Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng là bệnh gì? [XEM NGAY]
Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng có thể là dấu hiệu bình thường khi bạn phải làm việc nặng nhọc. Nhưng cũng có thể là báo hiệu bất thường của cơ thể, có thể ổ bụng, có thể cột sống thắt lưng đang bị tổn thương. Vậy cụ thể đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh gì, làm cách nào để nhận biết chính xác. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng là bệnh gì?
Nếu bạn đang bị những cơn đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng hành hạ thì hãy cảnh giác một số căn bệnh sau:
-
Viêm túi thừa
Theo những ghi nhận thực tế viêm túi thừa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đau bụng dưới bên trái, đau đại tràng kèm theo các triệu chứng buồn nôn, sốt, táo bón, tiêu chảy…
-
Viêm đại tràng
Đau bụng, đau lưng cũng có thể cảnh báo bạn đang mắc căn bệnh viêm đại tràng. Lý do phổ biến nhất nhưng lại ít người chú ý đó là táo bón khiến ruột già phình lên gây đau. Đặc biệt nếu táo bón đi kèm đầy hơi, bệnh nhân không thể trung tiện, đại tiện dẫn đến tắc nghẽn đại tràng thì những cơn đau sẽ càng dữ dội. Những biểu hiện đi kèm giúp bạn nhận biết bệnh đó là chán ăn, ăn không ngon miệng, bụng nhiều hơi, khó tiêu, phân màu đen, có thể lẫn máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
-
Các bệnh đường tiết niệu
Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng rất có thể là biểu hiện ban đầu của các bệnh sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Cụ thể, nếu sỏi thận được hình thành và kết tủa từ nước tiểu thì khi di chuyển qua hệ thống tiết niệu sẽ gây ra đau nhức, nước tiểu có máu và buồn nôn. Tương tự, nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu phía bên trái thì cũng biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau bụng và lưng vùng này kèm theo sốt, đau rát khi đi tiểu.
-
Bệnh liên quan đến sinh sản
Nếu chị em phụ nữ chưa từng sinh con, nếu thường xuyên bị đau bụng, đau lưng phía bên trái thì nên đi kiểm tra ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bởi theo các chuyên gia sản khoa thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng, u nang hay xoắn buồng trứng mới dẫn tới những cơn đau dữ dội như vậy.
Với chị em đang có ý định mang thai và sinh con thì hãy chú ý đến những cơn đau dạng này bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang làm tổ sai vị trí. Thay vì nằm trong tử cung thì thai lại nằm trong ống dẫn trứng bên trái – gọi là chửa ngoài tử cung, thông thường người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau kèm ra máu âm đạo.
-
Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh lý này thường gặp ở chị em đã từng sinh nở hoặc dùng biện pháp đặt vòng để tránh thai. Ngoài những cơn đau nhức vùng lưng, bụng trái thì âm đạo sẽ tiết dịch có mùi khó chịu, cơ thể mệt mỏi, hay bị hoa mắt chóng mặt.
Cách phòng ngừa và điều trị đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng
Nếu thực hiện tốt những điều này, cơn đau sẽ được kìm hãm đáng kể và ngăn chặn việc chúng quay trở lại làm phiền cuộc sống của bạn:
- Biết cách cân bằng giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi. Bởi nếu không kiểm soát tốt những yếu tố như stress, lo lắng, căng thẳng quá độ sẽ khiến cơn đau bùng phát mạnh mẽ hơn nhiều lần.
- Biện pháp giảm đau tại chỗ nhanh chóng và khá hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất là dùng túi nước ấm chườm lên vùng đang bị đau để xoa dịu cơ và giúp dây chằng giãn ra.
- Nếu công việc thường xuyên phải ngồi liên tục nhiều giờ, hãy nhớ sau hơn 1 giờ đồng hồ ngồi bạn cần đứng lên đi lại. Đơn giản là đi vệ sinh, đi lấy nước hoặc tập vài động tác nhẹ nhàng giữa giờ cũng giúp ngăn ngừa bệnh tật.
- Với chị em phụ nữ, vệ sinh vùng kín đúng cách là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễm phụ khoa dẫn tới đau. Chú ý dùng nguồn nước sạch để tắm rửa, vệ sinh từ trước ra sau, không dùng bất kỳ chất gì thụt rửa âm đạo và cần khám phụ khoa theo định kỳ.
- Lựa chọn những đồ lót phù hợp, không quá chật hoặc quá rộng, thấm hút mồ hôi tốt đồng thời thay quần lót sau mỗi 3 -4 tháng sử dụng là cách tốt nhất để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh tấn công.
- Chú ý các tư thế quan hệ tình dục an toàn, tránh để tổn thương niêm mạc âm đạo. Việc vệ sinh trước và sau khi quan hệ cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa những cơn đau tái phát.
- Nếu quá đau bụng bạn có thể thử một ly nước ấm cùng vài lát gừng
- Khi đang gặp vấn đề với cơn đau nên chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn đủ chất nhưng loại trừ các thực phẩm cay nóng hoặc đồ ăn để tủ lạnh lâu ngày dễ khiến bệnh thêm nặng.
Cuối cùng, nếu đã thực hiện tất cả những gợi ý trên nhưng tình trạng đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn hoặc xuất hiện kèm nhiều bất thường khác thì tốt nhất bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!