Điều trị thoái hoá khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ mới
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh, tăng khả năng vận động. Phương pháp này được phân vào nhóm Y học cổ truyền và được xem là bước phát triển cao của châm cứu trong điều trị bệnh xương khớp nói chung.
Cấy chỉ chữa thoái hóa khớp gối là gì? Có hiệu quả không?
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã phát minh ra nhiều phương pháp tác động đến huyệt đạo nhằm cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh. Có thể kể đến một vài liệu pháp nổi trội như:
- Thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt)
- Laser châm (tác động huyệt bằng ánh sáng)
- Từ châm (tác động huyệt bằng từ trường)
- Điện châm (tác động huyệt bằng xung điện)
- Cấy chỉ.
Trong đó, cấy chỉ là phương pháp mới được ứng dụng gần đây, sử dụng chỉ khâu phẫu thuật (chỉ Catgut) cấy ghép vào huyệt vị nhằm mục đích điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp gối, nâng cao sức khỏe và dự phòng, phục hồi chức năng. Trong Đông y, cấy chỉ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như vùi chỉ, chôn chỉ, nhu châm…
Chỉ Cagut thực chất là một protein có khả năng tự tiêu tại vị trí được cấy ghép, tạo phản ừng hóa sinh tại chỗ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa dinh dưỡng cho cơ khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng trương lực cơ. Từ đó cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Phương pháp này được phát triển dựa trên kỹ thuật châm cứu đặc biệt, kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. So với châm cứu truyền thống sử dụng kim châm hoặc ngải cứu, chỉ khâu được cấy vào có khả năng lưu lại lâu hơn trên huyệt, ít nhất từ 15 – 20 ngày, giúp giảm đau khớp gối, duy trì hiệu quả liên tục.
Bên cạnh đó, cấy chỉ trị thoái hóa khớp gối còn giúp hỗ trợ tích cực đến các huyệt đạo, duy trì cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, chỉ thống, tăng cường nuôi dưỡng và phòng ngừa căng cơ, chống teo cơ hiệu quả.
Dưới góc độ y học hiện đại, việc cấy chỉ kích thích các huyệt đạo sẽ giúp tăng sinh lượng Adenosin trong cơ thể. Đây là một hoạt chất sinh học có khả năng giảm đau, chống viêm và hỗ trợ quá trình tự phục hồi các tổn thương bên trong xương khớp.
Một số huyệt đạo được cấy chỉ để chữa thoái hóa khớp gối như:
- Huyệt Túc tam lý
- Huyết hải
- Dương lăng tuyền
- Âm lăng tuyền
- Lương khâu,…
Bên cạnh đó, phối hợp cấy chỉ vào một số huyệt toàn thân khác như:
- Huyệt Thận du (có tác dụng bổ xương, bổ thận)
- Huyệt Tam âm giao (bổ tỳ, can, thận)
- Huyệt Tam âm giao (có tác dụng bổ tỳ, can, thận)…
Sự kết hợp giữa các huyệt tại khớp gối và các huyệt toàn thân giúp làm tăng hiệu quả giảm đau nhức, co cứng khớp và mạnh gân xương.
XEM THÊM: Điều Trị Thoái Hoá Khớp Gối Bằng Châm Cứu Theo Đông Y
Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa khớp gối
Phương pháp cấy chỉ được nghiên cứu và phát triển kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, sở hữu nhiều ưu điểm đáng kể như:
- Đem lại hiệu quả cao nhưng không sử dụng thuốc, giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ của các loại thuốc tây hoặc thành phần dược liệu.
- Phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là người già không thể thực hiện các can thiệp phẫu thuật lớn.
- Hiệu quả của cấy chỉ cao hơn so với bấm huyệt hoặc châm cứu. Sợi chỉ Cagut an toàn, được lưu giữ trong cơ thể và phát huy tác dụng, sau đó tự tiêu biến.
- Áp dụng cấy chỉ có thể điều trị và phục hồi chức năng chỉ trong một lần điều trị, cải thiện cùng lúc nhiều bệnh lý khác nhau như thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, đái tháo đường, mãn kinh..
- Tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. Thông thường, thời gian điều trị cho 1 liệu trình cấy chỉ thường kéo dài từ 14 – 21 ngày (tương đương 2 – 3 tuần). Một lần cấy chỉ khá nhanh, khoảng 5 phút. Do đó phương pháp này rất phù hợp với những bệnh nhân không có nhiều thời gian để thực hiện châm cứu mỗi ngày.
Hầu hết các biện pháp trị bệnh đều có mặt hại và lợi, tuy nhiên đối với phương pháp cấy chỉ gần như không có tác dụng phụ hoặc không đến mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặt hạn chế duy nhất của cấy chỉ chính là gây đau nhức, chảy máu hoặc biến chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên đó là do sự hạn chế về mặt kỹ thuật trước kia. Hiện nay nhược điểm này đã được khắc phục, cải tiến nhỏ hơn, không còn gây đau và chảy máu nữa.
Quy trình thực hiện cấy chỉ chữa thoái hóa khớp gối
Để cấy chỉ đòi hỏi người thực hiện cần có những am hiểu sâu về huyệt đạo cũng như các thao tác, cách sử dụng dụng cụ… Vì vậy, phương pháp này không thể thực hiện tại nhà mà phải đến trực tiếp những bệnh viện, phòng khám, cơ sở uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao thực hiện.
Quy trình cấy chỉ được Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị dụng cụ
- Kim cấy chỉ vô khuẩn;
- Chỉ Cagut với số phù hợp (trẻ em thường dùng chỉ số 3/0, người lớn dùng chỉ số 2/0);
- Cồn sát khuẩn, băng gạc vô khuẩn, bông gòn, băng dính;
- Kéo, Pince;
- Kìm có mấu;
- Săng có lỗ vô khuẩn;
Tiến hành
- Người bệnh nằm trên trường, để lộ đầu gối, nơi tập trung các huyệt đạo cần cấy chỉ;
- Tiến hành sát trùng vùng da tại vị trí huyệt;
- Cắt chỉ Cagut thành từng đoạn với độ dài 1 – 2cm;
- Luồn đoạn chỉ đã cắt vào trong lòng kim cấy chỉ;
- Đâm kim cấy chỉ vào huyệt, thao tác đâm kim vào da phải thật dứt khoát, sau đó đẩy từ từ kim vào trong huyệt đã xác định, độ sâu khoảng 1 – 3cm là phù hợp;
- Đưa lòng vào trong ống kim, đẩy nòng vào từ từ rồi rút kim ra, để chỉ cagut nằm lại trong huyệt;
- Cuối cùng là rút toàn bộ kim ra khỏi huyệt, sát khuẩn lại rồi đặt gạc, dán băng dính cố định.
Lưu ý về chăm sóc sau khi thực hiện cấy chỉ chữa thoái hóa khớp gối
Sau khi thực hiện cấy chỉ, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để đảm bảo đạt kết quả điều trị tối ưu:
- Tại cơ sở thực hiện, sau khi cấy chỉ bác sĩ phải theo dõi kỹ nét mặt của bệnh nhân và tình trạng chảy máu. Yêu cầu bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 15 – 30 phút rồi quay trở về buồng bệnh, nếu không xảy ra bất kỳ vấn đề gì bất thường, phải ngưng liệu trình cấy chỉ và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
- Khi về nhà, người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực quá sức.
- Sau 4 – 6 tiếng kể từ khi cấy chỉ, bạn có thể tắm rửa vệ sinh cơ thể như bình thường.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như cá, mực, tôm cua hay các món ăn từ gạo nếp…
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp nhằm duy trì cân nặng ổn định. Đối với bệnh nhân thừa cân béo phì cần thực hiện các biện pháp giảm cân an toàn, lành mạnh.
- Luyện tập rèn luyện thể chất theo hướng dẫn của chuyên gia, hạn chế áp lực lên tổn thương khớp gối bằng một số bộ môn đơn giản như đi bộ, yoga, dưỡng sinh, bơi… Kết hợp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả giảm đau và duy trì nuôi dưỡng cơ khớp.
Cấy chỉ chữa thoái hóa khớp gối là phương pháp mới đem lại những hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần tuân thủ hoàn toàn các chỉ định của bác sĩ, đồng thời chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thoái Hoá Khớp Có Nên Mổ Không? Khi Nào Nên Thực Hiện?
- Chữa Thoái Hoá Khớp Gối Bằng Diện Chẩn Hiệu Quả Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!