Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay Và Cách Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị ong đốt nổi mề đay là tình trạng làn da xuất hiện các tổn thương như nổi mẩn đỏ, phát ban, sưng phù và ngứa ngáy. Cần có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời diễn tiến của bệnh để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Vì sao bị ong đốt lại gây nổi mề đay? 

Bị ong đốt nổi mề đay
Nổi mề đay là hiện tượng khó tránh khỏi khi bị ong đốt và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào

Một trong những hiện tượng phổ biến sau khi ong đốt đó là nổi mề đay. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể, mà cụ thể là hệ miễn dịch trước sự tấn công xâm nhập của nọc ong (dị nguyên). Trong đó, hàm lượng cao polypeptide và glycoprotein đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt và phóng thích kháng thể IgE đặc hiệu, khởi phát phản ứng dị ứng.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, sau khi bị ong đốt, trên da bệnh nhân sẽ để lại kim và túi chứa nọc độc. Đây chính là “kẻ đầu sỏ” gây ra cảm giác đau nhức, sưng viêm, phù da, phát ban đỏ và ngứa ngáy tại vị trí đốt.

Hiện tượng này được chia làm 4 cấp độ gồm:

  • Cấp độ I: phản ứng dị ứng với các triệu chứng chỉ xuất hiện tại vị trí bị đốt; 
  • Cấp độ II: người bệnh bị mề đay toàn thân hoặc mề đay kèm theo triệu chứng phù mạch;
  • Cấp độ III: mề đay kèm theo triệu chứng co thắt phế quản, khó thở; 
  • Cấp độ IV: có biến chứng nặng như tổn thương nhiều cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp và sốc phản vệ; 

Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay do ong đốt

Triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay do ong đốt
Da ửng đỏ, sưng phù và ngứa ngáy dữ dội là những triệu chứng nổi mề đay thường gặp khi bị ong đốt
  • Phản ứng dị ứng: Sau khi bị ong đốt, cơn đau rát trên da sẽ xuất hiện ngay lập tức. Đồng thời, vùng da xung quanh vết đốt có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu đen, sưng phù lên nhanh chóng chỉ trong vòng 24 – 48 tiếng. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Sốc phản vệ:  Người bệnh cảm thấy yếu sức, mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, nôn mửa, tụt huyết áp, tiêu chảy, nôn ói, ngất xỉu, hôn mê và nặng nhất là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. 
  • Triệu chứng toàn thân: Chẳng hạn như tổn thương tế bào gây tiêu cơ, làm hoại tử cơ vân cấp, gây tắc ống thận, tăng nguy cơ suy thận cấp. Nặng hơn là các tổn thương đa tạng khiến người bệnh bị rối loạn nhịp tim, rối loạn tiểu tiện,…

Nổi mề đay do ong đốt có nguy hiểm không?

Các triệu chứng sau khi bị ong đốt, bao gồm nổi mề đay là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể con người. Hầu hết các trường hợp này đều không quá nguy hiểm, triệu chứng mức độ nhẹ và nhanh chóng được kiểm soát ngay trong thời gian ngắn, hiếm khi để lại biến chứng rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp dị ứng nặng đặc biệt nghiêm trọng như:

  • Khó thở, suy hô hấp; 
  • Sưng lưỡi, sưng họng; 
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy; 
  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Mạch nhanh yếu, ngất xỉu; 
  • Mất ý thức;

Gợi ý: Bị nổi mề đay liên tục nên làm gì? Cách xử lý hiệu quả

Nổi mề đay do ong đốt có nguy hiểm không?
Bị ong đốt nổi mề đay nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ với các triệu chứng tức ngực, khó thở nghiêm trọng cần được cấp cứu

Thậm chí, một số trường hợp bị ong đốt nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Một thống kê cho thấy, số lượng người tử vong do ong đốt chiếm tỷ lệ 40 – 100 người/ năm, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

Do đó, nếu bản thân bạn có sẵn cơ địa dị ứng hoặc đã từng có tiền sử dị ứng nổi mề đay do nọc ong, tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc gọi 115 đến để cấp cứu kịp thời. 

BẠN BỊ NỔI MỀ ĐAY, DỊ ỨNG, MẨN NGỨA HAY TÁI LẠI

NHẮN TIN NGAY CHO CHUYÊN GIA ĐỂ CHỈ CÁCH KHẮC PHỤC DỨT ĐIỂM

chuyen-gia-nha-thuoc-do-minh-duong-tu-van-1.gif

Hướng dẫn các bước xử lý khi bị ong đốt nổi mề đay

1. Loại bỏ độc tố từ nọc ong ra khỏi cơ thể

Loại bỏ độc tố từ nọc ong ra khỏi cơ thể
Loại bỏ ngòi ong khỏi da và rửa vết đốt bằng xà phòng, nước hoặc dung dịch sát khuẩn ngay
  • Dùng đầu móng tay để khều ngòi ong ra khỏi da hoặc đắp một miếng gạc lạnh lên da trước để vùng da này co lại, dễ lấy ngòi ong ra hơn. Tuyệt đối không nên dùng nhíp gắp hoặc nặn bóp để tránh việc giải phóng nọc ong vào da nhiều hơn. Bước này cần được thực hiện càng nhanh càng tốt vì ngòi ong càng ở lâu trong da càng khiến nọc tiết ra nhiều hơn. 
  • Hạn chế cử động hay sinh hoạt nặng, tốt nhất nên nằm xuống nghỉ ngơi để tránh làm cho nọc độc phát tán nhanh hơn. Đồng thời, nâng cao vùng tay hoặc chân bị ong đốt cao hơn tim để giảm đau, sưng phù ngoài da. 
  • Nếu vùng da bị ong đốt là chân hoặc tay có thể đưa vào vòi nước sạch để rửa, có thể dùng xà phòng hoặc nước ấm. Còn với những vùng da khác có thể dùng dung dịch sát khuẩn ngoài da (điển hình như Povidine 10%) để rửa vết ong cắn. 

2. Các biện pháp xử lý triệu chứng ngoài da

  • Chườm đá
  • Bôi mật ong: Chỉ cần bôi một ít mật ong nguyên chất lên da, để yên khoảng 30 phút, rửa sạch lại bằng nước mát. 
  • Bôi kem đánh răng: Bôi lên bề mặt da một lớp mỏng kem đánh răng. Đợi khoảng 15 – 20 phút, rửa lại bằng nước sạch và lau khô. 
  • Bôi giấm táo: Bôi giấm táo pha loãng trực tiếp lên vùng da bị ong đốt, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Dùng thuốc bôi ngoài da: Bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc ngoài da chứa steroid như Bethamethasone, Eumovate, Silkron, Gentrisone… 

Xem thêm: Nổi Mề Đay Sưng Môi Điều Trị Như Thế Nào? Có Nguy Hiểm Không?

3. Điều trị dị ứng bằng thuốc (nếu cần thiết)

  • Tiến hành tiêm bắp adrenaline (Epinephrine), cứ 10 phút tiêm 1 lần nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Trường hợp có dấu hiệu sốc phản vệ sẽ được tiêm adrenaline qua đường tĩnh mạch.
  • Một số trường hợp có thể linh hoạt tiêm hoặc uống thuốc kháng histamine, steroids… tùy theo chỉ định khi cần thiết. Một số thuốc kháng histamin H1 phổ biến như Cetirizine, Chlophenyramine, Diphenhydramine, Loratadine… 
Điều trị dị ứng bằng thuốc (nếu cần thiết)
Tiêm thuốc Adrenaline cho người bị nổi mề đay do bị ong đốt gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nhất là sốc phản vệ

Với những người có cơ địa dị ứng bẩm sinh với nọc ong đốt, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thường xuyên “thủ sẵn” thuốc tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector). 

4. Chăm sóc tăng cường sức đề kháng

Chăm sóc tăng cường sức đề kháng
Ăn uống đủ chất thông qua các loại thực phẩm lành mạnh trong quá trình điều trị nổi mề đay do ong đốt

Về chế độ ăn uống

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong lúc đang bệnh thông qua các loại thực phẩm lành mạnh, được chế biến đơn giản như hấp, luộc, nấu cháo, súp, canh hầm…
  • Một số loại thực phẩm nên bổ sung:
    • Cá cơm
    • Khoai lang
    • Rau cải bẹ xanh
    • Tỏi, nghệ
  • Uống nhiều nước, có thể nhiều hơn lượng bình thường hàng ngày để góp phần hỗ trợ đào thải độc tố.
  • Tránh ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá mặn, quá ngọt, thực phẩm có hàm lượng đạm cao, dễ gây dị ứng.

Về chế độ sinh hoạt

  • Vệ sinh làn da bị nổi mề đay kỹ lưỡng, tắm rửa hàng ngày bằng nước mát hoặc nước ấm, chỉ dùng các sản phẩm vệ sinh lành tính.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân đối phù hợp với thời gian làm việc, tránh quá sức.
  • Dành ra khoảng 30 phút trong ngày để tập thể dục.
  • Tuân thủ thực hiện thời gian biểu khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.  

Người bị nổi mề đay do bị ong đốt là tình trạng khó tránh khỏi. Chỉ cần xử lý kịp thời ngay từ đầu, sau đó kết hợp chăm sóc và vệ sinh làn da mỗi ngày, dùng thuốc phù hợp sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng, an toàn. 

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình – Hotline 0963 302 349
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh – Hotline 0938 449 768
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, CN và các ngày lễ, Tết:
  • Sáng: 8h00 – 12h00
  • Chiều: 13h30 – 17h30

DMD-banner.gif

Có thể bạn quan tâm: 

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger