Cách chữa viêm mũi dị ứng: Top 3 phương pháp hiệu quả nhất
Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng. Trong đó dùng thuốc Tây kết hợp chăm sóc tại nhà là phương pháp hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến nhất.
Top 3 cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Bệnh viêm mũi dị ứng được điều trị bằng nhiều phương pháp. Dưới đây là 3 phương pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất:
1. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây
Hầu hết bệnh nhân được dùng thuốc tây trị viêm mũi dị ứng. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể kê đơn những loại sau:
- Thuốc kháng histamin: Dùng để điều trị và ngăn phản ứng dị ứng của cơ thể với tác nhân. Đồng thời giảm nhanh các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi…
- Thuốc dạng xịt: Thường chứa chất kháng viêm hoặc kháng histamin. Thuốc được dùng để xịt trực tiếp vào trong khoang mũi, giúp đường hô hấp được làm sạch và loại bỏ vi khuẩn.
- Nhóm thuốc corticoid: Corticoid được xịt trực tiếp vào mũi để giảm viêm, ngăn các phản ứng dị ứng quá mức và giảm nhẹ triệu chứng.
- Thuốc co mạch: Thuốc có tác dụng co mạch máu, nhờ vậy có thể làm giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi,…
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian tại nhà
Cách chữa này khá đơn giản, có thể tự áp dụng tại nhà để giảm các triệu chứng.
Uống trà gừng
Tính ấm của gừng giúp lưu thông khoang mũi, cải thiện hiệu quả tình trạng nghẹt mũi và khó thở. Theo y học, gừng chữa hoạt chất Gingerol có tác dụng rất tốt trong việc ức chế các nhân tố gây viêm mũi dị ứng. Cách thức thực hiện của phương thuốc này cũng rất đơn giản và tiết kiệm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một vài lát gừng tươi, cắt lát
- Hoà cùng nước ấm, có thể thêm một chút mật ong để uống mỗi ngày.
Xông hơi bằng thảo dược
Khi xông hơi, hơi nóng sẽ đi vào xoang mũi, cấp ẩm cho vùng niêm mạc và làm loãng dịch nhầy, giúp mũi trở nên thông thoáng hơn. Bạn nên sử dụng loại thảo dược có tính chất kháng viêm, đồng thời làm giảm sưng niêm mạc mũi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá bạc hà, sả chanh, hoa ngũ sắc,…,rồi đem đun cùng với 1l nước cho đến khi nước sôi
- Dùng khăn trùm kín đầu sao cho hơi nước bốc lên phả lên mũi nhiều nhất có thể
Dùng tỏi
Tỏi có hoạt chất allicin hoạt động như một loại kháng sinh và có khả năng kháng viêm rất tốt. Tỏi cũng giúp làm ẩm đường thở. Bạn có thể sử dụng nước ép tỏi hoặc rượu tỏi để kiểm soát căn bệnh viêm mũi dị ứng.
Lưu ý: Tỏi càng được bào nhỏ thì càng có hoạt tính sinh hoạt cao. Không dùng cho người mới phẫu thuật.
Nước ép tỏi: Cách thực hiện
- Chuẩn bị 2-3 tép tỏi, sau đó ép lấy nước cốt
- Trộn nước ép tỏi cùng với mật ong theo tỉ lệ 1:1.
- Sau khi vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, nhỏ dung dịch này vào bên trong mũi
- Thực hiện phương pháp trên đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh
Rượu tỏi: Cách thực hiện
- Dùng tỏi ngâm cùng rượu trắng trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng
- Uống 1 ly nhỏ sau bữa ăn khi gặp phải các triệu chứng của bệnh
- Ngày dùng 2 lần, dùng liên tục trong thời gian dài để giúp hệ hô hấp trở nên thông thoáng hơn
Hoa ngũ sắc
Loại hoa này thường mọc ở nhiều nơi, đặc biệt tại các khu vực miền núi phía Bắc. Hoa ngũ sắc có chứa các hoạt chất ageratocromen và demetoxygeratocromen, mang đến hiệu quả trong việc kháng viêm và ức chế các phản ứng dị ứng của căn bệnh viêm mũi dị ứng..
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g hoa ngũ sắc, nước muối và vải sạch. Rửa sạch các nguyên liệu với nước muối
- Sau đó, cho nguyên liệu vào giã lấy nước cốt
- Lọc nước cốt bằng vải sạch rồi đem nhỏ vài giọt vào mũi
- Xì nhẹ để tạp chất chảy ra ngoài
Bên cạnh đó, xông hơi bằng hoa ngũ sắc cũng mang lại hiệu quả tương tự. Phương pháp chữa bệnh này không khó để thực hiện do đây là loại hoa vô cùng dễ kiếm, xuất hiện nhiều trong tự nhiên.
Dùng lá ngải cứu
Ngải cứu được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng bởi tính ấm và khả năng kháng viêm. Bạn có thể ngâm chân cùng với ngải cứu hoặc đốt ngải cứu trên các huyệt đạo của mình.
Cách thực hiện:
- Phơi khô ngải cứu non
- Lấy một tờ giấy cuộn vào ngải cứu đã được làm cho khô héo, sau đó đốt trên các huyệt đạo.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tương đối phức tạp do nhiều người không nắm rõ vị trí của các huyệt đạo.
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y
Thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng gồm các thảo dược lành tính, có hoạt tính sinh học cao, giúp giảm viêm, giảm dị ứng và loại bỏ căn nguyên của bệnh. Đông y cũng chú trọng vào việc nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể thông khiếu – tán hàn
Bài thuốc này có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 12g ké đầu ngựa; thông bạch, quế chi, mỗi loại 6g; bạch chỉ, mã đề, mỗi loại 8g; 10g kinh giới;4g gừng tươi và 3 quả đại táo
- Sắc dược liệu cùng với 600ml nước, cứ sắc cho đến khi nước chỉ còn ⅓ thì dừng lại
- Sử dụng 2 lần mỗi ngày
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể phong nhiệt phạm phế
Triệu chứng: Chảy nước mũi màu vàng nhẹ, đau đầu, hắt hơi,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị sài đất, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, mỗi loại 12g; kinh giới, mã đề, lá dâu tằm, cúc tần, bạc hà, cam thảo nam, mỗi loại 8g; 10g rau diếp cá
- Sắc các dược liệu trên với 750ml nước, tắt bếp khi thấy nước chỉ còn 300ml.
- Uống trước các bữa ăn, dùng ngày 2 lần
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm phế
Bài thuốc này có tác dụng làm ấm cơ thể và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10-12g lá bèo cái, thương nhĩ tử; kinh giới, bạch chỉ, mã đề 8-10g mỗi loại; quế chi, gừng tương 4-6g; 6-8g hành trắng; 3 quả đại táo
- Rửa sạch, sơ chế các nguyên liệu, sau đó đem sắc với 600ml nước cho tới khi nồi đã cạn một nửa.
- Sử dụng dưới dạng thuốc ấm, trước 2 bữa ăn
Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng
Để làm giảm các triệu chứng bệnh cũng như phòng tránh viêm mũi dị ứng hiệu quả, dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu mà người mắc nên tham khảo:
- Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, thịt lợn, thịt gà,… Điều này giúp tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.
- Uống tối thiểu 2l nước mỗi ngày.
- Hạn chế các loại đồ ăn lạnh, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như cafe, rượu, bia,… và thận trọng khi ăn các loại hải sản vì thực phẩm này dễ gây dị ứng
- Giữ môi trường sống và làm việc sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn – tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
- Thường xuyên súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
- Thường xuyên làm ẩm mũi bằng cách xông hơi hoặc dùng máy làm ẩm mũi.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây bệnh như lông động vật, phấn hoa, khói bụi,…
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch.
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy phát hiện và điều trị kịp thời là một việc cần thiết cho sức khỏe. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả để được hướng dẫn cụ thể.
THAM KHẢO THÊM
- Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Phòng Tránh Bệnh Hiệu Quả
- Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Không Thể Coi Thường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!