Viêm Xoang Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm xoang Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm xoang khi mang thai gây nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Bệnh phổ biến ở nhóm đối tượng này do mẹ bầu có hệ miễn dịch suy yếu, dễ phát triển các tình trạng viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang khi mang thai là tình trạng viêm và nhiễm trùng niêm mạc lót trong xoang, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều xoang của mẹ bầu. Tình trạng này tạo thành ổ viêm làm tổn thương niêm mạc, dịch nhầy mủ ứ đọng trong hốc xoang kèm theo đau và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Viêm xoang khi mang thai gây nhiều khó chịu cho mẹ bầu
Viêm xoang khi mang thai gây nhiều khó chịu cho mẹ bầu

Mẹ bầu bị viêm xoang thường do những nguyên nhân sau:

  • Suy giảm miễn dịch: Những thay đổi trong thai kỳ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Cơ địa dị ứng: Các tình trạng vị ứng như viêm mũi dị ứng khi mang thai rất dễ tiến triển thành viêm xoang. Mặt khác mẹ bầu thường có cơ địa nhạy cảm nên rất dễ bị viêm xoang dị ứng.
  • Viêm nhiễm: Trong giai đoạn mang thai, người mẹ có thể bị viêm họng và các tình trạng viêm nhiễm khác. Khi nguyên nhân là do vi khuẩn, việc không điều trị tốt có thể khiến nhiễm trùng lan đến xoang.
  • Dị dạng vách ngăn: Nguy cơ mắc bệnh viêm xoang trong thai kỳ tăng cao khi bạn có dị dạng vách ngăn bẩm sinh hoặc chấn thương từ trước đó.
  • Polyp mũi: Một khối u lành tính ở mũi hoặc xoang (polyp mũi) sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong đó viêm xoang bướm, viêm xoang sàng thường rất hay xảy ra.

Viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm xoang khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp và thường không nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Việc điều trị viêm xoang trong thời kỳ mang thai cần cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Một số thuốc trị viêm xoang có thể không phù hợp cho phụ nữ mang thai, khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.

Nhưng nếu viêm nhiễm kéo dài suốt thai kỳ, bạn có thể gặp những biến chứng dưới đây:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Viêm xoang có thể gây ra nhiễm trùng lan rộng đến các khu vực khác như tai, họng, hoặc thậm chí là phổi. Điều này có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm họng, hoặc viêm phổi, đòi hỏi phải điều trị y tế kịp thời.
  • Viêm màng não: Rất hiếm gặp, nhưng viêm xoang có thể gây ra viêm màng não, một tình trạng y tế cấp tính và nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Mặc dù viêm xoang thường không trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng nếu bệnh không được kiểm soát có thể gây ra sốt cao hoặc stress cho cơ thể người mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé.
  • Tác động đến chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, và khó thở có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và khả năng chăm sóc bản thân và thai nhi.

Điều quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ về bất kỳ lo ngại nào và tuân thủ các hướng dẫn điều trị mà họ cung cấp. Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Triệu chứng viêm xoang khi mang thai cần biết

Những triệu chứng thường thấy khi mẹ bầu bị viêm xoang:

  • Nhức đầu, đặc biệt là đỉnh đầu và vùng chẩm
  • Đau mặt hoặc có cảm giác nặng ở mặt
  • Chảy nước mũi trong, lỏng hoặc đặc, vàng hoặc xanh như mủ
  • Chảy nước mũi sau
  • Ngạt mũi, khó thở bằng mũi
  • Ngủ kém
  • Sưng mặt, mắt hoặc mắt đỏ
  • Sốt
  • Viêm xoang đau gáy
  • Đau họng và ho
  • Đau tai, đau hàm
  • Cuốn mũi sưng nề, đỏ, ở hốc mũi và các khe có nhiều dịch đọng lại. 
Đau đầu và mặt, chảy nước mũi sau, ngạt mũi, khó thở bằng mũi
Đau đầu và mặt, chảy nước mũi sau, ngạt mũi, khó thở bằng mũi là những triệu chứng thường thấy

Bị viêm xoang khi mang thai phải làm sao?

Viêm xoang là một tình trạng phổ biến có thể gây khó chịu, đặc biệt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Do những thay đổi về hormone và hệ thống miễn dịch, phụ nữ mang thai có thể dễ bị viêm xoang hơn. Dưới đây là các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả:

1. Các biện pháp không dùng thuốc

Hầu hết các trường hợp viêm xoang khi mang thai liên quan đến virus, có thể khỏi sau 1 tuần chăm sóc và điều trị không cần thiết. Dưới đây là những 

  • Sử dụng máy tạo ẩm

Đặt một máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi làm việc khi thời tiết hanh khô. Nó có thể giữ không khí ẩm, giảm khô mũi và làm giảm các triệu chứng của viêm xoang.

