Loạn Sản Xương Hông Phát Triển (DDH)
Loạn sản xương hông xảy ra ở trẻ sơ sinh có chỏm xương đùi bị trật một phần hoặc hoàn toàn. Điều này khiến khớp háng không phát triển đúng cách, gây đau và khó đi lại.
Tổng quan
Loạn sản xương hông phát triển (DDH) còn được gọi là loạn sản khớp háng tiến triển hoặc trật khớp hông bẩm sinh (CHD). Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng trẻ sinh ra có hông không ổn định và chưa hình thành bình thường. Trong ổ cắm, quả bóng (chỏm xương đùi) bị lỏng có thể dẫn đến trật khớp.
DDH chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ mới sinh. Tuy nhiên những triệu chứng cũng có thể bắt đầu trong năm đầu đời của trẻ. Tình trạng này phổ biến hơn ở những trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh; được quấn tã không đúng cách sau khi sinh, trong đó đầu gối thẳng và chân được quấn chặt với hông.
Phân loại
Loạn sản xương hông phát triển được phân loại dựa trên mức độ trật khớp.
- Trật khớp hoàn toàn: Loạn sản xương hông phát triển nặng thường có đầu xương đùi hoàn toàn nằm ngoài ổ cối.
- Có thể dịch chuyển: Đầu xương đùi nằm trong ổ cối những dễ dàng di chuyển hoặc bị đẩy ra khỏi ổ cối khi thăm khám.
- Lỏng trong ổ khớp: DDH nhẹ có đầu xương đùi bị lỏng trong khớp. Xương có thể dịch chuyển trong ổ cối khi thăm khám nhưng không bị trật khớp.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra chứng loạn sản xương hông phát triển, bao gồm:
- Di truyền
DDH có xu hướng di truyền trong gia đình. Những trẻ được sinh ra trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh DDH sẽ có nguy cơ tăng lên đáng kể (gấp 12 lần bình thường).
Tỉ lệ được thống kê như sau:
-
- Cha mẹ bị DDH: Tỉ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh là 12%
- Cha mẹ bị DDH và đã sinh một đứa bé bị DDH: Tỉ lệ mắc bệnh ở đứa trẻ tiếp theo là 36%
- Trong gia đình có một đứa bé bị DDH: Tỉ lệ mắc bệnh ở đứa trẻ tiếp theo là 6%
- Rối loạn bẩm sinh
Một số rối loạn bẩm sinh làm tăng khả năng phát triển bệnh. Cụ thể như:
-
- Tật nứt đốt sống
- Bại não
- Dị tật vẹo chân hoặc vẹo cứng cổ
- Co cứng khớp
- Hội chứng Down
- Vẹo cột sống
- Trẻ được sinh ra ở tư thế ngôi mông
Trong quá trình sinh nở, việc chân bé ra trước có thể tạo áp lực lên khớp hông, đặc biệt là khi chân giơ cao ngang vai. Từ đó làm phát triển chứng loạn sản xương hông phát triển.
- Những yếu tố nguy cơ khác:
- Giới tính nữ
- Con đầu lòng
- Oligohydramnios (lượng nước ối thấp)
- Đa thai. Trong bụng mẹ, nhiều em bé chen chúc có thể dẫn đến tình trạng trật khớp háng
- Lần đầu làm mẹ khiến việc sinh nở khó khăn hoặc kéo dài
- Trẻ được quấn tã không đúng cách, đầu gối thẳng và chân được quấn chặt với hông.
Triệu chứng và chẩn đoán
Em bé thường có biểu hiện của chứng loạn sản xương hông phát triển sau khi sinh. Tuy nhiên một số đứa trẻ khác có triệu chứng bắt đầu trong năm đầu đời.
Những triệu chứng và dấu hiệu phổ biến nhất gồm:
- Hai chân mất đối xứng, có độ dài khác nhau
- Nếp lằn ở mông và đùi không đều
- Chi ngắn
- Khả năng dạng chi bị hạn chế
- Ít linh hoạt hoặc ít di chuyển ở một bên
- Nghe thấy tiếng "cục cục" khi chuyển động khớp háng
- Dáng đi bất thường. Trẻ có thể đi khập khiễng, dáng đi lạch bạch hoặc đi bằng ngón chân
Chứng loạn sản khớp háng tiến triển thường được phát hiện nhanh khi kiểm tra thể chất. Trong quá trình này bác sĩ có thể nghe thấy tiếng kêu cục cục khi đặt hông ở nhiều vị trí khác nhau; quan sát thấy độ dài của hai chi và những nếp gấp không đều.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện một số thao tác cụ thể xem liệu khớp háng có lỏng lẻo hoặc bị trật bên trong hay không, có thể đưa khớp trật trở lại vị trí bình thường hay không.
- Kiểm tra dấu Ortolani: Bác sĩ tiến hành gập háng 90 độ, nắm chật gối và xoay nhẹ chân. Kết quả dương tính nếu nghe được âm thanh bất thường. Dấu Ortolani giúp chẩn đoán DDH giảm trật khớp háng tạm thời, mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ.
- Kiểm tra dấu Barlows: Bác sĩ dùng một tay cố định khung chậu và tay kia nắm đầu gối, giữ khớp háng một góc khoảng 10 - 20 độ. Kết quả dương tính khi khớp háng không vững, trượt nhẹ do đầu xương đùi trật ra ngoài.
Để xác định chẩn đoán, siêu âm hoặc/ và chụp X-quang sẽ được chỉ định thêm:
- Siêu âm: Siêu âm tạo ra hình ảnh xương hông của trẻ sơ sinh (4 - 6 tuần tuổi), giúp phát hiện những bất thường liên quan đến DDH. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho những trẻ được sinh ở tư thế ngôi môi (trong tháng cuối thai kỳ), tiền sử gia đình bị DDH, mẹ từng có em bé bị loạn sản khớp háng hoặc sinh nhiều con.
- Chụp X-quang: Kỹ thuật này được chỉ định cho những trẻ lớn hơn. Chụp X-quang hông cung cấp hình ảnh chi tiết về khớp hông, giúp xác định tình trạng trật khớp.
Biến chứng và tiên lượng
Có thể điều trị thành công chứng loạn sản xương hông phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên cần điều trị sớm và áp dụng những phương pháp phù hợp.
Khi được điều trị thành công, khớp hông có thể phát triển bình thường, không bị hạn chế phạm vi hay chức năng. Nếu không được điều trị, những biến chứng dưới đây có thể xảy ra:
- Dáng đi bất thường
- Đau khớp háng
- Viêm xương khớp sớm khi trưởng thành
- Có sự khác biệt về chiều dài chân
- Giảm sự nhanh nhẹn
- Đau lưng dưới
Một số trẻ bị trật khớp, có viêm xương khớp và biến dạng khớp háng phát triển trong tương lai ngay cả khi được điều trị thích hợp. Điều này thường xảy ra ở những trẻ bắt đầu điều trị muộn (sau 2 tuổi).
Ở một số trẻ, DDH làm tăng nguy cơ phát triển các dị tật gồm:
- Vẹo cột sống bẩm sinh (chiếm 8% trường hợp, đặc biệt là trẻ em nam)
- Dị tật bàn chân khoèo
- Hộp sọ bị biến dạng khiến đầu nghiêng sang một bên
- Ban chân kép
- Gót bàn chân vẹo
Biến chứng do phương pháp điều trị:
- Chậm đi do bó bột spica
- Kích ứng da ở vùng tiếp xúc với những thiết bị định vị, chẳng hạn như dây nịt Pavlik
- Sự khác biệt về chiều dài chân
- Chèn ép dây thần kinh ở chân, giảm hoặc mất khả năng cử động (hiếm gặp). Dây thần kinh có thể phục hồi nếu điều chỉnh hoặc tháo dây nịt Pavlik
- Rối loạn tăng trưởng ở xương đùi (hiếm gặp), xảy ra khi vùng tăng trưởng ở xương đùi không nhận đủ lượng máu cần thiết
- Ổ khớp nông còn tồn tại ngay cả khi đã điều trị thích hợp.
Điều trị
Nếu được phát hiện sớm (khi mới sinh), chứng loạn sản xương hông phát triển sẽ được chữa khỏi bằng các phương pháp không phẫu thuật, chẳng hạn như sử dụng nẹp hoặc dây nịt.
Nhiều trẻ bị DDH không được nhận thấy cho đến khi biết đi. Những trường hợp này khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp, hiệu quả có thể không đạt tối đa hoặc khó dự đoán kết quả hơn.
1. Điều trị không phẫu thuật
Dựa trên mức độ nghiêm trọng của DDH và độ tuổi của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp sau:
- Dùng dây nịt Pavlik
Sử dụng dây nịt Pavlik từ 1 - 3 tháng cho trẻ sơ sinh, em bé từ 1 - 6 tháng tuổi bị loạn sản xương hông phát triển. Đây là một thiết bị định vị mềm, giúp giữ hông ở vị trí thích hợp và chỏm xương đùi trong ổ cắm.
Ngoài ra dây nịt Pavlik còn có tác dụng thắt chặt dây chằng quanh khớp hông, kích thích sự hình thành bình thường của ổ khớp hông. Thiết bị này cũng cho phép chân cử động tự do và dễ thay tã.
Trong quá trình điều trị bằng dây nịt Pavlik, phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám theo lịch hẹn. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ vừa vặn của dây nịt Pavlik và sự điều chỉnh của hông.
- Dây đai hoặc nẹp chống bắt cóc
Ở trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi, thường dễ dàng đặt lại xương đùi vào ổ cắm bằng dây đai. Thiết bị này thường được sử dụng toàn thời gian trong ít nhất 6 tuần, thêm 6 tuần đeo bán thời gian.
Nếu hông không được giữ ở vị trí thích hợp khi sử dụng dây đai, nẹp chống bắt cóc sẽ được dùng. Thiết bị này được làm bằng vật liệu cứng, có thể dễ dàng giữ chân bé ở đúng vị trí.
- Nắn chỉnh nín và bó bột spica
Phương pháp nắn chỉnh nín và bó bột spica được chỉ định cho những trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi mắc chứng DDH. Trong quy trình nắn chỉnh kín, bác sĩ nhẹ nhàng di chuyển xương đùi của bé sao cho chỏm xương đùi vào đúng vị trí.
Sau khi nắn chỉnh xong, em bé được bó bột toàn thân (spica cast) trong khi được gây mê. Phương pháp này giúp giữ xương cố định, ngăn tình trạng di lệch. Phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc bé khi được bó bột spica. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị.
2. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị chứng loạn sản xương hông phát triển khi:
- Quy trình nắn chỉnh kín không thành công
- Khớp lỏng lẻo hơn khi trẻ lớn hơn và năng động hơn (trẻ trên 2 tuổi)
Bệnh nhi sẽ được phẫu thuật mở để điều chỉnh. Cụ thể:
- Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi
Trong quy trình phẫu thuật, bác sĩ tạo vết mổ gần khớp ảnh hưởng để nhìn rõ xương và mô mềm. Sau đó đưa xương đùi về đúng vị trí. Nếu cần thiết, xương đùi sẽ được rút ngắn để đảm bảo đầu xương đùi có thể vào ổ cắm một cách chính xác.
Khi hoàn thành, chụp X-quang được thực hiện để xác nhận kết quả. Sau cùng bó bột spica để giữ xương ở vị trí thích hợp.
- Trẻ trên 2 tuổi
Nếu khớp trở nên lỏng lẻo hơn, trẻ sẽ được phẫu thuật để sắp xếp lại khớp háng. Sau đó tiến hành bó bột spica duy trì sự ổn định của đầu xương trong ổ cối.
Phòng ngừa
Không có cách để ngăn ngừa chứng loạn sản xương hông phát triển. Tuy nhiên phát hiện và điều trị sớm có thể giúp chữa khỏi bệnh và ngăn các biến chứng trong tương lai.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Nguyên nhân nào gây ra những bất thường ở trẻ?
2. Con tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào?
3. Phương pháp điều trị nào sẽ được chỉ định?
4. Lợi ích và rủi ro của những phương pháp là gì?
5. Chăm sóc trẻ bị loạn sản xương hông phát triển như thế nào?
6. Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
7. Sau điều trị, trẻ có thể phát triển bình thường trở lại hay không?
Chứng loạn sản xương hông phát triển khiến khớp lỏng lẻo và dễ trật, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên phát hiện sớm và điều trị hợp lý sẽ giúp khắc phục nhanh tình trạng. Vì vậy cần thăm khám khi nhận thấy những bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!