Còi Xương
Còi xương thường do thiếu vitamin D quá mức dẫn đến xương mềm và yếu ở trẻ em. Tình trạng này khiến trẻ chậm phát triển, biến dạng xương và nhiều bất thường khác.
Tổng quan
Còi xương là thuật ngữ chỉ tình trạng xương mềm và yếu ở trẻ em. Tình trạng này chủ yếu do thiếu hụt vitamin D quá mức. Tuy nhiên còi xương cũng có thể liên quan đến một số bệnh di truyền hiếm gặp.
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và phốt pho. Khi không bỏ sung đủ vitamin D, cơ thể không thể duy trì mức canxi và phốt pho cần thiết cho xương. Điều này khiến xương yếu và mềm, trẻ chậm phát triển và biến dạng xương.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Điều này xảy ra khi cơ thể của con bạn không được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cần thiết từ thực phẩm hoặc ánh nắng. Cụ thể như:
- Tiếp xúc không đủ với ánh nắng mặt trời
- Chế độ ăn uống của trẻ thiếu vitamin D
- Chế độ ăn rất ít canxi.
Ngoài ra một số bệnh di truyền có thể gây ra nhiều vấn đề trong việc sử dụng/ hấp thụ vitamin D và phốt pho đúng cách. Những rối loạn cũng có thể ngăn cản cơ thể hấp thu vitamin D. Từ đó dẫn đến bệnh còi xương di truyền.
Những rối loạn di truyền có liên quan:
- Bệnh viêm ruột
- Bệnh celiac
- Bệnh xơ nang
- Những vấn đề về thận
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Da sẫm màu
- Sinh non
- Mẹ bị thiếu vitamin D trong khi mang thai
- Trẻ em sống ở những vị trí có ít ánh nắng mặt trời
- Một số loại thuốc như thuốc kháng virus (dùng trong điều trị HIV) và thuốc chống động kinh có thể cản trở cơ thể sử dụng vitamin D
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Triệu chứng và chẩn đoán
Bệnh còi xương có những triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Chậm phát triển
- Yếu cơ
- Đau xương, thường đau ở cột sống, chân và xương chậu
- Mở rộng đầu gối ở những trẻ biết đi hoặc cổ tay ở những trẻ biết bò
- Cong xương chậu
- Sưng những đầu xương sườn (trong giống như những chuỗi hạt dưới da)
- Ngực chim bồ câu. Trong đó xương ức ép lên trên hoặc hướng ra ngoài
- Co giật (xảy ra và nghiêm trọng hơn khi nồng độ canxi cực kỳ thấp)
- Có những vấn đề về răng như:
- Chậm hình thành răng
- Sâu răng
- Áp xe
- Có nhiều khiếm khuyết trong cấu trúc răng
- Bất thường liên quan đến hình dạng của hộp sọ và đường cong cột sống
- Cột sống cong
- Hộp sọ có hình dạng kỳ lạ
- Xương sọ mềm, các thóp chậm đóng lại
- Cổ tay và mắt cá chân dày lên
- Chân vòng kiềng
- Chân khuỵu hoặc khuỵu gối.
Trong quá trình thăm khán, bác sĩ sẽ quan sát các xương bị biến dạng, sau đó ấn nhẹ để kiểm tra xem có bất thường hay không. Những dấu hiệu có thể được phát hiện gồm:
- Xương sọ mềm và chậm đóng các thóp
- Chân vòng kiềng quá mức
- Bất thường trong khung xương sườn
- Cổ tay, cổ chân dày hơn hoặc to hơn bình thường.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp kiểm tra biến dạng xương.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Những xét nghiệm này có khả năng do mức canxi và phốt pho trong máu. Từ đó xác nhận chẩn đoán bệnh còi xương. Đồng thời giúp theo dõi tiến trình điều trị.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh còi xương do dinh dưỡng có thể được chữa khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Hầu hết các trường hợp có triệu chứng cải thiện trong vòng vài tuần, trẻ phát triển bình thường. Những trường hợp bị cong xương cần mất vài tháng để khắc phục. Điều trị có thể bao gồm phẫu thuật hoặc niềng răng.
Trong bệnh còi xương di truyền, những rối loạn di truyền là một tình trạng suốt đời. Điều trị chỉ bao gồm những phương pháp khắc phục thiếu vitamin D và giúp trẻ phát triển bình thường.
Khi không được điều trị, bệnh còi xương có thể dẫn đến những biến chứng dưới đây:
- Dị tật răng
- Co giật nghiêm trọng
- Biến dạng xương
- Cột sống bất thường
- Không phát triển thể chất
Điều trị
Điều trị còi xương bao gồm việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Từ đó giúp trẻ phát triển bình thường và loại bỏ các triệu chứng. Nếu có biến dạng xương nghiêm trọng, nẹp hoặc phẫu thuật sẽ cần thiết.
Một số phương pháp điều trị cụ thể:
1. Bổ sung vitamin D
Tăng cường bổ sung vitamin D bằng cách ăn uống lành mạnh, tiêu thụ những loại thực phẩm giàu vitamin D (chẳng hạn như gan, sữa, trứng và các loại cá). Đôi khi canxi cũng được khuyến khích bổ sung.
Ngoài ra ba mẹ được yêu cầu cho trẻ tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể tắm nắng hoặc vận động ngoài trời. Khi tiếp xúc ánh nắng, cơ thể có thể tạo ra vitamin một cách tự nhiên.
Nếu bị thiếu hụt nghiêm trọng hoặc mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, bác sĩ có thể hướng dẫn bổ sung vitamin D bằng thuốc và chất bổ sung. Tùy thuộc vào tình trạng, trẻ sẽ được khuyến khích bổ sung vitamin và khoáng chất với liều lượng thích hợp.
2. Nẹp
Nẹp được thực hiện cho những trẻ bị dị tật cột sống hoặc chân vòng kiềng. Trong đó các thiết bị đặc biệt sẽ được sử dụng để định vị cơ thể, giúp các xương phát triển đúng cách.
3. Phẫu thuật
Hầu hết các trường hợp có xương tự thẳng ra hoặc điều trị thành công bằng phương pháp nẹp. Tuy nhiên một số trường hợp khác có thể bị biến dạng xương nghiêm trọng và cần phẫu thuật. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ thực hiện những kỹ thuật giúp điều chỉnh sự uốn cong của xương.
Phòng ngừa
Bệnh còi xương do dinh dưỡng có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp sau:
- Khi đang mang thai, mẹ bầu cần uống bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa (ít nhất 600 IU vitamin D/ ngày). Ngoài ra canxi cũng cần được bổ sung bằng viên uống nếu chế độ ăn uống không thể cung cấp đầy đủ khoáng chất này.
- Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn kết hợp nhỏ bổ sung vitamin D (nhu cầu 400 IU vitamin D/ ngày). Những trẻ bú bình cũng cần sử dụng thuốc nhỏ bổ sung vitamin D nếu không bổ sung đầy đủ loại vitamin này từ sữa.
- Đảm bảo xây dựng chế độ ăn uống có đầy đủ vitamin D và canxi cần thiết. Vitamin D có nhiều trong một số loại cá (như cá hồi cầu vòng, cá hồi mắt đỏ), trứng, sữa, tôm, cam, ngũ cốc, bánh mì...
- Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tạo ra vitamin D. Tránh dành nhiều thời gian ở trong nhà và không nên cho trẻ thoa kem chống nắng.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Phác đồ điều trị như thế nào?
2. Phương pháp nào phù hợp và hiệu quả nhất?
3. Mất bao lâu để điều trị khỏi?
4. Con tôi có thể phát triển bình thường được hay không?
5. Biến chứng nào có thể xảy ra nếu con tôi không được điều trị tốt?
6. Biến dạng xương có thể tự khỏi hay không?
7. Tôi cần thiết lập chế độ ăn uống cho trẻ như thế nào?
8. Có những lợi ích và rủi ro nào nếu tiến hành nẹp hoặc phẫu thuật?
Chứng còi xương chủ yếu được điều trị bằng cách tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt. Một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật. Tốt nhất nên thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!