Bị nổi mề đay liên tục cần làm gì để khỏi hẳn?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị nổi mề đay liên tục thường xảy ra do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng gây các cơn ngứa ngáy khó chịu dai dẳng. Vậy cần làm gì để khỏi hẳn?

Tìm hiểu sơ về bệnh nổi mề đay liên tục

Tìm hiểu sơ về bệnh nổi mề đay liên tục
Bị nổi mề đay liên tục gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tính thẩm mỹ của người bệnh

Nổi mề đay liên tục hay còn được gọi là mề đay mãn tính, là tình trạng phát sinh những nốt sẩn ngứa, hồng ban trên da sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Chúng thường xuất hiện đột ngột, đa dạng về kích thước và cũng lặn đi rất nhanh. Triệu chứng bệnh cứ tái đi tái lại liên tục, kéo dài trên 6 tuần, thậm chí dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm. 

Tuy nổi mề đay là bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này kéo dài liên tục với các triệu chứng khó chịu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt. 

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay liên tục thường có liên quan đến những yếu tố nguy cơ từ môi trường bên ngoài như: 

Tìm hiểu sơ về bệnh nổi mề đay liên tục
Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ môi trường là nguyên nhân hàng đâu gây nổi mề đay liên tục
  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng với không khí chứa bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…
  • Dị ứng với các yếu tố vật lý như thời tiết quá nóng, quá lạnh…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Thói quen cào gãi, chà xát mạnh trên da
  • Một số bệnh tự miễn cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt các triệu chứng mề đay tái phát nhiều lần.

Gợi ý: Nổi Mề Đay Sau Sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bị nổi mề đay liên tục nên làm gì để trị khỏi bệnh dứt điểm?

1. Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Cách duy nhất để bệnh nổi mề đay không tái phát nữa chính là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Chỉ cần cơ thể không tiếp xúc với các yếu tố làm kích phát phản ứng sản sinh histamin, các triệu chứng nổi mề đay sẽ không xuất hiện.

Bị nổi mề đay liên tục
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng, hạn chế phát sinh các triệu chứng nổi mề đay nghiêm trọng

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý cân bằng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống và làm việc như:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Tắm gội thường xuyên, vệ sinh da kỹ lưỡng, nhẹ nhàng.
  • Tuyệt đối không được cọ xát, cào gãi mạnh vì sẽ khiến da bị tổn thương.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. 
  • Hạn chế sinh hoạt ở những nơi có nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp.
  • Tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất mỗi ngày.

2. Cách giảm ngứa thông thường

Trong trường hợp ngứa ngáy dữ dội, người bệnh cần chú ý tuyệt đối không được cào gãi mạnh vì sẽ khiến tổn thương lây lan nhanh hơn. 

Bị nổi mề đay liên tục
Chườm đá lạnh tuy không điều trị bệnh tận gốc nhưng ;ại giúp giảm ngứa, xoa dịu các vết sưng viêm khá tốt

Thay vào đó, bạn nên tiến hành chườm lạnh hoặc tắm nước lạnh lên vùng da bị sưng viêm, ngứa ngáy để xoa dịu triệu chứng một cách an toàn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa nổi mề đay dân gian, sử dụng dược liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng. Chẳng hạn như tắm nước lá lốt, lá trầu không, đắp gừng, lá kinh giới, lá tía tô… lên vùng da cần điều trị. 

Đọc thêm: Bí quyết chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh chóng

3. Điều trị nổi mề đay bằng thuốc

Dưới đây là danh sách các nhóm thuốc trị nổi mề đay được sử dụng phổ biến: 

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc
Điều trị nổi mề đay liên tục bằng thuốc Tây nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng bệnh
  • Thuốc kháng histamine như  nhóm thuốc thế hệ I gồm Diphenhydramine, Chlopheniramin, Hydroxyzine, Dexchlophniramin… hoặc nhóm thuốc thế hệ II như Fexofenadine, Loratadine, Cetirizin… 
  • Thuốc Corticoid như thuốc Methylprednisolon, Prednisone, Cortisol… 
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin trong trường hợp bị nổi mề đay liên tục do nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng… 
  • Thuốc bôi ngoài da như Phenergan, Eumovate… 
  • Thuốc tiêm như Mehthylprednisolon, Andrenalin, Dimedrol… 

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay, cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối liều dùng được chỉ định, không tự ý tăng giảm liều theo cảm tính hay lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

Trên đây là một số gợi ý về những điều cần làm để chữa khỏi dứt điểm bệnh nổi mề đay kéo dài liên tục. Lời khuyên tốt nhất vẫn là thăm khám tại bệnh viện trước để được đánh giá bệnh, sau đó được tư vấn phác đồ điều trị chuẩn xác. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger