Viêm đa xoang là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm xoang Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm đa xoang là tình trạng viêm từ 2 xoang trở lên, có thể là bất kỳ xoang nào. Tình trạng này làm nhân đôi sự khó chịu và đau nhức, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Viêm đa xoang là bệnh gì?

Viêm đa xoang là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương lớp niêm mạc lót của nhiều xoang cùng một lúc (từ 2 xoang trở lên). Đây thường là tình trạng viêm nhiễm thứ phát, bắt nguồn bệnh viêm xoang cấp, viêm xoang dị ứng hoặc các tình trạng viêm nhiễm khác khi không được điều trị tốt. 

Viêm đa xoang
Viêm đa xoang là tình trạng tổn thương cùng lúc nhiều niêm mạc xoang

Bệnh được phân thành cấp tính và mãn tính.

  • Viêm mãn tính: Có các triệu chứng thường kéo dài, dai dẳng, khó điều trị.
  • Viêm cấp tính: Có biểu hiện rầm rộ và nguy hiểm nhưng có khả năng hồi phục cao hơn so với viêm mãn tính.

Ở mỗi giai đoạn, bệnh lại có các biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau, vì thế, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có cách điều trị kịp thời, ngăn biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết viêm đa xoang

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm đa xoang thường nặng hơn so với viêm nhiễm chỉ 1 xoang. Bệnh có cơn đau lan tỏa kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác.

  • Đau và áp lực ở vùng trán, má và mắt. Đau có thể kéo dài và tăng cường khi bạn cúi đầu hoặc nghiêng đầu xuống
  • Mắt bị sưng, đỏ và có thể có dấu vết nước mắt chảy ra
  • Sưng mũi và nghẹt mũi, làm cản trở sự thông thoáng của đường tiết chất nước mũi
  • Chảy dịch mũi sau
  • Nhức đầu
  • Tăng tiết mũi, dịch thường đặc, có màu xanh lá cây hoặc vàng do sự tăng tiết của chất nhầy trong mũi
  • Viêm họng và ho do chất nhầy chảy xuống từ xoang.
  • Mù màu tạm thời do áp lực trên mắt từ viêm đa xoang.
  • Sưng cổ và đau cổ
  • Mất hoặc giảm khứu giác
  • Miệng hôi
Đau và áp lực ở vùng trán, má và mắt
Đau và áp lực ở đầu, vùng trán, má và mắt là những triệu chứng thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa xoang

Viêm đa xoang là một bệnh viêm nhiễm các xoang xung quanh mũi và mắt. Bệnh lý này thường là kết quả của nhiễm trùng dai dẳng và không được điều trị, dẫn đến viêm nhiễm lây lan đến nhiều xoang.

Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm đa xoang. Vi khuẩn, chẳng hạn như Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae, có thể xâm nhập vào các xoang và gây ra viêm nhiễm.
  • Dị ứng: Dị ứng như viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến viêm đa xoang. Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, mảng phấn, nấm mốc, và các hạt bụi mạnh cũng có thể gây ra viêm xoang.
  • Polyp mũi: Polyp mũi là các tế bào dày đặc tạo thành u lành tính trong màng niêm mạc mũi và xoang. Chúng có thể gây nghẹt và viêm nhiễm xoang.
  • Tổn thương mũi và xoang: Chấn thương mũi hoặc xoang có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm đa xoang.
  • Sử dụng kháng sinh không đúng cách:  Đối với kháng sinh, việc sử dụng đúng cách là điều cần thiết để ngăn vi khuẩn kháng thuốc và tái nhiễm. Việc dùng thuốc không đúng cách hoặc ngừng quá sớm có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc, làm cho viêm đa xoang khó điều trị hơn.
  • Các vấn đề về cơ học của mũi và xoang: Sự cản trở cơ học của mũi và xoang, chẳng hạn như lệch vách ngăn, sưng to do dị ứng hoặc bất kỳ tắc nghẽn nào khác, có thể gây ra viêm đa xoang.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có yếu tố di truyền tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Hút thuốc: Hút thuốc và tiếp xúc với hạt bụi ô nhiễm không khí có thể gây ra tổn thương niêm mạc mũi và xoang, tăng nguy cơ viêm nhiễm các xoang.

Viêm đa xoang có thể có các nguyên nhân kết hợp. Điều quan trọng là xác định chính xác nguyên nhân cụ thể để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. 

Biến chứng có thể gặp do viêm đa xoang

Bệnh không được điều trị tốt có thể dẫn đến những biến chứng sau:

Viêm đa xoang nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm
Viêm đa xoang có thể khiến viêm nhiễm lây lan đến ổ mắt, hầu họng, thậm chí là não
  • Viêm ổ mắt: Vi khuẩn lây lan rộng, đặc biệt là vùng xoang trán có thể tấn công vào mắt và gây viêm các bộ phận cấu trúc tại chỗ. Nếu bệnh nhân không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến mù lòa.
  • Viêm não, màng não: Là biến chứng có thể gặp khi viêm các xoang nhóm sau. Đây là biến chứng rất nặng có thể ảnh hưởng đến mạng sống của người bệnh.
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên: Dây thần kinh đi qua ổ viêm xoang cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: Liệt mặt, méo miệng, mắt nhắm không kín, yếu nửa người,…
  • Viêm hầu họng: Dịch xoang quá nhiều có thể chảy xuống dưới gây ra viêm hầu họng. Người bệnh sẽ xuất hiện sốt, ho, mất nước, mệt mỏi.
  • Mất máu: Tổn thương xoang quá phát nhiều có thể gây chảy máu tại xoang, đôi khi máu sẽ chảy từ từ và người bệnh không nhận ra được.

Cách chữa viêm đa xoang như thế nào?

Điều trị viêm đa xoang sẽ dựa trên tình trạng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những phương pháp hữu hiệu và thường được dùng:

Điều trị bằng Tây y

Dùng thuốc

Các thuốc chữa trị viêm xoang thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc xịt mũi: Bệnh nhân có thể được chỉ định một loại thuốc xịt mũi chứa chất kháng viêm, kháng sinh hoặc kháng histamin. Chẳng hạn như Coldi-B, Otrivin, Aladka. Những loại thuốc này có tác dụng điều trị viêm tại chỗ, làm thông mũi xoang và giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc chẹn Histamin: Dùng Loratadin (ngày 2 viên chia 2 lần) hoặc Clorpheniramin (ngày 1 – 2 viên, uống trước khi ngủ). Các loại thuốc chẹn Histamin 1 có vai trò ức chế dị ứng, làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm đa xoang. 
  • Thuốc kháng sinh:  Amoxicillin 500mg x 4 viên/ngày chia làm 2 lần hay Augmentin 500mg x 2 viên/ngày. Kháng sinh dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm xoang. 
  • Thuốc chống phù nề: Alpha Choay x 4 viên/ngày chia làm 2 lần. Thuốc dùng trong viêm đa xoang cấp gây sưng các tổ chức bên trong như: Thành, cuốn và các hốc mũi.
  • Thuốc chống viêm: Medrol 4mg x 1 viên/ngày, uống trong khoảng 8 – 9 giờ sáng. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, không dùng thuốc quá 7 – 10 ngày vì có thể gây phù và đau dạ dày.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol 500mg dạng viên hoặc sủi thường được sử dụng khi bệnh nhân có đau cấp. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định sau cùng, khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc bệnh nhân có biến chứng. Những kỹ thuật thường dùng:

  • Mổ Caldwell: Được chỉ định trong những trường hợp viêm xoang hàm trên kèm các khối u lành, ác tính,…
  • Mổ điều trị vẹo vách ngăn: Là chỉ định cho những bệnh nhân viêm đa xoang có tổn thương tại vách ngăn. 
  • Phẫu thuật FESS: Thích hợp với người có polyp mũi hay viêm xoang mạn tính
  • Phương pháp Delima: Nạo tất cả các xoang cùng lúc để điều trị.
  • Phẫu thuật mở lỗ thông xoang hàm ở ngách dưới mũi: Là một phương pháp giúp dẫn lưu và làm thông thoáng các tác nhân gây viêm. Hiện tại phương pháp này ít được áp dụng do khá phức tạp và gây đau nhiều.
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả

Điều trị viêm đa xoang bằng Đông y

Nếu bị nhẹ hoặc mãn tính, người bệnh có thể điều trị viêm đa xoang bằng các bài thuốc Đông y, theo chỉ định của bác sĩ YHCT.

Bài thuốc 1: 

Triệu chứng: Đau đầu, đau xoang, chảy dịch mũi trắng, hôi, người bên ngoài lạnh, bên trong bốc hỏa, sắc mặt đỏ nhạt, rêu lưỡi đỏ, mạch sác.

  • Vị thuốc: Kim ngân hoa 10g, hoàng cầm 8g, chi tử 8g, mạn kinh tử 10g, tân di 8g, hạ khô thảo 8g, cúc hoa 8g, tang diệp 8g.
  • Cách dùng: Ngày 1 thang thuốc, đổ 3 bát nước đun cạn còn 1 bát. Uống nóng, ngày 2 – 3 lần và thường dùng sau bữa ăn.

Bài thuốc 2: 

Xuất hiện các chứng như: Ho khan, đau đầu, người mệt mỏi, thở dốc, mất khứu giác, niêm mạc nhợt, da, móng kém nhuận, sắc mặt trắng, rêu lưỡi nhạt, mạch hư, vô lực.

  • Vị thuốc: Hạnh nhân 6g, bạch biển đậu 8g, cát cánh 10g, tân di 10g, tạo giác thích 8g, mạch môn 8g.
  • Cách dùng: Ngày 1 thang thuốc. Uống nóng, ngày 3 lần, thường dùng thuốc sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc 3: 

Điều trị viêm đa xoang có các chứng như: Ăn ngủ kém, đau bụng, đi ngoài phân lòng, đau mũi xoang, ngạt mũi, sắc mặt nhợt, lưỡi trắng bệu, mạch hư, vô lực.

  • Vị thuốc: Đảng sâm 10g, hoàng kỳ 8g, bạch truật 8g, thăng ma 8g, ngũ vị tử 6g, ô mai 6g, tân di 8g, trần bì 8g, cam thảo 6g.
  • Cách dùng: Đổ 3 bát nước vào 1 thang thuốc, sắc còn 1 bát. Uống 2 – 3 lần trong ngày, dùng sau mỗi bữa ăn.

Chữa viêm đa xoang bằng mẹo dân gian tại nhà

Những thảo dược giúp giảm triệu chứng của bệnh gồm:

Chữa viêm đa xoang bằng cây cứt lợn

  • Chuẩn bị: 100 gam cây cứt lợn, nước sôi, muối.
  • Cách thực hiện: Phơi thật khô cây cứt lợn dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó đổ nước sôi vào hãm kèm thêm ít muối trắng. Sử dụng uống thay nước hàng ngày và có thể uống liên tục hàng tháng.
  • Công dụng: Hoạt chất trong cây có hiệu quả làm sạch, thông thoáng mũi hiệu quả. Sau khi uống, dịch mũi sẽ được đào thải và người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Cây cứt lợn thường mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh
Cây cứt lợn thường mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh

Chữa viêm đa xoang bằng hạt gấc

  • Chuẩn bị: 15 – 20 hạt gấc, 100ml rượu trắng.
  • Cách làm: Hạt gấc đập vỏ bên ngoài, đem sao vàng rồi phơi xuống nền đất cho nguội. Tiếp theo đập dập chúng ta và đem ngâm trong rượu từ 3 – 5 ngày. Khi sử dụng, đổ 1 ít ra chén hoặc bát sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng xoang mũi đang bị đau.
  • Công dụng: Hạt gấc có tác dụng giảm đau, chống viêm cực kì hiệu quả. Rượu có tác dụng giãn mạch, giúp hoạt chất ngấm sâu hơn vào bên trong cơ thể. Người bệnh sẽ thấy cơn đau được đẩy lùi, vùng sưng nề sẽ xẹp xuống sau khoảng 3 ngày điều trị.

Tỏi chữa viêm đa xoang 

  • Chuẩn bị: 2 – 3 nhánh tỏi, 50ml nước sôi, 1 ít muối trắng.
  • Cách làm: Tỏi rửa sạch, bóc vỏ sau đó đập cho dập. Tiếp theo đổ nước sôi kèm muối vào, khuấy đều, để 20 phút cho nguội. Ngày dùng nhiều lần bằng cách dùng xilanh hút nước tỏi, bơm vào hốc mũi.
  • Công dụng: Các hoạt chất trong tỏi có tính kháng viêm, kháng khuẩn cực hiệu quả. Dùng nước tỏi hàng ngày sẽ đẩy lùi các yếu tố gây viêm trong mũi, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu mà viêm đa xoang gây ra.

Viêm đa xoang sẽ gây ra những biến chứng nếu không được điều trị tốt. Do đó, bạn cần có sự chỉ định điều trị càng sớm càng tốt của bác sĩ chuyên khoa.

ĐỌC NGAY:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger