Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Dạ Dày
Giãn tĩnh mạch dạ dày là một trong những nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa trên và đe dọa đến tính mạng. Bệnh xảy ra khi những tĩnh mạch dưới niêm mạc của dạ dày bị giãn và phình to. Tình trạng này cần sớm phát hiện và điều trị để tránh gây nguy hiểm.
Tổng quan
Giãn tĩnh mạch dạ dày là tình trạng những tĩnh mạch trong dạ dày bị giãn và sưng lớn. Bệnh thường liên quan đến tăng huyết áp tĩnh mạch cửa hoặc áp lực cao trong tĩnh mạch khiến chúng bị giãn.
Bệnh phổ biến ở những bệnh nhân bị xơ gan và người có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Giãn tĩnh mạch dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Hơn nữa bệnh nhân còn có nguy cơ chảy máu (xuất huyết) do giãn tĩnh mạch dạ dày, bị đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Tĩnh mạch dạ dày đổ vào hai tĩnh mạch gồm tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Sau đó cả hai tĩnh mạch này đều đổ về hệ thống tĩnh mạch cửa.
Khi áp lực trong tĩnh mạch cửa cao hơn so với áp lực trong tĩnh mạch chủ dưới, những tình trạng thứ phát sẽ phát sẽ phát triển. Điều này khiến các mạch dưới niêm mạc bị phồng lên và nhanh chóng uốn khúc trong dạ dày. Từ đó làm tăng áp lực và giãn tĩnh mạch dạ dày. Khi căng phồng lên, những tĩnh mạch có thành mỏng có thể vỡ ra và chảy máu.
Nguyên nhân cụ thể của bệnh:
- Nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như bệnh sán máng
- Huyết khối (cục máu đông) trong tĩnh mạch
- Xơ gan
Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ chảy máu do giãn tĩnh mạch dạ dày:
- Giãn tĩnh mạch lớn
- Áp lực tĩnh mạch cửa cao
- Suy gan hoặc xơ gan nặng
- Có vệt đỏ hoặc đốm đỏ dài trên tĩnh mạch bị giãn
- Tiếp tục sử dụng rượu bia.
Triệu chứng và chẩn đoán
Bệnh giãn tĩnh mạch dạ dày thường không ra triệu chứng cho đến khi có xuất huyết. Những triệu chứng thường gặp gồm:
- Nôn ra máu
- Phân đen, có máu hoặc hắc ín
- Mất máu dẫn đến choáng váng và da dẻ xanh xao
- Mất ý thức ở những trường hợp nặng
- Nhịp tim cao
- Hạ huyết áp
- Sốc.
Những triệu chứng liên quan đến bệnh gan mãn tính hoặc xơ gan:
- Chán ăn dẫn đến sụt cân
- Thường xuyên hoặc liên tục mệt mỏi
- Dễ bầm tím và chảy máu nhiều
- Teo tinh hoàn
- Chuột rút cơ bắp
- Buồn nôn và ói mửa
- Sưng bụng
- Vàng da
- Nước tiểu sẫm màu
- Ứ mật
- U mạch máu dạng nhện
- Thay đổi hành vi
- Chất lỏng tích tụ trong bụng được gọi là cổ trướng.
Những triệu chứng do tăng huyết áp tĩnh mạch cửa:
- Bụng sưng to
- Đau dạ dày
- Sốt
- Nôn ra máu hoặc đi ngoài có phân sẫm màu
- Đại tiện ra máu
- Trĩ hậu môn
- Hành vi bất thường
- Cổ trướng
- Thoát vị cạnh rốn
- Da nhợt nhạt, niêm mạc hơi xanh
- Khó thở
- Những mạch máu phồng lên ở các chi
Bệnh giãn tĩnh mạch dạ dày được chẩn đoán bằng cách kiểm tra các triệu chứng từ bệnh nhân và nội soi đường tiêu hóa trên. Trong đó ống nội soi dài và có gắn camera được đưa vào trong qua cổ họng để quan sát thực quản và dạ dày. Điều này giúp phát hiện nhanh những tĩnh mạch bị giãn.
Biến chứng và tiên lượng
Chảy máu (xuất huyết) là biến chứng thường gặp và nghiêm trọng nhất của giãn tĩnh mạch dạ dày. Biến chứng này thường tái phát nhiều lần sau lần khởi phát.
Nếu thường xuyên bị chảy máu hoặc chảy máu ồ ạt, người bệnh sẽ có nguy cơ thiếu máu, bị sốc và tử vong.
Điều trị
Dựa vào mức độ nghiêm trọng, giãn tĩnh mạch dạ dày có thể được điều trị bằng một trong những biện pháp dưới đây:
1. Tạo thông cửa chủ qua da
Tạo thông cửa chủ qua da là phương pháp làm giảm tĩnh mạch cửa. Phương pháp này giúp ngăn tình trạng giãn tĩnh mạch thêm nghiêm trọng và giảm nguy cơ gặp biến chứng.
Thông thường phương pháp tạo thông cửa chủ qua da sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Có xuất huyết
- Tỉ lệ chảy máu tái phát từ 10 - 30%
Phương pháp này có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng.
2. BRTO
BRTO là một kỹ thuật can thiệp qua đường mạch máu. Phương pháp này làm nút tắc các búi giãn tĩnh mạch dạ dày, đồng thời giúp đóng luồn thông cửa chủ. Từ đó làm giảm nguy cơ chảy máy tái phát, cải thiện dòng chảy tĩnh mạch cửa về gan giúp cải thiện chứ năng gan.
BRTO thường được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Giãn tĩnh mạch dạ dày có nguy cơ vỡ, nội soi dạ dày tìm thấy những dấu hiệu chảy máu
- Giãn tĩnh mạch dạ dày bị vỡ tái phát nhiều lần.
Chống chỉ định:
- Dị ứng thuốc cản quang
- Suy thận với creatinin huyết thanh > 1.5 mg/dl
- Tắc tĩnh mạch cửa
- Cổ trướng tái diễn hoặc có mức độ nhiều
- Giãn tĩnh mạch nặng.
Quy trình thực hiện:
- Đặt một catheter có bóng vào vị trí thông tĩnh mạch vị-thận. Sau đó thiết bị được bơm căng bóng để bịt luồng thông, ngăn ngừa trào ngược
- Gây tắc mạch những luồng thông của búi tĩnh mạch giãn ngay tại hệ thống tĩnh mạch chủ dưới
- Tắc búi tĩnh mạch giãn ở dạ dày.
BRTO xâm lấn ít, có độ an toàn và tỉ lệ thành công cao.
3. Tiêm xơ qua nội soi
Tiêm xơ qua nội soi là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày được áp dụng phổ biến. Phương pháp này có tác dụng làm giảm biến chứng chảy máu và kích thước của tĩnh mạch bị giãn.
Khó thực hiện tiêm xơ qua nội soi ở những bệnh nhân có búi giãn tĩnh mạch ở vùng đáy vị, dễ gặp biến chứng ở những bệnh nhân có shunt vị-thận. Những trường hợp này thường được sử dụng phương pháp BRTO để thay thế.
4. Thắt vòng nội soi
Nếu có nguy cơ hoặc đang bị chảy máu, bác sĩ có thể tiến hành buộc các tĩnh mạch bị ảnh hưởng bằng dây thun. Trong khi điều trị, bác sĩ sử dụng ống nội soi và lực hút để tĩnh mạch được kéo giãn vào một khoang ở cuối ống soi. Sau đó quấn chúng bằng một dải thun để tĩnh mạch không thể chảy máu.
5. Dùng thuốc
Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch dạ dày có thể được chỉ định một số loại thuốc để điều trị và giảm nguy cơ chảy máu, bao gồm:
- Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta là một loại thuốc huyết áp được dùng để điều trị giãn tĩnh mạch ở dạ dày. Thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Từ đó làm giảm khả năng chảy máu. Nadolol (Corgard) và Propranolol là hai loại thuốc chẹn beta thường được sử dụng. Thuốc này thường được sử dụng đồng thời giúp phương pháp thắt băng nội soi để ngăn ngừa chảy máu tái phát.
- Thuốc Vasopressin (Vasostrict): Thuốc này có tác dụng làm chậm lưu lượng máu vào tĩnh mạch cửa. Từ đó giúp ngăn ngừa chảy máu.
- Thuốc kháng sinh: Bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng một loại thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng khi tăng mức chảy máu.
6. Truyền máu
Nếu những tĩnh mạch giãn bị vỡ và gây mất máu, người bệnh sẽ được truyền máu để thay thế cho lượng máu mất đi. Phương pháp này cũng giúp tăng yếu tố đông máu, cải thiện khả năng cầm máu tự nhiên.
7. Ghép gan
Nếu mắc bệnh gan nặng dẫn đến giãn tĩnh mạch và chảy máu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định ghép gan. Phương pháp này sử dụng một lá gan khỏe mạnh (được hiến tặng) để thay thế cho lá gan bị hỏng.
Phòng ngừa
Hiện tại chưa có phương pháp nào có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh giãn tĩnh mạch dạ dày ở người xơ gan. Tốt nhất nên giữ gan khỏe mạnh để giảm nguy cơ phát triển biến chứng.
- Sớm phát hiện và điều trị tốt những bệnh lý về gan.
- Không uống rượu.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và những nguồn protein nạc. Hạn chế ăn những món ăn chiên và chứa quá nhiều chất béo.
- Hạn chế sử dụng hóa chất gia dụng. Nếu cần hãy sử dụng thuốc xịt côn trùng và những chất tẩy rửa theo hướng dẫn. Ngoài ra nên sử dụng găng tay, áp dụng những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.
- Áp dụng những biện pháp bảo vệ gan và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan như: Tiêm phòng viêm gan A, B, C; quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung kim tiêm.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Phác đồ điều trị của tôi là gì?
2. Phương pháp điều trị được đề nghị là gì?
3. Có rủi ro tiềm ẩn nào từ phương pháp điều trị không?
4. Tiên lượng của tôi là gì?
5. Cần làm gì để ngăn xuất huyết tái phát?
6. Những điều cần tránh khi điều trị là gì?
7. Điều gì xảy ra nếu bệnh của tôi không được chữa tốt?
Bệnh giãn tĩnh mạch dạ dày thường không có triệu chứng cho đến khi xuất huyết xảy ra. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sốc và tử vong của người bệnh. Tốt nhất nên sớm thăm khám và thực hiện phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!