  • Xông hơi

Hít thở hơi nước nóng để làm mềm niêm mạc mũi và giảm tắc nghẽn. Có thể thêm một vài giọt tinh dầu như bạc hà hoặc đun sôi lá lốt/ lá chanh để tăng khả năng kháng viêm và giảm các triệu chứng của viêm xoang.

  • Rửa mũi bằng nước muối

Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi ngày. Dung dịch này có thể làm sạch và giảm vi khuẩn trong đường mũi. Dùng nước muối rửa mũi cũng giúp kháng viêm, giảm đau, đào thảo dịch nhầy ứ đọng giúp thông mũi hiệu quả.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ

Đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh tật và giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Nâng cao đầu khi ngủ

Đặt thêm gối dưới đầu khi ngủ có thể giúp giảm áp lực trong các xoang mũi và giảm tắc nghẽn. Điều này giúp giảm khó chịu và mẹ bầu có thể ngủ ngon giấc hơn.

  • Uống nhiều nước

Đảm bảo uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp duy trì cơ thể được hydrat hóa, làm loãng dịch nhầy, dễ dàng cho việc loại bỏ chất nhầy qua đường mũi.

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước để dễ dàng loại bỏ chất nhầy qua đường mũi
  • Tránh những tác nhân gây dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, và các chất gây dị ứng khác có thể giúp giảm các triệu chứng viêm xoang, đặc biệt là những trường hợp viêm xoang dị ứng.

  • Ăn uống đủ chất

Cần đảm bảo ăn uống đủ chất và cân đối để giữ một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất. Ngoài ra hãy ăn một chế độ giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, E, kẽm và omega-3 để có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm và nhiễm trùng.

  • Áp dụng những biện pháp thư giãn

Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm xoang khi mang thai. Do đó thực hành các phương pháp giảm stress như thiền hoặc yoga có thể hữu ích.

Thăm khám ngay nếu:

  • Các triệu chứng không giảm sau một tuần tự điều trị tại nhà.
  • Có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, đau mặt nghiêm trọng, hoặc khó thở.

2. Thuốc điều trị

Nếu viêm xoang nặng hoặc dai dẳng, bà bầu có thể được kê đơn những loại thuốc sau:

Mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa
Mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa
  • Xịt mũi không Steroid: Xịt mũi chứa nước muối hoặc natrium chloride là một phương pháp an toàn để giảm tắc nghẽn và làm sạch mũi. Đây là lựa chọn đầu tiên và phổ biến cho bà bầu.
  • Antihistamines: Một số thuốc chống dị ứng antihistamine có thể được sử dụng một cách an toàn khi mang thai, như cetirizine hoặc loratadine. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo tính an toàn và sự hiệu quả.
  • Paracetamol: Paracetamol có thể được sử dụng để giảm đau và hạ sốt một cách an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên tuân thủ liều lượng được đề xuất bởi bác sĩ.
  • Thuốc mạnh hơn dưới sự giám sát của bác sĩ: Trong trường hợp viêm xoang nặng và không phản ứng với các biện pháp không dùng thuốc, bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng các loại thuốc mạnh hơn như corticosteroid (fluticasone hoặc budesonide). Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

Việc sử dụng thuốc để điều trị viêm xoang khi mang thai cần phải được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, vì an toàn của cả mẹ và thai nhi là ưu tiên hàng đầu. 

3. Mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian từ thảo dược có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng một cách an toàn.

  • Tỏi

Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm sưng rất tốt. Chỉ cần sử dụng 2 – 3 nhánh tỏi, thêm ít muối và khoảng 60ml nước ấm là  đã có 1 hỗn hợp giúp làm sạch và khơi thông mũi. Hàng ngày, người bệnh có thể dùng bông thấm hoặc xi lanh hút dịch sau đó nhỏ vào mũi.

  • Ngải cứu

Ngải là một loài cây rất giàu tinh dầu. Khi xông ngải cứu, lượng tinh dầu sẽ giúp mũi được thông suốt, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Không chỉ dùng để xông, thảo dược này còn được dùng để tráng trứng trị đau đầu cực kì tốt. 

  • Cây cứt lợn.

Trong thành phần cây cứt lợn có nhiều hoạt chất giúp giảm sưng nề các cuốn mũi, tiêu dịch và thông mũi xoang rất tốt. Dùng nước cốt thảo dược nhỏ vào mũi, sau 1 – 3 phút, xì mũi và rửa lại bằng nước sạch.

Viêm xoang khi mang thai điều trị bằng cây cứt lợn rất hiệu quả
Dùng cây cứt lợn giảm triệu chứng của viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tốt nhất nên kiểm soát bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh các rủi ro.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger