Viêm amidan cấp: Nguyên nhân, biểu hiện bệnh và cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm amidan cấp là tình trạng viêm nhiễm amidan, gây đau họng và khó nuốt. Bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Viêm amidan cấp là gì?

Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm nhiễm amidan kéo dài không quá 2 tuần và thường có khả năng lây nhiễm. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp
Viêm amidan cấp có thể gây khó chịu, đau họng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Viêm amidan do virus thường đáp ứng tốt các phương pháp điều trị chăm sóc hỗ trợ. Các nguyên nhân vi khuẩn thường là do Streptococcus pyogenes, cùng với nhiễm trùng đa vi khuẩn và các loại virus khác và cần điều trị bằng thuốc.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm amidan cấp đáp ứng các phương pháp điều trị thông thường. Tuy nhiên nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng viêm amidan cấp

Theo các chuyên gia, các triệu chứng và dấu hiệu viêm amidan cấp bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
  • Cảm giác đau rát ở họng
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Khó khăn khi nuốt hoặc có cảm giác mắc nghẹn
  • Đau khi nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Thở bằng miệng, có thể ngáy hoặc ngưng thở lúc ngủ
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó chịu
  • Xuất hiện các mảng trắng, mủ hoặc đỏ trên amidan
  • Phát ban đỏ mịn trên da, có thể là dấu hiệu của bệnh ban đỏ đi kèm với viêm amidan

Các triệu chứng này thường giảm sau 3-4 ngày, nhưng có thể kéo dài tới 2 tuần ngay cả khi đã được điều trị. Một số người bệnh có thể gặp tình trạng viêm amidan tái phát, với các biểu hiện trở lại ngay sau khi hoàn tất liệu trình kháng sinh.

Nguyên nhân viêm amidan cấp

Theo thống kê, có khoảng 70% các trường hợp viêm amidan cấp xảy ra do virus, phổ biến nhất là adenovirus, virus cúm, virus parainfluenza, enterovirus và mycoplasma.

viêm amidan cấp có ho không
Hầu hết viêm amidan cấp xảy ra do nhiễm virus

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, viêm amidan cấp có nguy cơ cao hơn ở người bệnh có tiền sử nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) hoặc mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các virus như Herpes simplex, Cytomegalovirus và virus sởi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài nhiễm virus, có khoảng 15 – 30% các trường hợp viêm amidan xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn, trong đó iên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (GABHS) là phổ biến nhất. 

Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi và dùng chung thực phẩm, đồ uống. Thời điểm dễ lây nhiễm nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh.

Viêm amidan cấp có nguy hiểm không?

Thông thường viêm amidan cấp không nguy hiểm và có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc và các phương pháp chăm sóc hỗ trợ. 

Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus nhóm A), bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Các biến chứng thường xảy ra bao gồm:

  • Viêm cầu thận  
  • Viêm cơ tim  
  • Suy hô hấp cấp tiến triển dẫn đến suy hô hấp nghiêm trọng 
  • Viêm màng não 

Ngoài ra, đôi khi viêm amidan cấp có thể dẫn đến một số biến chứng khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh Lemierre: Là tình trạng nhiễm trùng lan sang tĩnh mạch cổ.
  • Hội chứng múa giật Sydenham: Có thể gây co giật mất kiểm soát.
  • Áp xe quanh amidan: Tụ mủ xung quanh amidan, gây đau đớn và khó khăn khi nuốt.
  • Sốt ban đỏ: Dẫn đến tình trạng phát ban đỏ trên da.
  • Sốt thấp khớp: Gây viêm khớp và ảnh hưởng đến tim.

Nếu có các triệu chứng nặng hoặc kéo dài, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán viêm amidan cấp như thế nào?

Để chẩn đoán viêm amidan cấp, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, xác định các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm bổ sung, chẩn đoán hình ảnh để xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Cách chữa viêm amidan cấp
Bác sĩ kiểm tra khu vực họng để xác định tổn thương amidan

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm GABHS: Xét nghiệm này nuôi cấy dịch họng để xác định sự hiện diện của vi khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để có kết quả nhanh chóng, giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Nuôi cấy dịch họng: Bác sĩ sẽ lấy dịch họng để xác định sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn, bệnh lậu hoặc chlamydia.
  • Xét nghiệm PRP: Dùng để xác định các kháng thể của bệnh giang mai trong máu, bởi vì vi khuẩn giang mai cũng có thể gây viêm amidan.
  • Xét nghiệm bạch cầu đơn nhân: Nếu nghi ngờ viêm amidan do virus Epstein-Barr, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm bệnh bạch cầu đơn nhân.
  • Chụp CT: Chụp CT vùng cổ với thuốc cản quang để đánh giá các trường hợp phức tạp, như dấu hiệu của biến chứng, sưng nề họng, khó nuốt hoặc cứng hàm. Phương pháp này giúp loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng như bệnh Lemierre, áp xe quanh amidan hoặc viêm nắp thanh môn.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và chuyển hóa cơ bản: Đánh giá chức năng gan và thận, cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe tổng thể.

Phương pháp điều trị viêm amidan cấp tính 

Điều trị viêm amidan cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Các phương pháp điều trị bao gồm:

1. Điều trị nội khoa 

Điều trị nội khoa là phương pháp đầu tiên được lựa chọn để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Các phương pháp bao gồm:

  • Dùng kháng sinh: Nếu viêm amidan do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp, thường là penicillin hoặc amoxicillin, để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Thuốc hạ sốt và giảm đau: Các loại thuốc phổ biến như Paracetamol hoặc Ibuprofen có thể được chỉ định để giảm đau họng và hạ sốt.
  • Súc miệng với nước muối ấm: Có tác dụng giảm đau họng, giảm viêm và sưng.
  • Thuốc corticosteroid và thuốc kháng histamine: Bác sĩ có chỉ định các loại thuốc này để cải thiện tình trạng sưng và viêm.

2. Chăm sóc hỗ trợ 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc chăm sóc hỗ trợ tại nhà cũng rất quan trọng để giúp kiểm soát các triệu chứng viêm amidan cấp nhanh chóng.

Viêm amidan cấp
Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cổ họng và cung cấp nước cho cơ thể

Một số biện pháp chăm sóc hỗ trợ hiệu quả:

  • Bổ sung nước: Uống đủ nước giúp làm dịu họng và giữ cơ thể đủ nước.
  • Ăn thức ăn mềm, lỏng: Tránh các loại thức ăn cứng, cay nóng, có thể gây kích ứng họng. Nên ưu tiên các loại súp, cháo, sữa, hoa quả mềm.
  • Bổ sung vitamin C: Giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hồi phục. Có thể bổ sung vitamin C qua các loại trái cây như cam, bưởi, ổi,…
  • Nghỉ ngơi: Cần nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể hồi phục và tăng cường hệ thống miễn dịch. Cần tránh các hoạt động quá sức ở cổ họng và cơ thể.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Giúp giảm khô họng và cải thiện tình trạng viêm.

Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

3. Điều trị biến chứng 

Nếu không được điều trị, viêm amidan cấp có thể dẫn đến đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị các biến chứng sẽ phụ thuộc vào loại biến chứng và mức độ nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Áp xe quanh amidan: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật dẫn lưu áp xe nếu có biểu hiện áp xe amidan.
  • Sốt thấp khớp: Cần điều trị bằng thuốc kháng viêm theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ để tránh các rủi ro phát sinh.

Trong trường hợp viêm amidan cấp tái phát nhiều lần hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan.

Phòng ngừa viêm amidan cấp 

Để giảm nguy cơ mắc viêm amidan cấp, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Tránh chạm tay vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị viêm amidan hoặc các bệnh lây qua đường hô hấp.
  • Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người có triệu chứng viêm họng hoặc cảm cúm.
  • Ăn uống cân bằng với đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C.
  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian hồi phục và duy trì hệ miễn dịch.
  • Duy trì độ ẩm không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa khô.
  • Đảm bảo không khí trong nhà được thông thoáng và sạch sẽ để giảm nguy cơ lây nhiễm qua không khí.
  • Đánh răng đều đặn với bàn chải và kem đánh răng chứa fluoride.
  • Tiêm phòng cúm để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, một nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan.

Viêm amidan cấp, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc nhận diện sớm và điều trị đúng cách là rất quan trọng để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger