Viêm Mũi Dị Ứng Xuất Tiết Là Gì? Căn Nguyên Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm mũi xuất tiết là một bệnh lý thường gặp, xảy ra khi một số nguyên nhân làm tăng tiết quá nhiều dịch nhầy và khiến niêm mạc mũi họng bị viêm. Bệnh lý này có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng xuất tiết là một dạng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng. Trong đó phản ứng dị ứng đối với các chất như phấn hoa, bụi mịn, hoặc lông động vật làm tăng tiết dịch nhầy ở mũi và gây viêm.

Viêm mũi xuất tiết
Viêm mũi xuất tiết là tình trạng viêm, có nhiều dịch nhầy trong mũi và họng

Đây cũng có thể là hệ quả của một số tình trạng khác như cúm, viêm xoang, viêm mũi họng cấp. Viêm mũi dị ứng xuất tiết được đặc trưng bởi tình trạng phù nề kèm theo xung huyết lan tỏa niêm mạc mũi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì?

Hầu hết các trường hợp viêm mũi xuất tiết liên quan đến dị ứng. Khi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, lông chó mèo… niêm mạc mũi dị ứng và tăng tiết dịch nhầy. Từ đó gây ra tình trạng viêm.

Những nguyên nhân khác:

  • Vi khuẩn, virus, nấm mốc xâm nhập
  • Thời tiết thay đổi đột ngột và thất thường khiến cơ thể của bạn không thích nghi kịp, dễ mắc bệnh
  • Sinh sống trong môi trường không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, môi trường có độ ẩm cao,…
  • Thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích mũi như lông động vật, hoá chất tẩy rửa, phấn hoa,…
  • Dung nạp vào cơ thể nhiều loại thức ăn, đồ uống có hại cho sức khoẻ như đồ ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, bia rượu,..

Xem thêm: Viêm Mũi Họng Xuất Tiết Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng xuất tiết

Những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh:

  • Cảm thấy đau và khô rát họng. Đau sẽ lan sang cả tai, kèm theo ho khan khi bệnh nặng hơn
  • Ngạt mũi
  • Chảy nhiều dịch mũi
  • Nhìn thấy bề mặt niêm mạc bị phù nề, da phía ngoài mũi bị tấy đỏ, sàn mũi dưới to, sàn mũi và các ngách dưới chứa nhiều dịch nhầy
  • Khó chịu, mệt mỏi.

Biến chứng của viêm mũi dị ứng xuất tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết có thể điều trị khỏi, và không gây biến chứng nếu được chẩn đoán và chữa bệnh đúng cách. Khi không được điều trị, bệnh gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ.

Ngoài ra người bệnh cũng có nguy cơ gặp những biến chứng sau:

Cách điều trị viêm mũi dị ứng xuất tiết

Bệnh nhân chủ yếu được điều trị y tế bao gồm sử dụng thuốc. Những trường hợp nhẹ có thể được hướng dẫn dùng thuốc đông y hoặc mẹo chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng.

Dùng thuốc tây

Những loại thuốc thường dùng:

  • Thuốc kháng histamin H1: Chống dị ứng, giảm các triệu chứng liên quan và giảm xuất tiết.
  • Nhóm thuốc chứa Corticoid (chủ yếu ở dạng xịt): Xoa dịu niêm mạc mũi, giảm sưng viêm và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại.
  • Thuốc se bề mặt niêm mạc mũi: Giúp làm khô niêm mạc mũi, mũi thông thoáng và giảm sưng viêm. 
  • Kháng sinh: Thuốc có tác dụng diệt khuẩn giúp ngăn nhiễm trùng và biến chứng.
  • Thuốc gây tê: Dung dịch gây tê thấm Novocain 5% có thể được dùng để giảm khó chịu và đau tạm thời.

Chú ý không tự ý dùng luôn. Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng thuốc theo chỉ định
Dùng thuốc theo chỉ định giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng

XEM THÊM: 5 Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Hiện Nay

Điều trị viêm mũi dị ứng xuất tiết bằng Đông y.

Đông y nhận định phong, hàn, nhiệt, độc là những yếu tố ngoại sinh tác động đến cơ thể. Do đó, Đông y tập trung nâng cao chức năng của tạng phủ, hoạt huyết hóa ứ, tán hàn, giải độc,…Dưới đây là một số bài thuốc mà người bệnh nên tham khảo:

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Ké đầu ngựa, bồ công anh, bạc hà, tân di,…
  • Sắc cùng với 500ml nước, đun đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp
  • Uống đều đặn ngày 3 lần

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Tân di, nghiệt mộc, bạc hà, bách chiểu.
  • Sắc cùng với nước sạch, đun đến khi chỉ còn 2 bát thì tắt bếp, chắt ra
  • Đem đổ thêm nước rồi lại tiếp tục đun cạn cho đến khi còn 1 bát, sau đó đem hòa cùng 2 bát trên rồi chia đều uống trong ngày

Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị rau tần (lá dày), thương nhĩ tử, nghiệt bì, mỗi loại 16g; sa sâm, hộ khương sứ, mỗi loại 12g; thiên niên kiện, hồ vương sứ giả, bán hạ chế, trùng bì, mỗi loại 10g; vỏ quế khô 8g, sinh khương 4g
  • Rửa sạch nguyên liệu, sắc cùng 5 bát con nước
  • Đun đến khi còn mực nước còn khoảng ⅔ thì tắt bếp, chắt ra, uống hết trong ngày.

Thuốc đông y thường mang đến hiệu quả chậm nên cần kiên trì áp dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Mẹo dân gian tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng các phương pháp nói trên, người bệnh nên kết hợp các mẹo dân gian tại nhà để cải thiện các triệu chứng nhanh hơn.

Xông hơi bằng tinh dầu

Xông mũi bằng tinh dầu sẽ làm loãng dịch nhầy, nhờ đó niêm mạc mũi trở nên khô thoáng hơn và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến khích sử dụng với trẻ nhỏ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một bát nước nóng, sau đó cho thêm một vài giọt tinh dầu quế, bạc hà, khuynh diệp,…
  • Xông hơi trong khoảng 5-15 phút sao cho hơi nóng phả vào mũi nhiều nhất có thể
  • Thực hiện từ 2-3 lần mỗi tuần
  • Chú ý giữ khoảng cách giữa mặt và nước nóng để tránh bị bỏng.

Sử dụng nghệ vàng

Nghệ vàng có khả năng kháng khuẩn và làm lành những thương tổn tốt. Đối với bệnh nhân mắc viêm mũi xuất tiết, nghệ vàng giúp tái tạo niêm mạc bị tổn thương và chữa viêm loét rất hiệu quả.

nghệ vàng giúp tái tạo niêm mạc bị tổn thương và chữa viêm loét rất hiệu quả.
Nghệ vàng giúp tái tạo niêm mạc bị tổn thương và chữa viêm loét rất hiệu quả

Cách thực hiện

  • Làm sạch một củ nghệ vàng già, sau đó thái lát mỏng
  • Dùng cối giã nhỏ nghệ sau đó chiết lấy nước cốt
  • Sử dụng tăm bông thấm nước cốt rồi đưa vào trong khoang mũi
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày, cần kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả cao

Sử dụng cây hoa ngũ sắc

Tinh dầu trong cây hoa ngũ sắc có khả năng diệt khuẩn cao, giúp tiêu viêm và làm loãng dịch nhầy trong mũi. Từ đó, mũi sẽ trở nên thông thoáng hơn, đường thở được cải thiện rõ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm cây hoa ngũ sắc, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn
  • Vắt lấy nước cốt
  • Vệ sinh mũi trước sau đó lấy 2-3 giọt nước cốt cây hoa ngũ sắc nhỏ vào 2 bên mũi
  • Để khoảng 2-5 phút rồi xì mạnh để loại bỏ hết dịch nhầy ra ngoài.

ĐỌC NGAY: 5 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Hiệu Quả Cao

Lời khuyên cho người viêm mũi dị ứng xuất tiết

Mặc dù viêm mũi xuất tiết không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị không đúng cách sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Dưới đây là lời khuyên của một số chuyên gia dành cho người bệnh để tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn:

Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều rau củ quả như cam, cải xanh, kiwi,...để tăng cường vitamin C
Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều rau củ quả để tăng cường vitamin C
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là tai mũi họng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Giữ ấm cho cơ thể trong những ngày thời tiết chuyển lạnh.
  • Nên thăm khám và nhận được sự điều trị kịp thời khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi và súc họng. Điều này giúp kháng viêm và giảm dịch nhầy trong khoang mũi.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều dị nguyên gây bệnh và nên đeo khẩu trang liên tục khi ra ngoài.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều rau củ quả như cam, cải xanh, kiwi,…để tăng cường vitamin C và cải thiện sức đề kháng.
  • Xây dựng một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Nếu bệnh có dấu hiệu chuyển nặng như viêm mũi dị ứng bội nhiễm, bệnh lan xuống cổ họng,…thì cần chuyển đến bệnh viện ngay.

Bệnh viêm mũi xuất tiết gây khó chịu và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì càng có khả năng chữa trị dứt điểm và tránh những biến chứng.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger