Sốt Viêm Họng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị, Phòng Ngừa Triệt Để
Sốt viêm họng thường do virus. Nếu tình trạng sốt cao không được khắc phục kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng phức tạp.
Sốt viêm họng là gì?
Sốt viêm họng là tình trạng viêm họng kèm theo sốt. Trong đó người bệnh bị sốt cao trên 38 độ suốt nhiều ngày, vòm họng và toàn cơ thể nóng bừng. Đồng thời, niêm mạc họng bị tổn thương, sưng tấy, đỏ rộp, đau rát và khó chịu.
Người bệnh có biểu hiện sốt và đau họng, nhức đầu,cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, chán ăn. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và cuộc sống.
Vì sao viêm họng gây sốt?
Viêm họng gây sốt vì là một phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể và gây viêm họng, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng để chống lại chúng. Một trong những cách phản ứng này là tăng nhiệt độ cơ thể, hay còn gọi là sốt. Sốt giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch và tạo điều kiện không thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus phát triển.
Ngoài ra, viêm họng cũng có thể kích thích sản xuất các chất gọi là cytokines, đây là các protein giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Một số cytokines có thể tăng nhiệt độ cơ thể, góp phần vào việc phát sốt.
Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sốt do viêm họng kéo dài bao lâu? Có nguy hiểm không?
Sốt viêm họng thường kéo dài 3 – 5 ngày hoặc ngắn hơn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, bệnh không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan. Sốt kéo dài, đặc biệt là trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng cực như:
- Mất nước dẫn đến chuột rút, chân tay co quắp, thiếu sinh lực
- Kém tập trung
- Sốt cao gây co giật, thiếu oxy lên não, đặc biệt ở trẻ em. Hiện tượng này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Các phương pháp hạ sốt do viêm họng hiệu quả, an toàn
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm họng và giúp hạ sốt hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng phức tạp. Cụ thể
Dùng thuốc
Sốt viêm họng thường được điều trị bằng những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen… Trong đó Paracetamol có thể dùng được cho trẻ em.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng do vi khuẩn
- Thuốc kháng virus cho các trường hợp có nguyên nhân gây bệnh là herpes
Chăm sóc tại nhà
Để hạ sốt khi bị viêm họng tại nhà, bạn có thể thử một số phương pháp sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo nghỉ ngơi đủ, không làm việc gắng sức để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Uống nhiều nước: Hãy uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt. Nước lọc, nước hoa quả, hoặc nước canh rau củ là những lựa chọn tốt.
- Sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol hoặc Ibuprofen có thể giúp giảm sốt và giảm đau. Lưu ý, không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.
- Chườm mát: Sử dụng khăn mát, ẩm chườm lên trán hoặc vùng cổ có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
- Mặc quần áo thoáng mát: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và tránh che chắn cơ thể quá kỹ để hạ thân nhiệt. Ngoài ra bạn nên giữ cho phòng ở nhiệt độ mát mẻ và thoáng khí.
- Chế độ ăn nhẹ: Những người bị sốt đau họng nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc hoa quả để cung cấp dinh dưỡng, giảm đau rát cổ họng khi nuốt,
- Dùng nước muối ấm: Ngậm và súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần/ ngày có thể giúp giảm đau họng và viêm nhiễm. Nước muối có tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống nhiễm trùng hiệu quả.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí trong nhà quá khô, việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp làm dịu cổ họng đau và khô. Cách này cũng giúp thông thoáng mũi và họng.
- Tăng cường bổ sung vitamin C và kẽm: Ăn thực phẩm giàu vitamin C (như cam, bưởi, ổi) và kẽm (như thịt nạc, hạt bí ngô, đậu) để tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao khả năng chống viêm nhiễm.
- Dùng thảo dược tự nhiên:
- Lá tía tô: Chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch. Sau đó, cho lá vào cối, giã nát, thêm chút nước sôi vào và uống trực tiếp. Thực hiện cách này 2 – 3 lần mỗi ngày, cơn sốt sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng.
- Lá nhọ nồi: Cãy chuẩn bị một nắm lá nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 30 phút để loại bỏ hết tạp chất. Sau đó, đun sôi và chắt lấy nước nhọ nồi. Uống nước trên thay cho nước lọc. Cơ thể sẽ được giải nhiệt, giảm sốt sau một vài ngày.
- Đắp lá ngải cứu: Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên phần trán. Lá ngải cứu sẽ hạ thân nhiệt nhanh chóng.
Ứng dụng Đông Y trong điều trị sốt viêm họng
Theo Đông Y, sốt viêm họng là do cả yếu tố ngoại tà và nội thương gây ra. Để điều trị bệnh tận gốc, cần xử lý viêm họng trước. Các bài thuốc Đông Y vừa đẩy lùi ngoại tà, vừa nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Bài thuốc Đích đàm thang
Chuẩn bị: Đởm tinh 10g, nhân sâm 08g, bán hạ 20g, thạch xương bồ 10g, trúc nhự 08g, chỉ thực 10g, cam thảo 10g, phục linh 16g, quất hồng bì 16g.
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi thuốc cô cạn còn khoảng 150 ml thì tắt bếp. Cho thuốc ra bát con và chờ nguội, sau đó chia làm 3 phần và uống trong ngày trước khi ăn bữa sáng, trưa, tối.
- Bài thuốc Kinh phòng bài độc tán
Chuẩn bị: Sài hồ 12g, kinh giới 12g, phục linh 12g, xuyên khung 12g, khương hoạt 12g, độc hoạt 12g, cam thảo 12g, phòng phong 12g, tiền hồ 12g, chỉ xác 12g, cát cánh 12g.
Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Khi lượng nước thuốc đã cô cạn còn ⅕ thì bạn tắt bếp, chờ nguội và chia đều thuốc ra làm 3 phần, uống 3 lần/ngày, vào trước bữa ăn sáng, trưa, tối.
- Bài thuốc Lương cách tán
Chuẩn bị: Bạc hà diệp 10g, chi tử 10g, đại hoàng 20g, hoàng cầm 10g, liên kiều 10g, cam thảo 20g, mang tiêu 20g.
Sắc bài thuốc trên cùng 1,5 lít nước trong vòng 30 phút, lượng nước sẽ cô cạn còn khoảng 150 ml. Sau đó, chờ thuốc nguội thì chắt lấy nước uống trước bữa ăn. Chia đều thuốc để uống 3 lần/ngày, tình trạng sốt viêm họng sẽ thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
Làm sao để phòng ngừa viêm họng gây sốt?
Những cách phòng ngừa hữu hiệu gồm:
- Đeo khẩu trang khi đi ra đường, đặc biệt là khi đến những nơi đông người.
- Không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp để tránh họng bị khô và lạnh, dẫn tới đau sưng, viêm nhiễm.
- Mặc đủ quần áo ấm, quàng khăn bảo vệ cổ khi đi ra ngoài trời gió lạnh.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng, đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu đạm, các vitamin và khoáng chất từ rau xanh, hoa quả để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống bệnh.
- Hạn chế ăn đồ quá mặn, cay, nóng, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas bởi chúng có thể khiến họng bị kích ứng, tổn thương.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm họng, ngăn ngừa viêm họng gây sốt.
Sốt viêm họng tuy không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Cần áp dụng các biện pháp điều trị để sớm khắc phục.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm Họng Mạn Tính Quá Phát Do Đâu? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất
- Viêm Họng Hốc Mủ – Đâu Là Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!