Nổi Mề Đay Sưng Môi Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào? [ĐỌC NGAY]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay sưng môi là tình cảnh không ít người đã từng gặp phải. Đây là bệnh khá phổ biến thường gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi
Hình ảnh nổi mề đay sưng môi

  • Dị ứng: Với những người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với lông động vật, phấn hoa hay dị ứng thực phẩm như hải sản, đậu phộng… rất dễ bị nổi mề đay.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc lựa chọn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm trôi nổi, giá thành quá rẻ…sẽ dễ gây ra tình trạng dị ứng gây nổi mề đay, nổi mụn nước vùng môi. 
  • Côn trùng đốt: Ong hay kiến đốt…đúng vị trí môi, má là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Bệnh lý: Người mắc các bệnh lý Mucocele hay còn gọi là bệnh u nhầy miệng hay người mắc bệnh viêm đường ruột (Crohn), bệnh viêm da Herpes, hay bệnh răng miệng cũng sẽ gặp biểu hiện ở môi như sưng, ngứa, nổi sần…

Bị nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?

Dấu hiệu sưng môi khi bị bệnh nổi mề đay là tình trạng phù mạch dễ gặp ở người bệnh. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng, không đe dọa tính mạng bệnh nhân. Triệu chứng hoàn toàn có thể tự khỏi, tự thuyên giảm trong vài tiếng hoặc lâu có thể là vài ngày.

Tuy nhiên trong trường hợp nổi mề đay sưng môi xuất hiện đồng thời cùng các biểu hiện như:

  • Sưng lưỡi
  • Đau rát cổ họng
  • Khó thở

Lúc này chúng ta cần đến bệnh viện khám và kiểm tra ngay lập tức để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

Cách điều trị, xử lý tình trạng nổi mề đay sưng môi

Mẹo trị bệnh mề đay sưng môi

  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh là cách giảm sưng, chống viêm nhanh chóng. Bạn chỉ cần lấy một viên đá sạch, cho vào miếng vải xô mỏng sau đó chườm lên vùng môi bị sưng, mỗi lần áp dụng khoảng 5-10 phút, 2-3 lần/ngày.
  • Chườm nha đam: Bạn rửa sạch cây nha đam, lọc lấy phần gel trắng bên trong rồi đắp lên vùng môi bị sưng. Sau quá trình đắp nha đam khoảng 10-15 phút hãy rửa lại môi bằng nước sạch. Chú ý: Một số người có thể bị dị ứng nha đam vì vậy hãy chú ý thử trước trên vùng cổ tay để chắc chắn bản thân không bị dị ứng.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong nổi tiếng với tính kháng khuẩn cao sẽ giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn thoa mật ong lên môi đắp trong 10-15 phút sau đó rửa lại với nước. 
Cách điều trị, xử lý tình trạng nổi mề đay sưng môi
Chườm lạnh là cách giảm sưng hiệu quả bạn có thể tham khảo áp dụng

Chữa mề đay sưng môi bằng tân dược

Nếu các mẹo nhỏ tại nhà chữa nổi mề đay gợi ý trên đây không mang lại tác dụng hoặc tác dụng lâu bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc tân dược sau đây:

  • Thuốc kháng Histamin: Diphenhydramine, Loratadine hoặc Cetirizine, Fexofenadine  Hydrochloride
  • Thuốc bôi chống viêm: Phenergan, Eumovate, Hydrocortisone Cream 1%

Lưu ý: Dùng thuốc tây chữa mề đay sẽ giảm triệu chứng ngay trong 1 vài tiếng sau khi uống, tuy nhiên người bệnh cần chú ý tuyệt đối không lạm dụng thuốc bởi có thể gặp một loạt các phản ứng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhờn thuốc hay phụ thuộc vào thuốc…

Bài viết đã thông tin về tình trạng nổi mề đay gây sưng môi. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cần đến bác sĩ để được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm: 

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger