Bị thủy đậu uống sữa được không? Những thực phẩm nên tránh khi bị thủy đậu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Việc thực hiện chế độ kiêng cữ đúng chuẩn là một điều hết sức quan trọng giúp bệnh nhanh lành. Nhiều người thắc mắc bị thủy đậu uống sữa được không hoặc phải kiêng kỵ những thực phẩm gì? Mời bạn đọc tham khảo câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bị thủy đậu uống sữa được không?

Bé bị thủy đậu uống sữa được không?
Bé bị thủy đậu uống sữa được không?

Thủy đậu là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus varicella zoster gây nên với những triệu chứng điển hình theo thứ tự là mệt mỏi, sốt, phát ban đỏ trên da, ban mọc cả người nhưng tập trung nhiều ở vùng mặt, đầu. Những nốt mụn dưới da rát đỏ, chứa bọng nước và có thể vỡ ra bất cứ lúc nào khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.

Mặc dù không phải là bệnh ác tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc, kiêng cữ cẩn thận đây sẽ mầm mống của bệnh zona thần kinh hoặc các bệnh nhiễm trùng da sau này. Do cơ thể mệt mỏi nên hầu hết người bệnh đều không muốn ăn, họ tìm đến một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ uống là sữa. Tuy nhiên bị thủy đậu uống sữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu thì bệnh nhân thủy đậu không nên uống sữa bởi chúng có thể gây nhờn da, tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu từ những nốt mụn. Tương tự như vậy, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai, kem, bơ… cũng không được khuyến khích. Đặc biệt nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ thì càng nên loại bỏ những thực phẩm này khỏi thực đơn của bé.

Bệnh nhân thủy đậu không nên dùng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa
Bệnh nhân thủy đậu không nên dùng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa

Bên cạnh sữa, những nhóm thức ăn người bệnh thủy đậu không nên ăn bao gồm:

  • Trái cây họ cam quýt

Nhóm trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi năm roi có vị chua, giàu vitamin C bình thường ăn rất tốt nhưng nếu đang bị thủy đậu bạn nên kiêng bởi hàm lượng axit quá cao sẽ khiến các mụn nhọt lở loét nhiều hơn, vết thương chậm lành và gây phản ứng đau dữ dội.

  • Đồ ăn quá cay hoặc mặn

Những món được tẩm ướp nhiều gia vị hoặc quá nhiều muối sẽ khiến các vết loét ở miệng và cổ họng không khô miệng, lâu lành thậm chí còn lan rộng thêm. 

  • Thực phẩm chứa nhiều arginine

Arginine là một loại axit amin kích thích sự phát triển của virus thủy đậu có nhiều trong socola, đậu phộng, nho khô… người bệnh không nên ăn

  • Chất béo nhân tạo, khó chuyển hóa

Đồ ăn nhanh, xúc xích, khoai tây chiên, bánh quy, bánh mì… là những món ăn vặt ngon miệng nhưng bệnh nhân thủy đậu không nên dùng bởi chúng chứa nhiều chất béo trans – một loại chất béo nhân tạo mà cơ thể chúng ta rất khó hấp thu. Những món ăn này chỉ làm tăng nguy cơ béo phì ngược lại rất ít dinh dưỡng. 

  • Da gà, chuối tiêu, đồ nếp… cũng không nằm trong danh sách khuyến cáo bệnh nhân thủy đậu nên dùng. Tốt nhất hãy đợi đến khi các nốt mụn lặn hoàn toàn mới sử dụng.

Vậy khi bị thủy đậu nên ăn gì, làm gì ?

  • Những thực phẩm dễ dung nạp, được chế biến dưới dạng hầm nhừ, nấu cháo để dễ hấp thụ như khoai tây nghiền, bơ, cháo gà, các loại súp rau củ…
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt, không dầu mỡ. Tốt nhất nên chế biến các món dưới dạng hấp, luộc, không nên ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Mặc dù khá khó khăn nhưng hãy cố gắng kìm hãm cơn ngứa, không được gãi làm trầy xước các nốt thủy đậu hoặc chúng vỡ mủ sẽ nhiễm trùng hoặc lan ra các vùng lân cận.
Có thể dùng các thuốc bôi tại chỗ để hạn chế sự ngứa ngáy khó chịu
Có thể dùng các thuốc bôi tại chỗ để hạn chế sự ngứa ngáy khó chịu
  • Trường hợp sốt cao có thể dùng acetaminophen để hạ sốt tuy nhiên hãy hỏi ý kiến của người có chuyên môn nếu dùng cho đối tượng trẻ em.
  • Hạn chế tới nơi đông người: Thủy đậu là căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, người bệnh cần được cách ly, đeo khẩu trang cẩn thận và không nên tiếp xúc với nhiều người để tránh tạo ổ dịch.
  • Không dùng chung đồ cá nhân: Chỉ cần vô tình dùng chung khăn mặt, mặc chung quần áo thậm chí ăn uống chung bát đũa cũng có thể khiến bạn bị lây bệnh. Ngay từ giai đoạn mới khởi phát là sốt, nổi mụn nhỏ thì thủy đậu đã có khả năng lây lan cần hết sức lưu ý.
  • Không ra gió: Trong không khí, nước, gió có nhiều chất bẩn nhỏ li ti rất dễ tấn công qua các vết loét và thấm sâu vào da gây nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể dùng khăn mềm thấm nước ấm để làm sạch cơ thể hằng ngày. Động tác thực hiện nhẹ nhàng tránh làm các nốt mẩn bị vỡ, chảy dịch. 

Mặc dù hiện nay đã có vacxin phòng thủy đậu song số người mắc bệnh này vẫn khá nhiều bởi bệnh rất dễ lây lan. Biện pháp điều trị thường thấy là dùng acyclovir bôi tại chỗ các nốt mẩn đỏ hoặc dùng qua đường uống nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm đau đồng thời kết hợp ăn uống kiêng khem để bệnh nhanh khỏi. 

Việc tuân thủ những chỉ định bên trên sẽ giúp rút ngắn quá trình chữa bệnh, giảm thiểu tối đa sự khó chịu cho người mắc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn đọc có thể để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger