Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Tốt Cho Sức Khỏe?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Người bệnh cần nắm rõ viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để có chế độ ăn uống tốt nhất, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Đây cũng là cách giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với người viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mạnh trước các dị nguyên như bụi mịn, phấn hoa, hoặc thậm chí thức ăn. Để ổn định và kiểm soát triệu chứng của viêm mũi dị ứng, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp là quan trọng không thể bỏ qua.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Cần nắm rõ viêm mũi dị ứng nên ăn gì vì chế độ ăn uống vô cùng quan trọng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu vitamin A, C, D, kẽm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm. Từ đó làm giảm việc phản ứng của cơ thể trước các dị nguyên.

Đặc biệt các loại thức ăn giàu chất chống khuẩn, chất chống oxy hóa (như rau xanh, trái cây, các loại hạt), thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin C và E) có thể giúp làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Chúng cũng có khả năng giảm viêm nhiễm và tạo ra môi trường kháng dị ứng trong cơ thể.

Mặt khác, béo phì có thể làm tăng phản ứng dị ứng và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và việc tập thể dục đều đặn có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng.

Bệnh viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Với tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng, chúng tôi đã tổng hợp nhiều loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả:

1. Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 là một loại axit béo không no có nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trong việc giảm viêm. Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Chất này cũng có tác dụng giảm đau, duy trì sức khỏe tổng thể và thúc đẩy quá trình phục hồi.

Các nguồn omega-3 tốt bao gồm cá hồi, cá mòi, và cá trích. Bổ sung các loại cá này vào chế độ ăn hàng tuần không chỉ giúp giảm viêm mà còn cung cấp nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tim mạch.

2. Rau củ quả giàu Vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Việc bổ sung thường xuyên có thể giảm các phản ứng dị ứng của cơ thể với dị nguyên. Đồng thời giảm đau, giảm sưng và các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Vitamin C cũng giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt từ thực vật, hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Thực phẩm giàu vitamin C gồm cam, kiwi, ớt chuông, dâu tây, cà chua, rau xanh…

Rau củ quả giàu Vitamin C
Ăn các loại rau củ quả giàu Vitamin C để kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch

3. Thực phẩm chứa quercetin

Quercetin là một loại flavonoid tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm như hành tây, táo, nho, anh đào, và trà xanh. Nó được biết đến với khả năng ức chế các phản ứng dị ứng và giảm viêm.

Quercetin giúp ổn định các tế bào mast, ngăn chặn việc giải phóng histamine – một nguyên nhân chính gây triệu chứng dị ứng.

4. Thực phẩm giàu probiotics

Probiotics là vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Sữa chua, kim chi và các sản phẩm lên men khác chứa probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Từ đó cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng viêm và sức khỏe tổng thể,  giảm các triệu chứng dị ứng. 

5. Uống nhiều nước

Uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm cảm giác khó chịu do tắc nghẽn. Đặc biệt nước còn giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và hỗ trợ các chức năng sinh học khác.

6. Chế độ ăn giàu chất chống viêm

Thực phẩm chống viêm như gừng, nghệ, tỏi và các loại hạt (như hạt lanh, hạt chia) có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, ngăn viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Đặc biệt tỏi, gừng và nghệ đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm mạnh mẽ, có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và ngăn bệnh tái phát.

Chế độ ăn giàu chất chống viêm
Thực hiện chế độ ăn giàu chất chống viêm gồm gừng, nghệ, tỏi và các loại hạt

7. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với nhiều cơ quan trong cơ thể và có vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Cụ thể việc duy trì bổ sung đủ kẽm có thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho cơ thể có khả năng phản ứng tốt hơn đối với các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời phát triển và duy trì hoạt động bình thường của tế bào T, một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng chống viêm, chống mệt mỏi và giảm viêm trong cơ thể. Điều này có thể giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, như sưng và kích ứng mũi.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương và tái tạo mô. Đối với người bị viêm mũi dị ứng, điều này có thể hỗ trợ phục hồi các mô trong mũi bị tổn thương do dị ứng. Nó cũng giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch, ngăn chặn phản ứng quá mức của cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng.

Người bệnh viêm mũi dị ứng không nên ăn gì?

Ngoài vấn đề viêm mũi dị ứng nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý đến những thực phẩm, thức uống nên kiêng để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

1. Tránh thực phẩm gây kích ứng

Một số thực phẩm có thể làm tăng triệu chứng dị ứng, như thực phẩm chứa histamine cao hoặc thực phẩm mà cơ thể cá nhân không dung nạp tốt. Thực phẩm chứa histamine cao bao gồm cá hồi hun khói, phô mai lâu năm và một số loại rượu vang. Đối với người dị ứng, việc tránh các thực phẩm này có thể giúp giảm triệu chứng.

2. Đồ uống có cồn

Rượu và các loại đồ uống có cồn khác có thể kích thích việc giải phóng histamine và làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng. Chính vì thế người bị viêm mũi dị ứng hoặc các tình trạng tương tự cần kiêng loại thức uống này.

Rượu và các loại đồ uống có cồn khác
Người bị viêm mũi dị ứng không nên uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác

3. Caffeine

Caffeine có thể kích thích hệ thống miễn dịch, làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng như sưng và ngứa. Nếu bạn nhận thấy caffeine ảnh hưởng đến các triệu chứng dị ứng của mình, hãy cân nhắc giảm lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày.

4. Thực phẩm gây dị ứng

Một số người có thể phản ứng với các loại thực phẩm cụ thể như hải sản, thịt bò, thịt gà, sữa bò, đậu phộng., lúa mì… Những người bị viêm mũi dị ứng khi tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể làm tăng và làm nặng hơn các triệu chứng dị ứng.

5. Thực phẩm chứa chất bảo quản và phụ gia

Chất bảo quản nhân tạo và phụ gia có thể kích thích phản ứng dị ứng. Thực phẩm chế biến và đóng gói thường chứa các chất bảo quản như sulfites. Chính vì thế mà người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tiêu thụ.

6. Thực phẩm nhiều đường

Đường và thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm và các triệu chứng dị ứng. Nhóm thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, những người béo phì có nguy cơ cao bị viêm mũi dị ứng và có tình trạng nghiêm trọng hơn.

Chính vì thế hạn chế lượng đường và thực phẩm chế biến sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể và giúp kiểm soát triệu chứng dị ứng.

Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường khiến tình trạng viêm và các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn

7. Thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo trans, như thức ăn nhanh và các loại bánh ngọt, có thể gây viêm và làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng. Ngoài ra nhóm thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh lý tim mạch và nhiều tình trạng nghiêm trọng khác.

Trên đây là thông tin giải đáp viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì. Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng, đặc biệt là những người đang bị viêm mũi dị ứng. Do đó bạn cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ cải thiện bệnh.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger