nhiễm xuất hiện.

Dựa trên những lợi ích mà loại cây này mang lại, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi chữa viêm mũi dị ứng tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần chế biến và sử dụng đúng cách, khoa học để đạt được hiệu quả như mong đợi.

3 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt đúng cách

Có nhiều bài thuốc từ lá lốt giúp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, an toàn. Dưới đây là những bài thuốc được ứng dụng rộng rãi:

1. Xông hơi lá lốt trị viêm mũi dị ứng

Xông hơi được xem là phương pháp phổ biến nhất và giúp giữ nguyên được tinh chất quý. Mẹo nhỏ này sử dụng nước ở nhiệt độ cao để tách các hoạt chất trong lá lốt thành hơi nước.

Sau đó, bạn có thể lợi dụng sự khuếch tán trong không khí vào khoang mũi, thẩm thấu vào niêm mạc và cho tác dụng trị liệu ngay sau đó.

Xông hơi lá lốt trị viêm mũi dị ứng
Xông hơi lá lốt trị viêm mũi dị ứng là cách chữa bệnh đơn giản, giúp thông thoáng mũi xoang

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và để ráo nước
  • Đun sôi khoảng 1 lít nước, sau đó bạn vò dập lá lốt rồi thả vào, đun thêm 5 phút, thêm 1 chút muối hạt và khuấy đều
  • Đổ nước sắc lá lốt ra chậu nhỏ và dùng khăn bông trùm đầu
  • Tiến hành xông hơi mũi trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi xông, người bệnh nên xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ dịch viêm.
  • Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa mũi lại với nước muối sinh lý là được.

Chỉ nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng dị ứng.

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt sắc thuốc

Uống nước sắc lá lốt tuy giúp khắc phục nhanh triệu chứng tại mũi nhưng lại đem đến tác động tích cực toàn diện trên cơ thể.

Theo các nghiên cứu, việc uống nước sắc lá lốt giúp cải thiện viêm mũi dị ứng, trị căn nguyên. Đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa rất tốt các bệnh đường hô hấp. Ví dụ như viêm mũi dị ứng, viêm họng hoặc viêm đường hô hấp cấp,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá lốt tươi đem rửa sạch, bạn nên ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vò nát lá lốt.
  • Đun sôi lá lốt với khoảng 400ml nước khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước thuốc thu được và chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Người bệnh nên uống ngay khi thuốc còn ấm để cơ thể hấp thụ các tinh chất tốt hơn.

Lưu ý không nên quá lạm dụng và thay thế nước lọc bằng nước lá lốt. Người bệnh lưu ý vẫn uống đủ từ 2 lít nước/ngày nhé!

3. Điều chế thuốc nhỏ mũi tự nhiên từ lá lốt

Thuốc nhỏ mũi được xem là một trong những sản phẩm được ưa chuộng rất nhiều khi mắc các bệnh lý liên quan đến tai – mũi – họng. Nếu bạn lo lắng cơ thể không dùng được thuốc kháng sinh thì có thể tự điều chế lọ nhỏ mũi từ lá lốt rất đơn giản.

Các tinh chất có trong lá lốt sẽ có công dụng kháng viêm, cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng như phù nề, hắt hơi, sổ mũi, hoặc ngứa mũi,… Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt cẩn trọng, đảm bảo quá trình chế biến diễn ra vệ sinh để hạn chế tối đa nguy cơ bội nhiễm tại mũi.

Điều chế thuốc nhỏ mũi tự nhiên từ lá lốt
Thuốc nhỏ mũi tự nhiên từ lá lốt giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu

Cách thực hiện:

  • Chọn từ 7 – 8 lá lốt tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng
  • Để ráo và giã nát, sau đó tiến hành chắt lấy nước cốt
  • Hòa nước cốt thu được với 50ml nước muối sinh lý
  • Đem đổ hỗn hợp vào lọ sạch và bảo quản ở nhiệt độ thường
  • Mỗi lần muốn vệ sinh mũi, bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm dịch thu được và lăn đều cả ở 2 bên niêm mạc khoang mũi
  • Người bệnh chú ý lau mũi nhẹ nhàng tránh để niêm mạc bị tổn thương.

Ngoài các mẹo nhỏ chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt, bạn cũng có thể sử dụng loại thảo dược này trong chế biến thành các món ăn hàng ngày. Những món ăn từ lá lốt không chỉ ngon miệng mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, góp phần tăng cường hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng.

Một số món ăn được nhiều người yêu thích như: chả lá lốt, canh lá lốt, trứng rán lá lốt hay thịt bò nướng lá lốt,… Cách thực hiện những món ăn trên cũng vô cùng nhanh chóng và đơn giản.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt trong quá trình điều trị bệnh

Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh. Vì vậy không nên dùng để thay thế hoàn toàn cho phương pháp điều trị y tế (do bác sĩ chuyên khoa chỉ định). Tốt nhất nên phối hợp điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để bệnh chóng khỏi.

Lưu ý khác:

  • Không lạm dụng những bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng từ lá lốt.
  • Lá lốt trước khi chế biến cần được rửa sạch và ngâm qua nước muối để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng và vi khuẩn,…
  • Thực hiện các biện pháp chăm sóc khác
    • Vệ sinh mũi đúng cách và nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 lần/ngày với nước muối sinh lý.
    • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng tai – mũi – họng vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ xuống thấp và độ ẩm môi trường giảm sâu.
    • Chủ động sử dụng khẩu trang y tế khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến nơi có không khí ô nhiễm.
    • Chú ý vệ sinh môi trường xung quanh nhà, tránh để bụi bẩn tích tụ lâu ngày.
    • Áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp, khoa học để giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên và nâng cao hệ miễn dịch.
    • Không thức khuya.
    • Tránh tiếp xúc với dị nguyên.
  • Lá lốt khá lành tính, tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để biết được liều lượng phù hợp với sức khỏe của mình.
  • Loại lá này có tính ấm. Vì vậy bạn không nên dùng quá nhiều lá lốt trong tuần vì nó có thể dẫn đến nóng trong, nhiệt miệng hoặc táo bón.
Lưu ý khi chữa bệnh cần vệ sinh nhà cửa tránh để vi khuẩn tích tụ và phát triển
Lưu ý khi chữa bệnh cần vệ sinh nhà cửa tránh để vi khuẩn tích tụ và phát triển

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là mẹo dân gian đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp ở những thể trạng bệnh mới chớm và triệu chứng còn nhẹ. Những trường hợp nặng hơn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện điều trị để có kết quả tốt nhất. 

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger