Đau Tức Hạ Sườn Trái Là Bệnh Gì? Chữa Thế Nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau tức hạ sườn trái không hề hiếm gặp, bệnh bắt đầu với cảm giác đau phía trước, lan dần sang trái hoặc phía sau, đau nhiều hơn khi cử động, di chuyển. Cơn đau có thể diễn ra trong vài ngày rồi biến mất nhưng cũng có thể dai dẳng từ ngày này sang ngày khác. Vậy đau tức hạ sườn trái là bệnh gì? Có nghiêm trọng không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Đau tức hạ sườn trái là bệnh gì?

Nếu bỗng một ngày bạn cảm thấy những cơn đau nhức vùng hạ sườn trái xuất hiện liên tục kèm theo những triệu chứng lạ thì rất có thể, đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh:

Đau dây thần kinh liên sườn

Dấu hiệu điển hình của bệnh là cơn đau xuất hiện khu trú tại một điểm sau đó lan dọc theo hướng đi của xương sườn, mức độ đau tăng dần lên từ âm ỉ sang đau nhói, đau giật. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi hầu hết những người bị đau dây thần kinh liên sườn chỉ cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm đúng cách theo chỉ định của bác sĩ thì các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 2 tuần.

Đau tức hạ sườn trái là bệnh gì?
Đau tức hạ sườn trái là có thể là triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Bệnh tuyến tụy

Các bệnh lý tuyến tụy sẽ được nhận biết bằng những cơn đau và hơi sưng phía sườn bên trái, đau đi kèm sốt, buồn nôn, tim đập nhanh.

Bệnh dạ dày – đại tràng

Cơn đau được ghi nhận tại một vị trí bên sườn trái sau đó lan dần sang hai bên kèm cảm giác đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, đau bụng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, trong phân có lẫn chất nhầy.

Nếu nhận thấy những cơn đau tức bên sườn trái kèm những biểu hiện trên thì hãy thăm khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt bởi đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.

Các bệnh về thận

Phổ biến nhất là sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận. Cụ thể, nhiễm trùng thận sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau sườn, đau bụng bên trái kèm sốt, đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rát, đau lưng. Tương tự vậy những cơn đau do sỏi thận gây nên cũng khá giống, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng hơn những cơn đau vùng bụng và lưng, đi tiểu bị đau và ra máu. 

Người bị sỏi thận hay nhiễm trùng thận cũng biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau tức hạ sườn
Người bị sỏi thận hay nhiễm trùng thận cũng biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau tức hạ sườn

Tổn thương xương sườn

Đôi khi những cơn đau tức hạ sườn không phải do yếu tố bệnh lý mà do vùng xương sườn bị ngã, va đập gây bầm tím, sưng, gãy. Những cơn đau dạng này sẽ được cảm nhận đau nhói ngoài da, đau khi hít thở, đau khi vận động. Những tổn thương nhẹ sẽ tự liền sau 4 – 6 tuần tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Nếu bị gãy xương sườn mà không được xử lý kịp thời sẽ khiến xương chọc vào các cơ quan xung quanh rất nguy hiểm.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích điển hình với các triệu chứng đau hạ sườn bên trái, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng, người mệt mỏi…Các cơn đau sẽ tăng lên nếu bệnh nhân gặp tâm lý căng thẳng, ăn uống không điều độ, đúng giờ hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn.

Bệnh phổi

Theo những ghi nhận thực tế thì bệnh nhân bị viêm màng phổi do virus cũng có triệu chứng ban đầu là đau tức hạ sườn trái khi hít thở sâu. Nguyên nhân là do hệ hô hấp đã bị viêm nhiễm.

Đau vùng hạ sườn trái nên làm gì? Điều trị thế nào?

Như đã nói ở trên, đau tức hạ sườn trái có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Đôi khi chỉ dựa vào những triệu chứng đi kèm và chẩn đoán lâm sàng thì không thể chẩn đoán chính xác được vì thế hãy thăm khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết luận bệnh chính xác, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Hãy thăm khám chuyên khoa để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị kịp thời
Hãy thăm khám chuyên khoa để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị kịp thời

Trong trường hợp chưa kịp tới viện khám trong khi cơn đau diễn ra dữ dội bạn có thể áp dụng một số biện pháp sơ cứu tạm thời như sau:

  • Nằm nghỉ ngơi ở một tư thế thoải mái nhất, không cố gắng làm việc đặc biệt những công việc liên quan tới vận động mạnh.
  • Chườm khăn ấm có thể làm dịu cơn đau. Bạn có thể dùng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc thay khăn ấm thường xuyên.
  • Không nên tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc sẽ làm mất dấu hiệu triệu chứng để xác định bệnh. 
  • Những ngày sau đó, ngay cả khi cơn đau đã thuyên giảm thì cũng không nên làm việc nặng nhọc quá sức hay vận động sai tư thế. 
  • Nếu trước đó có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới gan, mật thì cần chủ động xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, tinh bột đồng thời tăng cường chất xơ từ rau xanh. Một mẹo nhỏ là trong mỗi bữa ăn hãy bắt đầu với món rau, sau đó ăn đến chất đạm và cuối cùng là tinh bột. 

Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc đau tức hạ sườn trái là bệnh gì? Nếu còn bất cứ thắc mắc, băn khoăn gì về bệnh bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới để được nhà thuốc hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và chính xác. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Đau nhói ở sườn bên trái là bệnh gì? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger