Viêm Xoang Cấp: Dấu Hiệu Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả
Viêm xoang cấp có triệu chứng đột ngột xuất hiện, nghiêm trọng nhưng ngắn hạn. Bệnh thường khỏi sau 1 tuần điều trị, nhưng cũng có thể kéo dài và trở thành mãn tính nếu không được chữa đúng cách.
Viêm xoang cấp là gì?
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở một hoặc nhiều xoang – những hốc rỗng nằm trong khối xương sọ – mặt. Bệnh xảy ra khi có nhiễm trùng làm viêm và tổn thương lớp lót trong xoang, khiến dịch nhầy ứ đọng và không thể thoát ra ngoài.
Thông thường bệnh viêm xoang được phân thanh 4 loại gồm:
- Cấp tính: Kéo dài dưới 4 tuần.
- Bán cấp: Kéo dài từ 4 – 12 tuần.
- Mạn tính: Kéo dài hơn 12 tuần.
- Tái phát: Có bốn đợt kéo dài dưới 4 tuần.
Viêm xoang cấp có nguy hiểm không?
Viêm xoang cấp không phải là tình trạng nguy hiểm. Bệnh khỏi nhanh khi được điều trị đúng cách, hiếm khi gây biến chứng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, điều trị không hiệu quả có thể khiến nhiễm trùng dai dẳng, lây lan và gây ra những biến chứng sau:
Các biến chứng bao gồm:
- Viêm xoang mãn tính
- Huyết khối xoang hang
- Nhiễm trùng ổ mắt
- Áp xe dưới màng xương
- Áp xe ổ mắt
- Viêm họng
Mặc dù hiếm gặp nhưng những biến chứng nội sọ cũng có thể xảy ra, bao gồm:
- Tụ máu dưới hoặc ngoài màng cứng
- Viêm màng não
- Áp xe não
- U sưng phồng Pott, thường liên quan đến viêm xoang trán
Nguyên nhân gây viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Nhiễm virus. Thường do virus cảm lạnh thông thường và cúm.
- Nhiễm khuẩn
- Nhiễm nấm
- Lệch vách ngăn mũi
- Polyp mũi hoặc trong xoang làm tắc lưu thông khí và dịch nhầy, từ đó dẫn đến viêm
- Dị ứng, thường liên quan đến viêm mũi dị ứng
Những yếu tố làm tăng nguy cơ:
- Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá
- Hệ miễn dịch suy yếu
Triệu chứng thường gặp
Bệnh viêm xoang cấp có những triệu chứng sau:
- Đau đầu, đau hai bên thái dương, vùng chẩm, đỉnh đầu hoặc viêm xoang gây đau sau gáy
- Đau mắt
- Đau răng
- Đau tai
- Có cảm giác đầy tai
- Nặng, sưng và đau mặt
- Sưng và đỏ mắt
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi nhiều và hôi, có màu sắc bất thường hoặc có mủ
- Chảy nước mũi sau
- Sốt
- Giảm hoặc mất mùi
- HO
- Mệt mỏi
Các phương pháp điều trị bệnh viêm xoang cấp
Khi bị viêm xoang cấp, người bệnh cần sớm thăm khám và chẩn đoán, sau đó có cách giải quyết thích hợp. Hầu hết bệnh nhân cần phải điều trị y tế, kết hợp các biện pháp chăm sóc và giảm nhẹ để bệnh lý được khắc phục nhanh hơn.
Điều trị y tế
Bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc sau để điều trị viêm xoang cấp tính:
- Thuốc kháng sinh: Nếu viêm xoang cấp do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Dựa vào tình trạng, thuốc sẽ được dùng với loại và thời gian thích hợp để diệt vi khuẩn đang gây bệnh.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Các loại thuốc như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin) có thể được sử dụng để giảm đau và hạ sốt cho bệnh nhân bị viêm xoang.
- Thuốc chống dị ứng: Nếu viêm xoang cấp do dị ứng, thuốc chống dị ứng như Antihistamine có thể giúp giảm triệu chứng. Đồng thời ngăn những phản ứng dị ứng khiến viêm tái phát.
- Thuốc xịt mũi Steroid: Các loại xịt mũi có chứa steroid như fluticasone (Flonase), budesonide (Rhinocort) hay mometasone (Nasonex) có thể giúp giảm viêm và sưng trong các xoang. Nhóm thuốc này cũng giúp giảm đau hiệu quả. Đôi khi Steroid đường uống được dùng cho người bị viêm xoang nặng.
- Thuốc xịt mũi giảm nghẹt: Thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline hoặc phenylephrine có thể giúp giảm nghẹt mũi tạm thời. Tuy nhiên, chúng không nên sử dụng quá 3 – 5 ngày liên tục do có thể gây tác dụng phụ.
- Thuốc loãng dịch nhầy: Như guaifenesin (Mucinex) có thể giúp làm loãng dịch nhầy, giúp dễ dàng loại bỏ qua đường hô hấp.
- Thuốc điều trị triệu chứng: Tùy vào triệu chứng cụ thể, có thể sử dụng các loại thuốc khác như thuốc nhỏ mắt, thuốc trị ho hoặc thuốc chống buồn nôn.
Bệnh viêm xoang cấp thường không được phẫu thuật điều trị, ngoại trừ trường hợp có polyp lớn trong mũi hoặc xoang, lệch vách ngăn mũi cần điều chỉnh.
Chăm sóc và điều trị tại nhà
Chăm sóc và điều trị viêm xoang cấp tại nhà có thể giúp làm giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện:
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày có thể giúp loại bỏ chất nhầy, giảm viêm và làm sạch xoang.
- Hít hơi nước nóng: Hít hơi từ một chậu nước nóng hoặc trong khi tắm có thể giúp làm mềm và loãng dịch nhầy. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng loại bỏ chúng.
- Dùng máy tạo độ ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ có thể giúp giữ cho không khí ẩm, giảm khô mũi và hỗ trợ việc loại bỏ chất nhầy.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp làm loãng dịch nhầy và hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi và ngủ. Điều này giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch để chống bệnh.
- Tránh hút thuốc và khói thuốc: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm xoang.
- Sử dụng gối cao khi ngủ: Nâng cao đầu khi ngủ có thể giúp giảm sự ứ đọng của chất nhầy trong xoang.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng: Nếu viêm xoang do dị ứng, hãy tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, vật nuôi, …
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Nếu bạn đã được kê đơn thuốc, hãy chắc chắn tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng.
Nhìn chung bệnh viêm xoang cấp có thể được điều trị nhanh bằng thuốc và biện pháp tại nhà mà không gây biến chứng. Tuy nhiên bạn cần sớm khám và điều trị theo bác sĩ để đạt hiệu quả tối đa.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Viêm Xoang Cấp Mủ Có Nguy Hiểm Không?
- Viêm Xoang Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Tốt Cho Người Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!