Viêm amidan gây khó thở nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm amidan gây khó thở là triệu chứng thường gặp trong các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng. Nếu không đáp ứng với thuốc và các phương pháp điều trị bảo tồn khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan để loại bỏ tình trạng tắc nghẽn ở đường thở.

Triệu chứng khó thở do viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm các hạch bạch huyết (lympho) nằm ở phía sau họng. Bộ phận này được xem là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng, amidan có thể sưng, đau và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm cả tình trạng khó thở.

Viêm amidan gây khó thở
Viêm amidan gây khó thở là một triệu chứng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được điều trị tốt

Không phải trường hợp nào bệnh viêm amidan cũng gây khó thở. Triệu chứng này chủ yếu xuất hiện trong trường hợp viêm amidan quá phát hoặc tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khiến cho các khối lympho sưng to, làm thu hẹp không gian bên trong cổ họng. Điều này cản trở đường lưu thông của không khí từ bên ngoài vào trong phổi và ngược lại.

Cơn khó thở do viêm amidan có thể diễn ra với tần suất liên tục và có khuynh hướng tăng nặng vào ban đêm khi bệnh nhân nằm ngủ. Bệnh nhân gặp khó khăn khi muốn hít thở sâu và có cảm giác ngạt thở. Việc cố gắng hít thở mạnh sẽ tạo ra tiếng rít khi không khí lưu thông qua vùng bị cổ họng bị thu hẹp do các khối amidan sưng to. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị ngừng thở tạm thời trong lúc ngủ.

Viêm amidan không chỉ gây khó thở mà còn khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều triệu chứng bất thường khác như:

  • Sốt
  • Sưng đau hạch ở vùng cổ hoặc hàm
  • Khàn tiếng
  • Có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng
  • Đau họng ngay cả khi nuốt nước bọt, uống nước, nuốt thức ăn hoặc nói chuyện.
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Cơ thể mệt mỏi và luôn có cảm giác uể oải do ảnh hưởng của nhiễm trùng cùng tình trạng kém ăn, mất ngủ.
  • Amidan sưng đỏ, bề mặt có mủ trắng hoặc vàng.
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi hôi do nhiễm trùng
  • Đau tai
  • Ngủ ngáy.

THAM KHẢO THÊM: Viêm amidan khạc ra máu: Tình trạng nguy hiểm chớ xem thường

Vì sao viêm amidan gây khó thở?

Hầu họng là một phần không thể thiếu trong đường dẫn lưu không khí vào trong phổi. Mỗi khi chúng ta hít vào, khí ôxy sẽ được đưa từ khoang mũi hoặc miệng vào trong hầu họng rồi di theo chuyên ống thanh – khí quản đi vào phổi. Tình trạng tắc nghẽn nếu xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong đường lưu thông của không khí đều có thể dẫn đến khó thở.

Nguyên nhân viêm amidan gây khó thở là do các khối amidan bị sưng to, phù nề và làm thu hẹp không gian ở họng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc dẫn lưu không khí từ bên ngoài vào trong phổi và khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn khi hít thở.

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng ở amidan còn làm tăng tiết dịch nhầy ở cổ họng và cản trở đường thở. Triệu chứng này cũng góp phần khiến cho tình trạng khó thở càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm amidan gây khó thở nguy hiểm không
Khi bị viêm amidan nặng, các khối amidan sưng to và làm thu hẹp không gian cửa họng khiến bệnh nhân có cảm giác khó thở

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị khó thở do viêm amidan:

  • Nhiễm trùng tái phát nhiều lần dẫn đến viêm amidan quá phát.
  • Viêm amidan mãn tính
  • Viêm nhiễm lan rộng ra các mô xung quanh và khiến mũi xoang hay khí quản, phế quản bị sưng phù, tắc nghẽn.

Viêm amidan gây khó thở có nguy hiểm không?

Khó thở do viêm amidan được đánh giá một triệu chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nên tích cực điều trị để tránh gặp các rủi ro tiềm ẩn như:

  • Ngừng thở khi ngủ
  • Áp xe quanh amidan – một biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.
  • Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang mũi, viêm màng tim, viêm khớp, viêm cầu thận,… Những biến chứng này xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng ở amidan không được kiểm soát tốt và lan rộng đến các cơ quan khác.

Ngoài ra, bệnh viêm amidan gây khó thở kéo dài còn khiến bệnh nhân bị ngủ ngáy, khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược cơ thể và không có đủ sức khỏe để lao động, học tập. 

XEM THÊM: Viêm amidan phì đại ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách trị

Cách điều trị viêm amidan gây khó thở

Bệnh nhân có biểu hiện khó thở do viêm amidan cần được điều trị tích cực để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Trước tiên, bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng thuốc, bao gồm kháng sinh và một số thuốc giảm nhẹ triệu chứng. Phẫu thuật cắt amidan sẽ được lựa chọn nếu các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả như mong đợi. 

Những sự lựa chọn trong điều trị bệnh viêm amidan gây khó thở bao gồm:

1. Điều trị bảo tồn

Khi amidan sưng to gây khó thở, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc điều trị cần thiết để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho các trường hợp bị sưng đau amidan do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus và bệnh nhân cần uống đúng liều, đủ thời gian để tránh hiện tượng lờn thuốc.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Paracetamol hoặc Ibuprofen là những loại thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm amidan. Các loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm đau họng và hạ sốt nhưng bệnh nhân không nên lạm dụng quá mức. Liều dùng thuốc được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể của bệnh nhân và khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống thuốc là 4 tiếng trong trường hợp bị sốt lại.
  • Thuốc kháng viêm: Giúp giảm sưng viêm amidan, qua đó cải thiện tình trạng tiết đờm và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn.
  • Thuốc kháng histamin: Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamin có thể được chỉ định nhằm mục đích ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc họng và amidan do dị ứng, giảm ngứa họng.
cách điều trị viêm amidan gây khó thở
Bệnh nhân bị khó thở do viêm amidan thường được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật

GỢI Ý: 10 Cách chữa viêm amidan bằng thuốc nam hiệu quả, lành tính

2. Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định trong các trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần ( 5 – 7 lần/năm) hoặc viêm amidan quá phát gây khó thở nghiêm trọng. Sau khi cắt amidan, ổ nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, đường thời giúp đường thở được thông thoáng hơn.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi viêm amidan gây khó thở

Để hiện tượng nhiễm trùng, sưng viêm ở amidan nhanh chóng thuyên giảm và cải thiện tình trạng khó thở, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách kết hợp điều trị tích cực theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

  • Dùng nước muối ấm súc miệng hàng ngày để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng và vùng hầu họng, giúp xoa dịu cơn đau, hỗ trợ giảm sưng viêm amidan. Kết hợp đánh răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cổ họng, làm loãng và loại bỏ đờm nhầy ở khu vực tổn thương, giúp đường thở thông thoáng hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế làm việc nặng nhọc để sức khỏe nhanh hồi phục.
  • Sử dụng các thực phẩm và thức ăn mềm, lỏng để dễ nuốt, hạn chế ma sát với amidan khi nuốt qua họng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau cùng tình trạng kích thích ở amidan, hạn chế tắc nghẽn đường thở.
  • Tránh dùng những thức ăn có thể khiến tình trạng sưng viêm amidan trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như thức ăn cay, đồ ăn lạnh hoặc nước đá. Không dùng các món ăn khi còn quá nóng. 
  • Kiêng uống bia rượu và các thức uống có tính kích thích.
  • Không hút thuốc lá. Tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc, bụi bẩn hay hóa chất.
  • Giữ ấm vùng cổ họng, mặc đủ ấm khi trời lạnh.
  • Mang khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây kích thích khi đi ra ngoài.
  • Tránh đến những nơi đông người hoặc khu vực có dịch bệnh.
  • Không nói nhiều, la hét to hoặc khạc nhổ mạnh gây đau họng, chảy máu và khiến amidan bị sưng to hơn.

Việc điều trị viêm amidan gây khó thở cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn có triệu chứng khó thở hoặc các dấu hiệu nghiêm trọng khác, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger