Bệnh Ho Là Gì? Các Loại Thường Gặp, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Ho là một bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Những cơn ho dai dẳng kéo dài gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, khiến cơ thể mệt mỏi.

Bệnh ho là gì? Biểu hiện như thế nào?

Ho là phản xạ có điều kiện, xuất hiện đột ngột và có thể lặp lại khi các tế bào phân bố dọc đường hô hấp bị kích thích. Động tác này của cơ thể giúp loại bỏ các chất kích thích, vi khuẩn và chất bài tiết trong đường hô hấp ra ngoài.

Ho là bệnh về đường hô hấp phổ biến hiện nhiều người mắc phải
Ho là bệnh về đường hô hấp phổ biến hiện nhiều người mắc phải

Ho có 3 giai đoạn: Hít vào, khí ép vào thanh môn đang đóng kín sau đó lượng không khí từ phổi thoát ra ngoài với tốc độ cao do áp lực mạnh kèm theo âm thanh lớn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể chỉ ho vài tiếng hoặc kéo dài, thậm chí ho ra máu. Bệnh nhân cần chú ý đến sức khỏe và thăm khám nếu triệu chứng nghiêm trọng.

Những nguyên nhân gây ho ai cũng có nguy cơ mắc phải

Bệnh ho được chia làm hai dạng cấp tính và mãn tính. Mỗi cấp độ, tình trạng có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. 

Nguyên nhân gây ho cấp tính

Tình trạng này diễn ra đột ngột chủ yếu do đường hô hấp bị kích thích bởi dị nguyên như nấm, phấn hoa, khói bụi, chất cay… Đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm gồm:

  • Cảm cúm, cảm lạnh.
  • Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi.
  • Viêm họng, viêm tai, viêm xoang.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Bệnh ứ máu ở phổi.
  • Hen suyễn.

Nguyên nhân ho mãn tính

Ho mãn tính thường không phổ biến. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này được biết đến là:

  • Bệnh lao
  • Nhiễm nấm phổi, ung thư phổi.
  • Hen suyễn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Dị ứng
  • Viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
  • Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thường xuyên.
Hút thuốc lá nhiều gây ra bệnh ho
Hút thuốc lá nhiều gây ra bệnh ho

Các loại bệnh ho thường gặp và triệu chứng đi kèm

Bệnh ho có nhiều dạng khác nhau dựa trên biểu hiện lâm sàng. Dưới đây là những dạng phổ biến nhất:

Bệnh ho gà

Triệu chứng thường gặp:

  • Ho thành từng cơn dữ dội, không thể kiểm soát.
  • Tiếng ho như tiếng gà gáy.
  • Mắt sưng, chảy nước mắt, mặt đỏ.
  • Đau đớn, mệt mỏi, khó thở và thường xuyên nôn mửa.

Ho gà ở trẻ em phổ biến hơn ở người lớn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy bố mẹ nên tiêm phòng cho các bé khi được 2 tháng tuổi.

Bệnh ho khan

Là vấn đề hô hấp thường gặp ở cả trẻ em, người lớn và người già. Cơn ho thường có các biểu hiện như:

  • Ho không kèm nhầy
  • Cơn ho kéo dài, khó kiểm soát.
  • Thời gian bị bệnh thường trong vài tuần.

Dạng này xuất hiện do  đường hô hấp bị kích thích bởi dị nguyên bên ngoài.

Bệnh ho có đờm

Bệnh xuất phát từ các nguyên nhân mãn tính như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng. Nguyên nhân gây ho đờm ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 3 tuổi thường do cảm cúm và cảm lạnh. Người bệnh sẽ có các biểu hiện:

  • Ho có đờm và chất nhầy.
  • Nặng ngực.
  • Nghẹt thở, khó thở, mệt mỏi.
  • Sổ mũi
Ho có thể dẫn đến tình trạng sổ mũi
Bệnh ho có đờm thường liên quan đến viêm xoang, viêm họng

Ho cảm lạnh

Đây là tình trạng rất phổ biến do nhiễm virus cảm lạnh. Bệnh nhân thường gặp triệu chứng:

  • Ho ra nhiều dịch nhầy ở cổ họng.
  • Sổ mũi, mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ.
  • Viêm họng, khó chịu ở trong họng.

Ho cảm lạnh kéo dài khoảng 3 tuần. Cơn ho có thể trở thành mãn tính, diễn ra trong 8 tuần với người lớn và khoảng 4 tuần với trẻ em.

Ho ra máu

Đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng. Triệu chứng thường gặp là:

  • Ho có máu chảy từ mũi, cổ họng, đường hô hấp trên hoặc phổi.
  • Máu chảy ra nhiều hoặc ít tùy vào mức độ nghiêm trọng.
  • Máu có thể lẫn đờm.

Nếu tình trạng ho ra máu xuất hiện đột ngột, sau khi hoạt động mạnh, kèm theo các biểu hiện như ho kéo dài, sốt nhẹ, giảm cân thì người bệnh có thể bị ho lao.

Ho lao thường kéo dài hơn 3 tuần liên quan đến lao phổi, gây đau ngực, khó thở, mệt mỏi và đổ mồ hôi về đêm. Bệnh có thể lây truyền. Vì vậy khi thấy ho kèm theo máu, người bệnh nên đi khám ngay để làm rõ nguyên nhân gây bệnh.

Bị ho nên uống gì ăn gì? Các biện pháp phòng tránh hiệu quả

Chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Theo đó người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, ổi, xoài, bưởi, dứa, rau xanh…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Ngao, sò, củ cải trắng…
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều nước như súp, cháo, canh
  • Thức uống tốt cho đường hô hấp: Uống nước mật ong ấm vào buổi sáng, trà gừng, trà bạc hà…

Người bệnh nên kiêng những đồ ăn thức uống như:

  • Đồ ăn tanh: Tôm, cua, cá…
  • Đồ ăn, thức uống lạnh đá.
  • Thực phẩm cay nóng chứa nhiều ớt, sả, mù tạt…
  • Món ăn nhiều mỡ, được chế biến bằng cách chiên, rán, nướng…
  • Các loại thức uống: Bia, rượu, cà phê, nước có ga, sữa…

Bệnh ho là chứng bệnh khó chịu và có thể tiến triển thành mãn tính. Mọi người nên chủ động phòng tránh bằng những biện pháp như sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung các loại nước hoa quả.
  • Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ không khí hạ thấp, nhất là vùng mũi, cổ và ngực.
  • Tránh ngồi làm việc lâu hoặc ngủ trong phòng điều hòa quá khô và lạnh.
  • Nên vệ sinh xoang mũi và miệng bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Khám sức khỏe định kỳ và chữa trị bệnh sớm nếu mắc phải.
Hạn chế ngồi cả ngày trong phòng điều hòa sẽ giúp giảm nguy cơ bị ho, viêm họng
Hạn chế ngồi cả ngày trong phòng điều hòa sẽ giúp giảm nguy cơ bị ho, viêm họng

Bệnh ho có nguy hiểm không?

Bệnh ho không nguy hiểm nếu nguyên nhân là cảm mạo hoặc bị kích thích họng. Tuy nhiên khi triệu chứng kéo dài, kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác, như nôn mửa, ho ra máu… thì đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng. 

Nếu ho xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai thì cần hết sức thận trọng. Ho kéo dài ở trẻ sơ sinh khiến các bé khó thở, mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Phụ nữ bị ho khi mang thai dễ thúc đẩy co bóp tử cung gây sảy thai. 

Đối với ho cấp tính dưới 3 ngày, việc điều trị không cần quá phức tạp. Tuy nhiên khi ho là triệu chứng của các bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm thanh quản, lao phổi, hen suyễn, trào ngược dạ dày… thì người bệnh cần điều trị để tránh phát triển các biến chứng.

Cách chữa bệnh ho hiệu quả, an toàn

Sau đây là những biện pháp và hướng xử lý khi bệnh nhân có thể tham khảo:

Mẹo chữa ho từ dân gian tại nhà

Những nguyên liệu thiên nhiên dưới đây có thể giúp giảm ho hiệu quả:

  • Mật ong: Mật ong có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm, bổ sung dưỡng chất giúp làm lành tổn thương niêm mạc. Bệnh nhân có thể trị ho tại nhà từ mật ong bằng nhiều cách khác nhau: Quất ngâm mật ong, mật ong hấp lá hẹ, mật ong hấp cách thủy cùng tỏi…
  • Sử dụng gừng: Gừng chứa Gingerols có tác dụng tiêu viêm, chống sưng và giảm ho. Loại củ này cũng có tính kháng histamin nên giúp chống lại các dị nguyên đường hô hấp. Dân gian thường dùng gừng có thể chữa ho theo những cách như: Gừng chưng đường phèn, uống trà gừng muối, uống nước gừng kết hợp với chanh tươi và lá me…
  • Vỏ quýt: Vỏ quả quýt là vị thuốc có tác dụng cấp ẩm, tiêu đờm, trị ho, lưu thông khí huyết. Người bệnh có thể dụng 12g vỏ quýt sắc cùng 200ml nước đến khi còn lại ½. Cho thêm mật ong hoặc đường vào và dùng uống trong ngày.
Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo dân gian trị ho
Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo dân gian trị ho

Những biện pháp dân gian giúp làm dịu đường hô hấp, giảm ho. Tuy nhiên các thảo dược chỉ phù hợp với người bị ho cấp tính, do cảm lạnh hoặc họng bị kích thích.

Chữa ho bằng thuốc

Một số bệnh nhân có thể cần chữa ho bằng thuốc tây y. Những thuốc được sử dụng có gồm nhiều dạng khác nhau như: Thuốc uống, viên ngậm, siro ho… Những loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, gây tê và giảm ho. Có 2 dạng thuốc trị bệnh ho thường được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc giảm ho ngoại biên: Nhóm này gồm thuốc làm giảm phản xạ ho (viên ngậm, siro ho, Glycerol…) và thuốc gây tê (Benzonatate, lidocain, menthol, bupivacain…).
  • Thuốc giảm ho trung ương: Loại thuốc này gồm các thuốc có khả năng ức chế trung tâm ho (Codein, Dextromethorphan…) và thuốc chống viêm, giảm phù nề trong họng (Alphachymotrypsin, serrapeptase…).

Chú ý luôn dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bênh ho xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng thường do dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh lý này cần được điều trị sớm để tránh ho dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe.

ĐỌC NGAY:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger