Cắt amidan có gây mê hay gây tê không? Điều nên biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nhiều bệnh nhân khi được chỉ định cắt amidan thì tỏ ra khá lo lắng vì không biết có được gây mê hay gây tê không? Việc gây mê nội khí quản trước khi can thiệp phẫu thuật là điều cần thiết, giúp bệnh nhân tránh được cảm giác đau đớn, sợ hãi, đồng thời đảm bảo cho quá trình mổ diễn ra suôn sẻ.

Cắt amidan có gây mê không?

Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị nội khoa thường được chỉ định khi amidan bị viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần trong năm, gây ra các triệu chứng khó chịu kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh hoặc khi amidan to gây cản trở đường thở và khiến bệnh nhân bị ngừng thở khi ngủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm amidan mãn tính không đáp ứng với điều trị bảo tồn hoặc có biến chứng như áp xe quanh amidan, phẫu thuật cũng là một lựa chọn cần thiết.

Về câu hỏi liệu phẫu thuật cắt amidan có cần gây mê không, câu trả lời là có. Quá trình cắt amidan thường được tiến hành dưới tác dụng của gây mê toàn thân.

Cắt amidan có gây mê không?
Trước khi làm phẫu thuật cắt amidan, bệnh nhân thường được gây mê toàn thân

Việc gây mê trong phẫu thuật cắt amidan nhằm các mục đích sau:

  • Giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, sợ hãi và tránh bị ám ảnh sau này do không nhớ gì về quá trình phẫu thuật. 
  • Ngăn chặn tình trạng bệnh nhân cử động bất thình lình trong quá trình cắt amidan dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
  • Giảm co thắt của cơ và tránh phản xạ nôn, từ đó tạo điều kiện cho quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và an toàn hơn.

XEM THÊMCắt amidan bằng Coblator: Quy trình, chi phí và ưu nhược điểm

Cắt amidan có gây tê không?

Gây tê cục bộ có thể được sử dụng để làm tê vùng cổ họng xung quanh amidan trước khi cắt. Tuy nhiên, phương pháp này ít khi được chỉ định do những lo ngại về rủi ro phát sinh trong quá trình phẫu thuật khi bệnh nhân ở trạng thái tỉnh táo, đặc biệt là ở trẻ em.

Để đảm bảo bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau đớn, căng thẳng và cho phép bác sĩ thực hiện thủ thuật một cách chính xác, an toàn, hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp gây mê thay vì gây tê.

Quy trình gây mê nội khí quản trước khi cắt amidan

Phương pháp gây mê nội khí quản thường được áp dụng cho trẻ em và cả người lớn khi phẫu thuật cắt amidan. Quy trình gây mê diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ cần thiết, chẳng hạn như dụng cụ banh miệng, ống nội khí quản, máy đo dấu hiệu sinh tồn trong suốt quá trình thuốc gây mê phát huy tác dụng…
  • Bước 2: Hướng dẫn bệnh nhân nằm trên bàn phẫu thuật ở tư thế ngửa. Sau đó, nhân viên y tế sẽ kê một cái gối mềm ngay dưới vai của người bệnh sao cho phần cổ ngửa ra tối đa.
  • Bước 3: Tiến hành đặt ống thông tĩnh mạch ngoại biên.
  • Bước 4: Truyền thuốc gây mê cho người bệnh và một số loại thuốc khác nếu cần thiết, chẳng hạn như thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ… Ở bước này, chuyên gia gây mê cần theo dõi sát nhằm đảm bảo bệnh nhân không có phản ứng bất thường với thuốc và ngủ sâu trước khi tiến hành qua bước tiếp theo.
Cắt amidan có gây tê không?
Gây mê nội khí quản là phương pháp được áp dụng phổ biến cho các trường hợp cắt amidan
  • Bước 5: Đặt ống nội khí quản qua đường mũi hoặc miệng rồi cố định lại cho chắc chắn bằng cách bơm bóng. Thiết bị này cho pháp quá trình hô hấp của bệnh nhân được suy trì trong suốt thời gian mổ, ngăn chặn máu và dịch tiêu hóa bị hít ngược vào trong đường thở.
  • Bước 6: Tiến hành cắt amidan theo phương pháp đã được lựa chọn.
  • Bước 7: Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật cắt amidan bằng gây mê tại phòng hồi sức.

TÌM HIỂU THÊMCắt amidan bằng laser có đau không? Ưu nhược điểm là gì?

Gây mê cắt amidan sau bao lâu thì tỉnh?

Tùy thuộc vào loại thuốc gây mê, liều lượng và đối tượng sử dụng mà thời gian tỉnh lại của bệnh nhân sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh nhân có thể tỉnh lại sau 1 – 2 tiếng hoặc có thể lâu hơn đối với các ca phẫu thuật phức tạp đòi hỏi phải dùng nhiều thuốc gây mê hơn.

Tuy nhiên, việc tỉnh lại sau khi gây mê cũng không đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã lấy lại ý thức hoàn toàn và có thể vận động bình thường. Dưới tác dụng của thuốc, khả năng phản xạ và tập trung của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng trong vòng 1 – 2 ngày.

Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, theo dõi trong tối thiểu 24 tiếng. Người bệnh cũng không nên điều khiển phương tiện giao thông, ký vào giấy tờ pháp lý, vận hành máy móc hay làm những công việc đòi hỏi sự tập trung trong vòng 24 – 48 giờ sau khi được gây mê cắt amidan.

Tác dụng phụ có thể gặp khi gây mê hoặc gây tê cắt amidan

Việc sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê trong quá trình phẫu thuật cắt amidan có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Đau họng
  • Lú lẫn, mất phương hướng và khó tập trung
  • Đau nhức cơ bắp
  • Ớn lạnh, rùng mình do giảm thân nhiệt
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Mê sảng, tăng thân nhiệt ác tính, có vấn đề về đường hô hấp (chẳng hạn như hít thở khó khăn).
tác dụng phụ thường gặp sau khi cắt amidan có gây mê
Sau cắt amidan, bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn ói do tác dụng phụ của thuốc gây mê

Nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể tăng lên khi sử dụng cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị dị ứng thuốc hoặc các trường hợp phức tạp cần thời gian phẫu thuật dài. 

GIẢI ĐÁP: Cắt amidan có phải nằm viện không? Bác sĩ giải đáp

Những vấn đề cần lưu ý trước và sau khi gây mê cắt amidan

Để giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro và tác dụng phụ sau khi gây mê cắt amidan, bệnh nhân cần lưu ý:

– Trước khi gây mê:

  • Bệnh nhân cần nhịn ăn và uống ít nhất 6-8 giờ trước khi gây mê để tránh nguy cơ sặc thức ăn vào phổi.
  • Báo cho bác sĩ về các vấn đề sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng thuốc và các loại thuốc đang sử dụng.
  • Trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ về phương pháp gây mê và tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và có tinh thần thoải mái trước khi phẫu thuật.

Sau khi gây mê:

  • Bệnh nhân thường cần ở lại bệnh viện vài giờ để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe sau gây mê.
  • Dùng thức ăn lỏng và mềm. Tránh các thức ăn cay nóng hoặc quá nóng.
  • Theo dõi vết mổ để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc chảy máu.
  • Tránh hoạt động thể chất nặng trong vài tuần để hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh (nếu có) theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ khi gặp các triệu chứng bất thường nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc gây mê hoặc có biến chứng sau cắt amidan.

Như vậy, với những thông tin được chia sẻ hẳn bạn đã nắm rõ “cắt amidan có gây mê không?”. Việc gây mê là một bước vô cùng quan trọng, đảm bảo cho ca phẫu thuật diễn ra an toàn và thành công hơn. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ và bệnh nhân cần được theo dõi sát sao trong ít nhất 24 – 48 tiếng sau phẫu thuật.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger