Viêm amidan quá phát là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm amidan quá phát có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như đau họng, nuốt nghẹn, nuốt vướng, khàn tiếng. Tình trạng cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm amidan quá phát là gì?

Viêm amidan quá phát là tình trạng viêm amidan mạn tính khiến amidan sưng to bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm khó khăn khi nuốt, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, ngưng thở khi ngủ và khàn tiếng.

Hình ảnh viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan sưng to bất thường, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp

Amidan quá phát được phân loại theo mức độ từ bình thường đến nghiêm trọng, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và lập kế hoạch điều trị. 

Các cấp độ bao gồm:

  • Độ 0: Amidan hoàn toàn nằm trong hố amidan.
  • Độ 1: Amidan chiếm dưới 25% kích thước bên của hầu họng, tuy nhiên không gây tắc nghẽn đáng kể.
  • Độ 2: Amidan chiếm dưới 50% kích thước bên của hầu họng, có thể to hơn bình thường nhưng không gây tắc nghẽn hoặc khó chịu đáng kể.
  • Độ 3: Amidan chiếm dưới 75% kích thước của hầu họng, có thể gây tắc nghẽn một phần, dẫn đến ngủ ngáy hoặc khó nuốt.
  • Độ 4: Amidan chiếm 75% hoặc nhiều hơn kích thước của hầu họng, gây tắc nghẽn nghiêm trọng, khó thở, rối loạn giấc ngủ và khó nuốt, kể cả nuốt nước bọt.

Viêm amidan quá phát có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên trẻ em từ 5 – 15 tuổi có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân là do amidan ở trẻ em cần làm việc nhiều hơn đến chống lại vi khuẩn và virus, do đó có nguy cơ viêm amidan cao hơn người lớn.

Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát

Amidan nằm xung quanh và phía sau cổ họng, đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nhiễm trùng và phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, amidan dễ bị vi khuẩn và virus tấn công, dẫn đến viêm amidan cấp tính, tái phát hoặc mạn tính.

Viêm amidan quá phát có thể phát triển từ viêm amidan mạn tính. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus: Vi khuẩn như liên cầu khuẩn, Neisseria gonorrhoeae cũng như các virus như rhinovirus, Epstein-Barr, hepatitis A và HIV, có thể gây viêm amidan, đặc biệt ở trẻ từ 5-15 tuổi.
  • Cấu trúc amidan to bất thường: Ở trẻ em, amidan thường có kích thước to và sẽ nhỏ dần khi trưởng thành. Tuy nhiên, một số người có cấu trúc amidan to bất thường, điều này gây cản trở đường thở và tăng nguy cơ viêm.
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Khói bụi, ô nhiễm, hóa chất độc hại và khói thuốc lá có thể kích thích và gây viêm amidan.
  • Hệ miễn dịch yếu: Người có bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều này làm tăng nguy cơ viêm amidan quá phát. 

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan quá phát

Thông thường, dấu hiệu phổ biến nhất của viêm amidan quá phát là amidan sưng to bất thường, gây khó chịu, đau đớn và hô hấp khó khăn. 

Điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ em
Viêm amidan quá phát có thể khiến amidan sưng to và đau đớn

Các dấu hiệu thường bao gồm:

  • Sốt hoặc tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể
  • Có cảm giác đau rát họng, khó khăn khi nuốt, đau tai và hơi thở có mùi hôi
  • Amidan sưng to bất thường, có thể quan sát bằng mắt thường
  • Sưng và đau các hạch bạch huyết ở cổ 

Ở trẻ em, dấu hiệu viêm amidan quá phát thường bộc lộ rõ hơn khi trẻ ngủ. Do đó, cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu như:

  • Thở bằng miệng
  • Âm thanh thở khò khè
  • Ngáy to 
  • Ngủ không sâu, dễ giật mình và tỉnh giấc 
  • Thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày

Các dấu hiệu kèm theo có thể bao gồm:

  • Đau họng
  • Viêm họng 
  • Khó nuốt
  • Nuốt cường
  • Amidan đỏ tươi
  • Amidan có các mảnh màu vàng (sỏi amidan)

Tham khảo thêm: Viêm amidan cấp: Nguyên nhân, biểu hiện bệnh và cách trị

Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không?

Viêm amidan quá phát không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên tình trạng này cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Các biến chứng có thể xảy ra:

  • Nhiễm trùng thứ phát, gây ảnh hưởng đến tai, mũi và cấu trúc đường hô hấp khác 
  • Tái phát viêm amidan sau điều trị 
  • Tắc nghẽn đường thở

Ngoài ra, việc hít thở bằng miệng do viêm amidan có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng, chẳng hạn như bệnh nha chu, sâu răng, hôi miệng, khô môi.

Bên cạnh đó, viêm amidan có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây khó khăn khi nuốt và chán ăn ở trẻ em. Ngủ không sâu giấc và mất ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ. Trẻ em bị amidan quá phát cũng có nguy cơ gặp biến chứng liên quan đến tim và thận.

Chẩn đoán và điều trị viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát cần được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe và tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán 

Để chẩn đoán amidan quá phát, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng bệnh và đánh giá tình trạng amidan. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra về tiền sử bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như dị ứng.

  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm để đảm bảo chẩn đoán chính xác. Xét nghiệm bao gồm:
  • Xét nghiệm dịch cổ họng để xác định nguyên nhân nhiễm trùng gây viêm amidan.
  • Xét nghiệm công thức máu (CBC) giúp phân biệt giữa nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn và điều chỉnh phương pháp điều trị.

Biện pháp điều trị 

Trong trường hợp amidan chưa gây tắc nghẽn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và giúp làm giảm tình trạng sưng.

Viêm amidan quá phát
Cắt amidan khi amidan sưng to, gây khó nuốt và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp

Tuy nhiên nếu amidan sưng to, gây hẹp đường thở và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như ăn, uống, hô hấp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt amidan tương đối an toàn, nhanh chóng và có thời gian phục hồi nhanh, thường kéo dài từ 1-2 tuần. Trong thời gian hồi phục, người bệnh có thể bắt đầu ăn một số thực phẩm mềm, loãng.

Phòng ngừa viêm amidan quá phát 

Để giảm nguy cơ amidan quá phát, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Duy trì vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mặt, mũi, miệng.
  • Tránh tiếp xúc và giữ khoảng cách với người có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu vitamin C.
  • Giữ môi trường sạch sẽ, đảm bảo không gian sống và làm việc thông thoáng.
  • Tránh các yếu tố kích thích, chẳng hạn như khói bụi, ô nhiễm không khí và khói thuốc lá.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề về amidan.

Viêm amidan quá phát có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc nuốt và hô hấp. Việc điều trị kịp thời và đúng cách là cần thiết để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger