Nghiên Cứu Về Việc Cơ Thể Sẽ Như Thế Nào Nếu Mất Ngủ Kéo Dài

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Theo số liệu thống kê từ Viện nghiên cứu về giấc ngủ Hoa Kỳ, cứ 10 người thì có 1 người bị mất ngủ kéo dài. Tình trạng này tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh theo các giai đoạn. Thông tin trong bài nghiên cứu sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của bệnh.

Cơ thể sẽ thế nào nếu mất ngủ kéo dài?

1/3 thời gian trong cuộc đời con người dành cho việc ngủ. Thời lượng ngủ tuỳ thuộc vào từng độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 17 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ nhỏ tổng thời gian ngủ 12 tiếng
  • Người càng trưởng thành thời gian ngủ càng ít đi, tuy nhiên không được ít quá 7 tiếng.
Đảm bảo ngủ trên 7 tiếng mỗi ngày để duy trì một sức khỏe tốt
Đảm bảo ngủ trên 7 tiếng mỗi ngày để duy trì một sức khỏe tốt nhất

Bình thường mỗi đêm chúng ta cần ngủ đủ 7 tiếng để nạp năng lượng chuẩn bị khởi động một ngày mới. Tuy nhiên sẽ có ít nhất vài lần trong đời có cảm giác trằn trọc khó ngủ, diễn ra trong thời gian ngắn. 

Tuy nhiên nhiều trường hợp bị mất ngủ kéo dài. Vậy cơ thể chúng ta sẽ ra sao khi bị mất ngủ liên tục?

Mất ngủ sau 1 ngày

Nhiều người sau khi gặp phải cú sốc trong cuộc sống, chuyện gia đình phiền muộn, công việc không như mong muốn… thường thức trắng đêm suy nghĩ. 

Điều này sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể khi bỗng dưng nhịp sinh học tự nhiên bị nhiễu loạn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy các triệu chứng: 

  • Buồn ngủ, uể oải, mất tập trung
  • Thèm ăn
  • Dễ cáu gắt
  • Quầng thâm mắt
  • Hành động kém linh hoạt… vào ngày hôm sau. 

Mất ngủ sau 2 ngày

Sau 48 tiếng không ngủ, những phản ứng của cơ thể trở nên tiêu cực hơn khi bạn cảm thấy toàn thân đau mỏi, đầu óc khó giữ tỉnh táo. Đây là giai đoạn mất ngủ cực độ khiến sức khỏe bạn suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là hệ thần kinh. 

Các nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng, khi mất ngủ 48 tiếng:

  • Bộ não con người rơi vào tình trạng trì trệ, không thể thu nạp bất cứ điều gì bên ngoài, thậm chí sinh ra ảo giác, nghe hoặc nhìn thấy những thứ không hề tồn tại. 
  • Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng tăng lên như đau đầu, choáng váng, căng thẳng lo âu, bồn chồn, giận dữ…

Mất ngủ sau 1 tuần

Một trong những biểu hiện rõ nhất mà người bị mất ngủ sau 1 tuần cảm nhận được là các đầu chi run rẩy khó làm chủ hành động của bản thân. Nguyên nhân là do toàn bộ não và các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi sau nhiều ngày liên tục. 

Bên cạnh đó, mất ngủ ròng rã 1 tuần khiến khả năng nhận thức của người bệnh bị suy giảm nhanh chóng và tăng mức độ hoang tưởng.

Mất ngủ kéo dài hơn 1 tuần có thể làm suy giảm nhận thức
Mất ngủ kéo dài hơn 1 tuần có thể làm suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ bị hoang tưởng

Theo báo cáo của Viện Quốc gia về Rối loạn thần kinh và đột quỵ Hoa Kỳ, ngủ ít, thiếu ngủ, mất ngủ kinh niên khiến cấu trúc tế bào não bị thay đổi dẫn tới nguy cơ thoái hoá não, về lâu dài có thể gây teo não. 

Mất ngủ sau 1 tháng

Người bị mất ngủ cảm giác cuộc sống vô cùng tệ hại, mỗi đêm dài vô tận, nằm mãi không ngủ nổi giống như bị tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần. Hậu quả là những mối nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt từ giai đoạn 1 tháng trở đi

Lão hoá sớm: Điều đầu tiên dễ nhận thấy bằng mắt thường là những người bị mất ngủ sau 1 tháng da dẻ xanh xao, nhăn nheo, chảy xệ, mắt thâm quầng, cơ thể bị mất nước, thiếu sức sống. Vẻ bề ngoài của người bệnh trông già hơn so với tuổi gấp nhiều lần. 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tai biến, đột quỵ: 

  • Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, những người thường xuyên ngủ dưới 6 tiếng/đêm có nồng độ các chất gây viêm trong máu cao dẫn tới nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. 
  • Người mất ngủ kéo dài sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, ù tai, khó thở là những biểu hiện của tăng huyết áp. Thường xuyên bị tăng huyết áp ban đêm kéo dài liên tục lại dẫn đến mất ngủ. Nó giống như một vòng tuần hoàn mà nguyên nhân xuất phát từ mất ngủ. 
  • Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đối tượng mất ngủ là những người trẻ tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần so với các độ tuổi khác. 

Vấn đề sinh lý:

  • Giảm ham muốn tình dục ở nam giới: Sau 1 tháng mất ngủ, quá trình sản xuất hormone Testosterone bị ảnh hưởng. Buổi sáng là khoảng thời gian hormone này cao nhất nhưng sau rất nhiều ngày không được nạp đủ Testosterone khiến nam giới rất ngại các cuộc “yêu”. 
  • Tăng nguy cơ vô sinh ở phái nữ: Các nghiên cứu của Tiến sĩ Daniel Park và đồng nghiệp đại học Inje (Hàn Quốc) nhấn mạnh, phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có Cortisol tăng cao tác động xấu tới khả năng hệ sinh sản, khả năng thụ thai giảm xuống 46%. 

Tai nạn giao thông: Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia thống kê có tới hơn 6000 vụ tai nạn giao thông mỗi năm do tài xế ngủ gật. 

Rối loạn tâm lý: Lo lắng, sợ hãi, tự ti, ngại giao tiếp, dễ cáu gắt, nổi nóng… là vấn đề mà những người mất ngủ thường xuyên gặp phải. 

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy con số đáng báo động khi có khoảng 50 – 90% người bị trầm cảm, rối loạn lo âu thường xuyên mất ngủ. Cảm giác mệt mỏi, suy nghĩ không thông suốt có thể dẫn tới các hành động nguy hiểm cho bản thân như tự làm đau chính mình, tự tử. 

Mất ngủ kéo dài để lại nhiều hậu quả về sức khoẻ, nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể rất khó hồi phục hoàn toàn. Nhận biết các giai đoạn của chứng bệnh mất ngủ là một trong những việc giúp quá trình chữa trị hiệu quả, chuyên sâu hơn.

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger