Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì? Top 6 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi là câu hỏi thường gặp. Trên thực tế có nhiều loại thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả, nhưng cần phù hợp với tình trạng và dùng thuốc đúng cách.

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

Tây y và Đông y đều có những loại thuốc đặc biệt, giúp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh. Dưới đây là 6 loại thuốc tốt nhất.

Thuốc xịt mũi glucocorticoid

Glucocorticoid dùng tại chỗ có tác dụng chống viêm, chống ngứa và co mạch. Đây thường là lựa chọn điều trị đầu tiên của các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng bởi chúng có ít tác dụng phụ và làm giảm đáng kể các triệu chứng ở hầu hết bệnh nhân.

Thuốc xịt giúp người bệnh giảm viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt giúp người bệnh giảm viêm mũi dị ứng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc xịt mũi chứa glucocorticoid hiệu quả hơn thuốc kháng histamin đường uống trong việc làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như khô niêm mạc mũi, chậm phát triển ở trẻ. Vì vậy thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định.

Cách sử dụng:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhờn, bụi bẩn trước khi sử dụng thuốc xịt mũi.
  • Lắc kỹ bình xịt trước mỗi lần sử dụng. Khi sử dụng lần đầu, mồi bơm bằng cách xịt khoảng 10 lần cho tới khi thấy phun sương đồng nhất.
  • Giữ đầu thẳng hoặc cằm hơi nhô về phía trước. Đưa đầu xịt hướng vào trong lỗ mũi, cách xa vách ngăn mũi. Sau khi xịt, hít thở nhẹ nhàng để thuốc từ từ đi vào phần cao hơn của mũi. Tránh hít quá mạnh dễ khiến thuốc chảy xuống cổ họng.

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì – Thuốc Claritin

Claritin có thành phần chính là hoạt chất Loratadin với cơ chế là kìm hãm sự hoạt động của Histamin (là chất gây ra triệu chứng dị ứng trong cơ thể). Thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng và giảm các biểu hiện như: ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ngứa họng, hắt hơi,…

Thuốc Claritin giúp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Thuốc Claritin giúp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Liều dùng khuyến cáo:

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 viên nén – 10mg hoặc 2 muỗng cà phê (10ml) dạng siro mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 30kg: Uống 2 muỗng cà phê siro mỗi ngày, tương ứng với 10ml.
  • Trẻ em dưới 30kg: Uống 5 ml thuốc siro mỗi ngày, tương ứng với 1 muỗng cà phê.

Thuốc Loratadin

Loratadine là một loại thuốc kháng histamin. Thuốc có tác dụng điều trị dị ứng, giảm triệu chứng ngứa mũi/ họng, hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi… do viêm mũi dị ứng gây nên.

Loratadin là một trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng
Loratadin là một trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng

Một vài lưu ý nhỏ khi uống thuốc:

  • Loratadine không được chỉ định dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Nếu gặp phải các triệu chứng sau: đau đầu dữ dội, nhịp tim không đều hoặc nhanh, bệnh nhân nên ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ.

Thuốc Allergex

Thuốc Allergex là một loại kháng sinh dùng để trị viêm mũi dị ứng cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi. Thành phần chính gồm 8mg hoạt chất  Acrivastine mỗi viên.

Liều dùng khuyến cáo:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên nén và dùng 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên. Sử dụng mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối.

Thuốc Đông y chữa bệnh thể phong hàn phạm phế

Thể phong hàn phạm phế xảy ra khi bị khí lạnh và gió xâm nhập vào phổi, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Triệu chứng đặc trưng: Ngứa mũi, hắt hơi, dịch mũi trong suốt, nghẹt mũi, ớn lạnh, thể trạng xanh xao, mệt mỏi. Các biểu hiện có xu hướng nặng nề hơn khi nhiệt độ không khí giảm

Để điều trị viêm mũi dị ứng ở thể này, các thầy thuốc thường sử dụng kết hợp các dược liệu tính ấm, vị cay, nóng có tác dụng tán hàn, thông khiếu.

Điều trị viêm mũi dị ứng theo y học dân gian rất hiệu quả với người bệnh
Điều trị viêm mũi dị ứng theo y học dân gian rất hiệu quả với người bệnh

Bài thuốc điều trị: Chuẩn bị dược liệu Kinh giới (8 – 10 gr), quế chi (4 – 6gr), thông bạch (8gr), thương nhĩ tử (12gr), bạch chỉ (10gr), bèo cái (12gr), mã đề (10gr), gừng tươi (6gr), đại táo 3 quả.

Thực hiện:

  • Đem tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch và cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước lọc. 
  • Đun lửa vừa đến khi còn 300ml nước thì dừng. 
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống và dùng khi còn ấm. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất nên uống thuốc trước bữa ăn.

Thuốc Đông y chữa bệnh thể tỳ, phế hư

Triệu chứng đặc trưng: Cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống, khó thở, dịch mũi trong suốt, hắt hơi nhiều, ngứa nhức mũi và có xu hướng nặng hơn khi tiếp xúc với các dị nguyên.

Bệnh lý do thể phế, tỳ hư thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát hơn khi ở các thể bệnh khác.

Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị dược liệu: Ké đầu ngựa, rễ đinh lăng, ý dĩ, đậu ván (sao) và đẳng sâm mỗi vị thuốc – 12gr, bạch chỉ, mã đề và bạc hà mỗi vị thuốc 8 – 10gr, ngũ vị tử 6gr, kinh giới 10 – 12gr

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch và cho vào ấm sắc với 750ml nước.
  • Sắc nhỏ lửa đến khi còn 300ml nước thì dừng.
  • Chia nước thuốc thành 2 phần và nên uống trước bữa ăn.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị dược liệu: Ké đầu ngựa, bèo cái, đậu ván (sao), đinh lăng mỗi vị 12gr, kinh giới, cam thảo, kim ngân hoa và lá lốt mỗi vị 8gr, vỏ sầu riêng 10gr.

Cách thực hiện:

  • Đem các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với 750ml nước
  • Đun nhỏ lửa đến khi còn 200ml nước thuốc thì tắt bếp.
  • Chia thành 2 phần, uống hết trong ngày và dùng trước bữa ăn

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng

  • Thăm khám để xác định nguyên nhân, sau đó dùng thuốc theo chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng hoặc đổi liều dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc uống giảm viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên tạm ngưng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng phối hợp các thuốc để tránh ngộ độc.
  • Để tăng công dụng của thuốc, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, hạn chế thức ăn dễ gây dị ứng như cá ngừ, tôm, cua ghẹ…, rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao thường xuyên.
Khám định kì kết hợp với thuốc trị viêm mũi dị ứng để có kết quả tốt nhất
Khám định kì kết hợp với thuốc trị viêm mũi dị ứng để có kết quả tốt nhất

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi. Nhìn chung có nhiều thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh không tự ý dùng mà phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger