Bệnh Viêm Tiểu Phế Quản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tai – Mũi – Họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi do virus, thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh gây sưng tấy và tích tụ chất nhầy trong những đường dẫn khí nhỏ của phổi. Từ đó gây ho, khó thở hoặc thở khò khè.

Tổng quan

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi do virus gây ra. Trong đó những đường dẫn khí nhỏ của phổi bị kích ứng, sưng tấy và có chất nhầy tích tụ bên trong. Điều này khiến phổi trở nên hẹp lại dẫn đến khó thở.

Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi phổi bị nhiễm virus, các đường dẫn khí nhỏ sưng tấy và tích tụ chất nhầy

Bệnh thường xảy ra ở những trẻ dưới 2 tuổi, hiếm khi xảy ra ở người lớn. Ngoài ra viêm tiểu phế quản thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân, bắt đầu với những triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn theo thời gian, bệnh nhân thở khò khè và ho, đôi khi khó thở.

Hầu hết có những triệu chứng kéo dài từ 1 - 2 tuần. Những trường hợp năng hơn có các triệu chứng xảy ra lâu hơn và cần điều trị tích cực.

Phân loại

Bệnh viêm tiểu phế quản được phân thành những loại sau:

  • Bệnh viêm tiểu phế quản do virus: Loại này chiếm hầu hết các trường hợp. Trong đó nhiễm trùng thường liên quan đến virus hợp bào hô hấp (RSV), bùng phát vào mùa thu và đông. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 2 tuổi, nghiêm trong hơn khi xảy ra ở những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Bệnh viêm tiểu phế quản tắc nghẽn: Dạng này còn được gọi là bệnh phổi bỏng ngô - một tình trạng nguy hiểm do tiếp xúc mãn tính với những chất độc trong không khí (chẳng hạn như amoniac, khói oxit kim loại, formaldehyde) hoặc nhiễm trùng phổi nặng. Bệnh lý này khiến sẹo hình thành ở một hoặc nhiều tiểu phế quản. Từ đó làm tắc đường dẫn khí, ảnh hưởng hoặc tắc nghẽn đường thở nhưng không thể đảo ngược.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus lây nhiễm vào đường dẫn khí nhỏ trong phổi. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, các tiểu phế quản bắt đầu bị kích thích, sưng lên và có chất nhầy tích tụ bên trong. Sự tắc nghẽn khiến không khí khó lưu thông tự do khi ra vào phổi, bệnh nhân thở khò khè hoặc khó thở.

Những loại virus thường gây viêm tiểu phế quản:

  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Virus cúm
  • Virus rhovirus

Trong đó virus hợp bào hô hấp (RSV) là loại lây nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi. Những đợt bùng phát thường xảy ra vào mùa đông, mùa mưa hoặc vào những tháng lạnh hơn trong năm, RSV có thể gây nhiễm trùng nhiều lần ở một người.

Virus gây viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan. Chúng có thể lây từ người bệnh sang người lành khi hít phải hoặc chạm vào dịch tiết từ mũi và miệng. Cụ thể như những giọt bắn trong không khí từ người bệnh ho, nói chuyện hoặc hắt hơi.

Virus cũng có thể lây lan khi chạm vào những vật dụng chứa virus, sau đó chạm vào mắt, mũi và miệng. Những vật dụng thường chứa virus gồm đồ chơi của trẻ em, khăn tắm, tay nắm cửa, bàn phím, bát đĩa...

Virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp (RSV) thường là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản cho trẻ dưới 2 tuổi

Mặc dù ít gặp hơn nhưng những nguyên nhân dưới đây có thể gây viêm tiểu phế quản tắc nghẽn:

  • Khói thuốc lá, đặc biệt là khói thuốc lá điện tử
  • Biến chứng từ phương pháp ghép phổi hoặc tế bào gốc
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Phản ứng bất lợi với thuốc
  • Hít khói từ những hóa chất như thuốc tẩy, clo hoặc amoniac

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân là do khả năng chống nhiễm trùng và phổi của trẻ chưa phát triển đầy đủ
  • Sinh non
  • Có bệnh lý về tim hoặc phổi
  • Sinh hoạt trong môi trường có nhiều khói thuốc lá
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng
  • Tiếp xúc với nhiều trẻ em khác trong nhà trẻ
  • Sinh sống ở những nơi đông người.

Triệu chứng và chẩn đoán

Trong thời gian đầu, bệnh viêm tiểu phế quản có những triệu chứng nhẹ, tương tự như cảm lạnh. Sau đó xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài, chẳng hạn như thở khó khăn.

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Sốt nhẹ

Những triệu chứng nghiêm trọng hơn:

  • Khó thở, đôi khi lồng ngực co rút lại khi cố gắng thở
  • Thở khò khè
  • Thở nhanh hoặc nông
  • Gặp khó khăn khi bú và nuốt
  • Chán ăn
  • Môi, đầu ngón tay hoặc ngón chân chuyển sang màu xanh hoặc xám
  • Dấu hiệu mất nước, bao gồm không di tiểu thường xuyên, khó không chảy nước mắt, khô miệng.

Bệnh viêm tiểu phế quản gây nghẹt mũi, sổ mũi, ho, khó thở
Bệnh viêm tiểu phế quản khiến trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho, khó thở hoặc thở khò khè

Người bệnh sẽ được hỏi những triệu chứng chứng và lắng nghe phổi bằng ống nghe trong quá trình thăm khám. Điều này có thể giúp phát hiện bệnh viêm tiểu phế quản.

Ngoài ra một vài xét nghiệm được thực hiện để chắc chắn hơn về chẩn đoán. Bao gồm:

  • X-quang ngực: X-quang ngực thường được chỉ định ở những trẻ có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản nặng, nghi ngờ có một tình trạng khác hoặc những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện dấu hiệu quả bệnh viêm phổi.
  • Xét nghiệm chất nhầy: Chất nhầy từ mũi được lấy ra và kiểm tra tròng thí nghiệm. Điều này giúp phát hiện loại virus gây viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được chỉ định ở một số trẻ để kiểm tra lượng bạch cầu. Số lượng bạch cầu tăng cao khi cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra xét nghiệm này cũng được chỉ định để đánh giá mức oxy trong máu.
  • Phép đo phế dung: Đo lường tốc độ và mức độ hít vào không khí ở mỗi hơi thở có thể giúp đánh giá tình trạng.

Biến chứng và tiên lượng

Hầu hết trẻ khỏe hơn trong vòng 14 - 21 ngày nếu không bị mất nước. Nhiều trường hợp bị viêm tiểu phế quản có thể có những biến chứng dưới đây:

  • Mức oxy trong cơ thể thấp
  • Ngừng thở. Thường gặp ở những trẻ dưới 2 tháng tuổi và trẻ sinh non
  • Không uống đủ chất lỏng dẫn đến mất nước
  • Suy hô hấp.

Điều trị

Bệnh nhân bị viêm tiểu phế quản thường được điều trị tại nhà bằng những biện pháp chăm sóc. Một số trường hợp nặng có thể phải cần chăm sóc tại bệnh viện và dùng thuốc.

1. Điều trị y tế

Nếu bị viêm tiểu phế quản nghiêm trọng, người bệnh có thể được nhập viện, điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch và thở oxy. Phương pháp này giúp cung cấp lượng oxy cần thiết cho trẻ nhỏ, giảm nguy cơ phát triển biến chứng.

Điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch và thở oxy
Điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch và thở oxy cho những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại nhiễm trùng do virus. Tuy nhiên một số loại có thể được dùng để mở đường thở.
  • Thuốc ức chế miễn dịch và oxy: Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch và oxy. Phương pháp này giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình điều trị.
  • Thuốc corticosteroid: Thuốc corticosteroid thường được dùng để chữa viêm, làm sạch chất nhầy trong phổi và mở đường thở.
  • Acetaminophen (Tylenol): Thuốc Acetaminophen có thể được dùng để hạ sốt. Thuốc này mang đến hiệu quả hạ sốt và giảm đau.

Hiếm khi người bệnh được yêu cầu ghép phổi. Phẫu thuật chỉ được thực hiện cho những trường hợp nghiêm trọng nhất, có biến chứng và điều trị bảo tồn không hiệu quả.

2. Điều trị tại nhà

Những trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có đáp ứng tốt với những biện pháp chăm sóc tại nhà. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi và tăng cường chất lỏng: Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều chất lỏng. Biện pháp này giúp ngăn ngừa mất nước, giữ cơ thể khỏe mạnh và phục hồi nhanh. Ngoài ra uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy, hạn chế tích tụ chất nhầy trong các đường dẫn khí nhỏ của phổi. Từ đó mang đến cảm giác dễ chịu và dễ thở hơn.
  • Những bài tập thở: Người bệnh được hướng dẫn những bài tập thở để giảm bớt triệu chứng khó thở.
  • Giảm căng thẳng: Tránh căng thằng về thể chất và tinh thần để ngăn tình trạng khó thở thêm nghiêm trọng.
  • Làm ẩm không khí: Giữ ẩm không khí bằng cách dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ và phòng làm việc. Điều này giúp làm loãng chất nhầy, giảm các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở. Nên thường xuyên làm sạch máy tạo độ ẩm, giữ cho thết bị này luôn sạch sẽ để ngăn nấm móc và vi khuẩn phát triển.
  • Tránh hút thuốc thụ động: Cho trẻ sinh sống ở những hơi có không khí trong lành, tránh hít khói thuốc lá thục động. Bởi điều này có thể làm nặng hơn những triệu chứng của nhiễm trùng.
  • Nhỏ mũi bằng nước muối: Có thể dùng nước muối nhỏ mũi để làm loãng chất nhầy. Khi thực hiện, nhỏ một vài giọt nước muối vào lỗ mũi ở một bên. Sau đó dùng bóng hút để loại bỏ chất nhầy ra khỏi mũi. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Điều này giúp trẻ dễ chịu và dễ thở hơn.

Nhỏ mũi bằng nước muối
Nhỏ mũi bằng nước muối giúp làm loãng chất nhầy, trẻ có cảm giác dễ chịu và dễ thở hơn

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ viêm tiểu phế quản, cần áp dụng những biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm virus, chẳng hạn như:

  • Nếu bị cảm cúm hoặc có những bệnh lý lây nhiễm khác, cần hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Nếu cần thiết hãy rửa tay trước khi chạm vào em bé và mang khẩu trang.
  • Nếu trẻ bị viêm phế quản, hãy cho trẻ ở nhà và nghỉ ngơi thường xuyên cho đến khi trẻ khỏi bệnh.
  • Người khỏe mạnh (đặc biệt là trẻ sơ sinh) cần hạn chế tiếp xúc với những người đang bị sốt hoặc cảm lạnh.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng những vật dụng và bề mặt. Đặc biệt là những vật dụng mà mọi người thường chạm vào hoặc của người bệnh.
  • Không sử dụng chung vật dụng ăn uống với người khác, đặc biệt là khi gia đình có người bị ốm.
  • Dùng giấy vệ sinh che miệng khi hắc hơi hoặc ho, sau đó vứt giấy vệ sinh và rửa sạch tay. Có thể hắt hơi hoặc ho bằng khuỷu tay để tránh lây nhiễm.
  • Cho trẻ sinh sinh bú mẹ ít nhất 6 tháng. Điều này giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm cho người trên 6 tháng tuổi để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Thuốc palivizumab (Synagis) có thể được dùng cho những trẻ bị viêm phổi, sinh non hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu. thuốc này có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng do RSV.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng diệt khuẩn ít nhất 20 giây. Hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng.

Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng diệt khuẩn
Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng diệt khuẩn giúp phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

 

1. Nguyên nhân nào gây ra những triệu chứng cho tôi / con tôi?

2. Những triệu chứng kéo dài trong bao lâu?

3. Phương pháp điều trị nào được đề nghị và giúp bệnh nhanh khỏi?

4. Trẻ bị viêm tiểu phế quản cần được chăm sóc như thế nào?

5. Biện pháp cải thiện nào giúp con tôi cảm thấy tốt hơn?

6. Tôi / con tôi có thể gặp những biến chứng nào?

7. Cần tránh những điều gì khi điều trị

Bệnh viêm tiểu phế quản liên quan đến nhiễm trùng do virus, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tử vong. Vì thế, trẻ nhỏ cần được đưa đến bệnh viện và điều trị tích cực khi có những triệu chứng và dấu hiệu bất thường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *