Viêm Tuyến Tiền Liệt Ở Nữ Giới
Ngoài nam giới, viêm tuyến tiền liệt ở nữ cũng có thể xảy ra. Bệnh thể hiện cho tình trạng viêm sưng tuyến tiền liệt, thường do nhiễm trùng vi khuẩn. Tình trạng này khiến nữ giới đau buốt khi tiểu, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục.
Tổng quan
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ là một tình trạng nhiễm trùng dẫn đến viêm (sưng và đỏ) ở tuyến tiền liệt. Đây là một tuyến sinh dục, nằm vây quanh đoạn đầu niệu đạo và dưới đáy của bàng quang.
Không giống như nam giới, tuyến tiền liệt ở phụ nữ không phát triển đầy đủ. Tuyến này chỉ bao gồm những mô tuyến bao quanh ống tiết niệu.
Ở nữ giới, tuyến tiền liệt thường bị viêm khi có nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân khác.
Phân loại
Tương tự như nam giới, viêm tuyến tiền liệt ở nữ được phân thành những loại sau:
- Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng: Tuyến tiền liệt bị viêm nhưng không có triệu chứng.
- Hội chứng đau vùng chậu mãn tính / viêm tuyến tiền liệt mãn tính: Bệnh nhân bị đau vùng chậu tái phát hoặc liên tục nhưng không có ghi nhận nhiễm trùng.
- Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng gây ra những triệu chứng đột ngột và có mức độ nghiêm trọng cao.
- Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính: Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn tái phát nhiều lần hoặc liên tục. So với giai đoạn cấp, giai đoạn mãn tính có những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nữ thường do những nguyên nhân sau:
- Nhiễm vi khuẩn
Vi khuẩn thường là nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mãn tính ở nữ. Có thể bao gồm E.coli và những chủng vi khuẩn thông thường khác.
Sau khi xâm nhập, nhiễm trùng có thể từ một bộ phận khác ở hệ thống sinh sản - tiết niệu đến tuyến tiền liệt và gây viêm. Nếu vi khuẩn không được tiêu diệt hết hoặc tiêu diệt cấp tính không đủ lâu, bệnh nhân có thể bị viêm mãn tính.
- Tổn thương
Một số thủ thuật như đặt ống thông tiểu, sinh thiết tuyến tiền liệt... hoặc chấn thương khi chơi thể thao có thể gây nhiễm trùng hoặc tăng mức độ nhạy cảm của tuyến tiền liệt. Từ đó dẫn đến viêm sưng.
- Nguyên nhân khác
Bệnh có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
-
- Rối loạn chức năng hệ miễn dịch
- Rối loạn chức năng hệ thần kinh
- Hoạt động hormone không đều
- Căng thẳng tâm lý
Trong nhiều trường hợp, nữ giới bị viêm tuyến tiền liệt nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tiền sử viêm tuyến tiền liệt trước đây
- Nhiễm trùng hệ thống tiết niệu hoặc sinh sản
- Nhiễm HIV hoặc AIDS
- Độ tuổi trưởng thành hoặc trung niên
- Sinh thiết mô tuyến tiền liệt
- Căng thẳng tâm lý hoặc thường xuyên lo lắng
- Tổn thương thần kinh ở khu vực xương chậu, có thể do chấn thương hoặc nhiễm trùng.
Triệu chứng và chẩn đoán
Bệnh viêm tuyến tiền liệt gây ra những triệu chứng khó chịu sau:
- Đau rát khi đi tiểu
- Tiểu buốt
- Tiểu khó, tiểu ngắt quãng hoặc nhỏ giọt
- Tăng cảm giác muốn đi tiểu
- Nước tiểu đục hoặc có máu
- Đau ở một số vị trí như vùng chậu, bẹn, lưng dưới
- Đau khi quan hệ tình dục
- Sốt và ớn lạnh
- Tăng áp lực ở phía sau xương mu
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc đột ngột có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng, bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nữ có thể được phát hiện. Để xác định nguyên nhân và đánh giá tuyến tiền liệt, những xét nghiệm dưới đây cũng được thực hiện:
- Khám qua ngả trực tràng: Kết quả kiểm tra giúp đánh giá tuyến tiền liệt có bị đau và sưng hay không. Trong một số trường hợp, dịch mủ từ tuyến tiền liệt được chọc hút và thực hiện kháng sinh đồ.
- Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu được sử dụng để kiểm tra máu, mủ và vi khuẩn. Đôi khi bệnh phẩm được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
- Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, bệnh nhân được xét nghiệm máu đo PSA (protein do tuyến tiền liệt tạo ra). Nồng độ PSA cao có thể chỉ ra ung thư hoặc viêm tuyến tiền liệt.
- Siêu âm qua trực tràng: Nếu điều trị bằng kháng sinh không cải thiện, bệnh nhân được siêu âm qua trực tràng để thu về hình ảnh chi tiết. Từ đó xác định tuyến liền liệt bất thường, sỏi hoặc áp xe.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nữ thường không quá phức tạp, có tiên lượng tốt khi điều trị bằng kháng sinh. Hầu hết bệnh nhân có tình trạng viêm dừng lại ở giai đoạn cấp tính.
Tuy nhiên nếu không giữ gìn sức khỏe tiết niệu tốt, bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đồng thời tăng nguy cơ phát triển những biến chứng sau:
- Áp xe tuyến tiền liệt
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm trùng vùng chậu
- Nhiễm trùng cột sống hoặc xương chậu
- Trầm cảm
- Rối loạn chức năng tình dục
Điều trị
Dùng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với viêm tuyến tiền liệt ở nữ. Tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ cũng được áp dụng để tăng hiệu quả.
1. Điều trị bằng thuốc
Trong điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nữ, bệnh nhân được sử dụng thuốc kháng sinh có độ nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra một số thuốc khác cũng được chỉ định dựa vào triệu chứng và mức độ viêm nhiễm.
- Thuốc kháng sinh: Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn nhiễm trùng tái phát. Kháng sinh được dùng ở dạng tiêm hoặc uống, kéo dài từ 4 - 6 tuần.
- Thuốc chẹn alpha: Nhóm thuốc này được dùng để thư giãn các cơ ở vùng có tuyến tiền liệt và cổ bàng quang. Từ đó giảm những triệu chứng khó chịu khi đi tiểu.
- Thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs: Một loại NSAID như Ibprofen có thể dược dùng để giảm đau và hạ sốt ở những bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt.
2. Biện pháp hỗ trợ
Bên cạnh thuốc, những biện pháp dưới đây có thể được áp dụng đồng thời để sớm khắc phục tình trạng. Cụ thể:
- Vật lý trị liệu: Trong vật lý trị liệu, bệnh nhân được hướng dẫn xoa bóp massage tuyến tiền liệt để thư giãn các cơ, giảm đau và giảm xung huyết. Ngoài ra một số bài tập cũng được hướng dẫn để giảm đau, tăng sức cơ và giảm tổn thương cơ sàn chậu.
- Uống nhiều nước: Nữ giới bị viêm tuyến tiền liệt được yêu cầu uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu. Từ đó tăng tốc độ thải độc và tống vi khuẩn khỏi bàng quang.
- Ăn uống hợp lý: Thực hiện chế độ ăn uống cân năng, ăn những loại thực phẩm tươi và lành mạnh. Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3, vitamin A, C, E... nhằm tăng khả năng kháng viêm và giảm đau. Tránh rượu, caffein, thực phẩm cay nóng và có tính axit để không làm nặng hơn các triệu chứng.
- Tắm nước ấm: Ngâm mình và tắm trong nước ấm giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra đặt đệm sưởi lên vùng chậu cũng mang đến hiệu quả tương tự.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt ở nữ, những biện pháp dưới đây nên được áp dụng:
- Uống nhiều nước giúp tăng thải độc và bài tiết nước tiểu.
- Không nhịn tiểu để tránh vi khuẩn tích tụ và lây lan.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể khỏe mạnh.
- Điều trị tích cực nếu có nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc sinh sản.
- Tránh căng thẳng và lo lắng. Nên giữ tâm lý thoải mái, lạc quan và vui vẻ.
- Tránh thuốc lá và rượu bia. Bởi cồn và caffine có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và khả năng chống bệnh.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Tình trạng của tôi là gì?
2. Bệnh viêm tuyến tiền liệt nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
3. Bệnh được điều trị trong bao lâu?
4. Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt có tác dụng phụ không?
5. Nên làm gì để tăng hiệu quả điều trị?
6. Cần tránh những gì trong thời gian điều trị?
7. Tôi có cần kiêng quan hệ tình dục không?
Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nữ thường do vi khuẩn. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, thường phát triển nhanh và gây biến chứng nếu không được điều trị. Vì thế người bệnh cần khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!