Rò Luân Nhĩ
Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh, thường hình thành trong tuần thứ 6 của thai kỳ. Đây là là một tình trạng lành tính. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể hình thành u nang dưới da và nhiễm trùng nên cần được xử lý.
Tổng quan
Rò luân nhĩ còn được gọi là hố trước não thất hoặc xoang trước não thất. Đây là một dị tật bẩm sinh lành tính với một lỗ rò ở trước vành tai. Đôi khi lỗ rò hình thành ở rìa phía trên của vòng xoắn, tiểu thùy, một số trường hợp ở đường tragus.
Rò luân nhĩ thường hình thành ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Chúng lành tính và ít triệu chứng. Trong nhiều trường hợp lỗ rò bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, đau và tụ mủ. Điều trị thường bao gồm dùng thuốc, chọc hút mủ hoặc phẫu thuật.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Rò luân nhĩ hình thành ở tuần thứ 6 của thai kỳ, giai đoạn hình thành tai ngoài và những bộ phận như mắt, mũi, bàn tay, bàn chân, van tim... Tình trạng này thường liên quan đến những vấn đề dưới đây:
- Khiếm khuyết của thính giác: Trong quá trình phát triển của màng nhĩ, rò luân nhĩ có thể hình thành khi có khiếm khuyết hoặc sự không hợp nhất của sáu đồi thính giác. Trong đó sự kết hợp không hoàn hảo giữa cung mang thứ nhất và thứ hai là nguyên nhân hình thành lỗ rò.
- Di truyền: Một số hội chứng di truyền có thể dẫn đến rò luân nhĩ, bao gồm:
- Hội chứng Khe mang - tai - thận (BOR) (hội chứng Branchio-Oto-Renal)
- Hội chứng Beckwith - Wiedemann
- Rối loạn trương lực cơ hàm mặt
- Hội chứng Wolf - Hirschhorn
- Hội chứng loạn sản xương sống...
- Thuốc Propylthiouracil: Thai phụ sử dụng thuốc Propylthiouracil trong thời kỳ đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ rò luân nhĩ. Đây là một loại thuốc được dùng trong điều trị cường giáp.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ rò luân nhĩ:
- Dị dạng màng nhĩ hoặc/ và thận
- Có dị tật hoặc một loạn hình khác
- Được sinh ra bởi mẹ bị tiểu đường thai kỳ
- Tiền sử gia đình bị điếc.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng của rò luân nhĩ gồm:
- Xuất hiện lỗ rò có kích thước nhỏ như đầu tăm, gần với bờ trước của vành tay. Lỗ rò cũng có thể xuất hiện dọc theo rìa phía trên của vòng xoắn, đôi khi là tiểu thùy hoặc đường tragus
- Khi nặn thấy tiết bã màu trắng đục tương tự như mụn trứng cá.
Khi rò luân nhĩ bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ có thêm những triệu chứng dưới đây:
- Ngứa
- Sưng tấy
- Ban đỏ
- Đau
- Tiết dịch bất thường, đôi khi có mùi hôi
- Chảy mủ tai tái phát
- Viêm mô tế bào
- Tụ mủ
- Sốt
- Nhức đầu
Rò luân nhĩ thường được phát hiện khi quan sát bằng mắt và đánh giá những triệu chứng liên quan. Để tìm kiếm nguyên nhân và định hướng điều trị, bác sĩ có thể hỏi tiền sử gia đình. Đồng thời thực hiện một số xét nghiệm bổ sung, bao gồm:
- Chụp CT: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra tai ngoài, phát hiện dị tật hoặc những bất thường khác.
- Chụp MRI: Hình ảnh MRI giúp phát hiện và đánh giá những bất thường, bao gồm sự tăng trưởng của khối u.
- Siêu âm: Bệnh nhân có thể được siêu âm để tìm kiếm những dấu hiệu liên quan đến hội chứng Branchio-Oto-Renal. Từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Nuôi cấy dịch mủ: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy dịch mủ. Xét nghiệm này giúp tìm kiếm loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và giúp chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
Biến chứng và tiên lượng
Rò luân nhĩ là một tình trạng lành tính, ít triệu chứng và không gây khó chịu cho người bệnh nếu không có nhiễm trùng. Tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến những hội chứng di truyền hoặc phát triển đồng thời với những vấn đề ở tim mạch, thận và thính giác. Chẳng hạn như: Thận ứ nước, thiểu sản thận, thận hình móng ngựa...
Khi rò luân nhĩ bị nhiễm trùng, bạn có thể gặp một số vấn đề dưới đây:
- Sưng và đau tai
- Viêm tai ngoài
- Áp xe
- U nang dưới da
Điều trị
Rò luân nhĩ thường không cần điều trị. Những phương pháp sẽ được chỉ định khi có nhiễm trùng và áp xe, bao gồm:
1. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Một số biện pháp giúp giảm các triệu chứng của rò luân nhĩ và nhiễm trùng:
- Chườm ấm: Khi có những triệu chứng khó chịu, hãy thử chườm ấm để giảm nhẹ. Biện pháp này giúp giảm đau nhức và mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Khi thực hiện, hãy dùng một miếng gạc ấm hoặc túi chườm ấm để đặt vào vị trí ảnh hưởng.
- Dùng nước muối sinh lý: Nên thường xuyên vệ sinh lỗ rò nhiễm trùng bằng nước muối sinh lý. Khi thực hiện, hãy dùng bông y tế thấm vào một ít nước muối và lau nhẹ nhàng. Biện pháp này giúp làm dịu cơn đau, giảm viêm, giảm nhiễm trùng và những triệu chứng liên quan.
Ngoài ra những người có rò luân nhĩ kèm theo nhiễm trùng cần lưu ý thêm những điều dưới đây:
- Không sờ, không tự ý chích và nặn mủ.
- Không đắp lá.
- Không tự ý bôi thuốc hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác lên lỗ rò.
- Giữ cho vết thương luôn sạch và khô thoáng.
2. Thuốc
Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho những bệnh nhân bị rò luân nhĩ có dấu hiệu nhiễm trùng. Thuốc giúp loại bỏ nhanh vi khuẩn gây bệnh và điều trị nhiễm trùng hiệu quả.
Kháng sinh cần được dùng đúng theo chỉ định để tránh nhiễm trùng tái phát hoặc kháng thuốc kháng sinh. Khi có kết quả nuôi cấy dịch mủ, bác sĩ có thể điều chỉnh đơn thuốc kháng sinh để điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
3. Chọc hút hoặc rạch thoát mủ
Nếu rò luân nhĩ kèm theo áp xe, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch ổ áp xe. Trong quá trình này, kim nhọn sẽ được sử dụng để chọc vào khối tụ mủ. Sau đó nhẹ nhàng hút bỏ lượng dịch mủ bên trong.
Đối với những ổ áp xe lớn, bác sĩ có thể tiến hành rạch thoát mủ. Phương pháp này bao gồm việc tại một vết rạch nhỏ trên ổ áp xe và dẫn lưu mủ ra ngoài.
4. Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể cần thiết đối với những bệnh nhân có rò luân nhĩ bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Phương pháp này bao gồm việc dẫn lưu mủ và bóc tách. Cuối cùng khâu da và dẫn lưu dịch.
Ống dẫn lưu thường được gỡ bỏ sau 24 giờ phẫu thuật. Sau đó chăm sóc theo dõi và sử dụng kháng sinh để ngăn nhiễm trùng. Thông thường vết thương sẽ lành lại sau 7 ngày.
Phòng ngừa
Không có cách phòng ngừa rò luân nhĩ. Tuy nhiên bạn nên áp dụng những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa nhiễm trùng ở vị trí ảnh hưởng. Cụ thể:
- Không sờ, chích hoặc nặng lỗ rò.
- Không bôi hoặc đắp bất kỳ thứ gì lên rõ rò.
- Rửa mặt và vệ sinh lỗ rò hàng ngày. Đảm bảo lỗ rò luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu có bệnh lý về tai mũi họng, hãy điều trị sớm để tránh nhiễm trùng lây lan.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Những triệu chứng của tôi là do đâu?
2. Phương pháp điều trị nào được thực hiện?
3. Khi nào cần phẫu thuật?
4. Có lựa chọn thay thế nào cho phương pháp được chỉ định?
5. Tôi nên làm gì để ngăn nhiễm trùng tái phát?
6. Điều trị trong bao lâu thì khỏi?
7. Rò luân nhĩ gây ra những ảnh hưởng gì cho tôi?
Rò luân nhĩ thường không cần phải điều trị trừ khi có nhiễm trùng. Tùy thuộc vào tình trạng, các phương pháp điều trị có thể bao gồm bảo tồn hoặc phẫu thuật. Tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.