3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi hay mà ít ai biết
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi có tác dụng giảm tiết axit, diệt khuẩn, tiêu viêm và làm lành vết loét bên trong dạ dày thực quản. Đây là bài thuốc dân gian đang được review tốt về hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết đến.
Tác dụng của lá ổi trong điều trị trào ngược dạ dày
Ổi là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Với hương vị đặc trưng cùng nguồn dưỡng chất phong phú, có lợi cho sức khỏe, trái ổi được rất nhiều người ưa thích và sử dụng thường xuyên.
Đặc biệt, không chỉ có quả mà phần lá ổi cũng có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Bộ phận này thường được thu thái làm trà uống hoặc bào chế thuốc chữa trị các bệnh lý liên quan đến da liễu, hô hấp hay bệnh đường ruột.
Y học cổ truyền thường sử dụng lá ổi như một loại dược liệu để điều trị bệnh tiêu chảy, mỡ máu cao, tiểu đường, viêm họng, viêm phế quản, viêm da cơ địa, viêm loét dạ dày và cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên liệu này có vị đắng, tính ấm, khi sử dụng sẽ phát huy tác dụng đào thải độc tố, tiêu thũng (giảm sưng viêm), hỗ trợ tiêu hóa, qua đó cải thiện các dấu hiệu của bệnh trào ngược axit.
Thêm vào đó, thành phần của lá cũng chứa nhiều hoạt chất tốt, góp phần tích cực vào việc đẩy lùi chứng trào ngược dạ dày. Bao gồm:
- Flavonoid: Chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương do axit, cải thiện chức năng hoạt động của cơ vòng dưới thực quản.
- Tanin: Giảm sưng viêm, diệt khuẩn và làm se niêm mạc, đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết loét trong dạ dày thực quản.
- Saponin: Kháng viêm,làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm đau.
- Vitamin B2, B3, B5, B6: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện sức khỏe cho niêm mạc dạ dày, giảm căng thẳng thần kinh.
- Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, sửa chữa và bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó giảm thiểu tác hại của axit dạ dày lên thực quản.
Có thể thấy, mỗi hoạt chất trong lá ổi đều có những đóng góp nhất định vào quá trình điều trị và phục hồi cho người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân sẽ có những đáp ứng khác nhau với dược liệu. Bệnh nhân nên dùng lá ổi chữa trào ngược dạ dày dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: 5 Mẹo dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nên thử
3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi đơn giản
Theo kinh nghiệm dân gian, để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả thì bạn nên sử dụng lá ổi non và búp ổi. Khi mới phát triển, các hoạt chất quý sẽ tập trung trong lá nhiều hơn. Có 3 cách trị trào ngược dạ dày bằng lá ổi như sau:
1. Uống trà lá ổi chữa trào ngược dạ dày
Lá ổi được sử dụng phổ biến trong điều trị dạ dày dưới dạng trà. Hình thức này vừa đơn giản lại tiện lợi.
Để giảm bớt vị đắng đặc trưng của lá ổi non, bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào trong trà. Nguyên liệu này không chỉ làm tăng hương vị thơm ngon của trà mà còn hoạt động như một vị thuốc trung hòa axit dạ dày tự nhiên, giúp làm dịu niêm mạc, chống viêm, cải thiện khả năng miễn dịch cho người bệnh.
Chuẩn bị:
- 40g lá ổi tươi
- 3 thìa mật ong nguyên chất.
Cách làm trà lá ổi:
- Rửa sạch lá ổi và ngâm trong nước muối loãng. Vớt ra sau 15 phút.
- Tiếp theo, bạn đun sôi khoảng 300ml nước rồi bỏ lá ổi vào
- Nấu thêm 5 phút nữa để các hoạt chất trong lá ổi giải phóng hết ra nước.
- Vớt bỏ bã, hòa mật ong vào nước ổi vừa nấu.
- Khuấy đều và chia làm 2 – 3 lần uống trước khi ăn khoảng 30 phút
- Sử dụng trà lá ổi mật ong trong 7 – 10 ngày liên tục để tình trạng trào ngược dạ dày thuyên giảm rõ rệt.
Gợi ý: 5 cách trị trào ngược dạ dày bằng mật ong dễ thực hiện
2. Lá ổi nấu với gừng chữa trào ngược dạ dày
Nếu đang tìm kiếm một phương pháp chữa trào ngược dạ dày vừa đơn giản lại hiệu quả nhanh, bạn nên kết hợp với gừng.
Uống nước lá ổi nấu với gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau và chống viêm mạnh. Cùng với đó là khả năng trung hòa axit tự nhiên, giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày tái phát.
Chuẩn bị:
- 5 – 6 búp ổi (mỗi búp từ 3 – 4 lá non)
- 1 nhánh gừng.
- Vài hạt muối.
Cách sử dụng:
- Đem gừng và lá ổi rửa sạch, để thật ráo nước rồi thái nhỏ.
- Tiếp theo, bạn bỏ các nguyên liệu trên vào chảo sao nóng cùng với muối cho đến khi héo và chuyển sang màu vàng.
- Sắc hỗn hợp cùng 1.5 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 500ml.
- Chia nước sắc lá ổi và gừng làm 3 lần uống.
- Duy trì sử dụng bài thuốc này trong 1 tháng liên tục để ổn định tình trạng bệnh.
Tìm hiểu thêm: 5 Mẹo trị trào ngược dạ dày bằng gừng cực hay nên thử
3. Chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt rang với lá ổi
Ngoài những cách trên, lá ổi còn được kết hợp với gạo lứt để trị trào ngược dạ dày. Uống nước gạo lứt rang với lá ổi có tác dụng giảm tiết axit dịch vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quả trước quá trình ăn mòn của axit, đồng thời tăng cường chức năng tiêu hóa và bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Chuẩn bị:
- 40g lá ổi non
- 1/2 bát gạo lứt
Cách sử dụng:
- Rửa sạch lá ổi rồi để ráo nước và xắt nhỏ.
- Gạo lứt bạn cũng đem vo sạch, để ráo rồi bỏ lên chảo rang cùng với lá ổi.
- Đảo đều tay cho đến khi thấy cả 2 nguyên liệu hơi ngả màu
- Tiếp tục cho gạo lứt và lá ổi đã sao vào ấm sắc với 800 ml trong khoảng 30 phút.
- Gạn uống trước các bữa ăn chính khoảng 30 phút.
Bị trào ngược dạ dày uống nước lá ổi hàng ngày có tốt không?
Người bị trào ngược dạ dày có thể uống nước lá ổi hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định để các hoạt chất trong lá phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống với lượng vừa phải, tránh uống quá nhiều gây phản ứng dụng.
Nhiều người cho rằng, nước lá ổi tốt nên uống càng nhiều càng tốt và giúp mau khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước lá ổi quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón
- Kích thích niêm mạc, khó chịu trong dạ dày.
- Dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa ở người có cơ địa nhạy cảm.
- Giảm đường trong máu quá mức.
- Kích thích co bóp tử cung làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Tương tác, làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị bệnh.
Bạn cần biết: Trào ngược dạ dày nên uống gì? Bác sĩ gợi ý 7 loại tốt nhất
Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi chỉ đảm bảo an toàn và hiệu quả khi được áp dụng đúng phương pháp. Do đó, khi thực hiện bài thuốc dân gian này bạn cần lưu ý:
- Chỉ nên dùng lá ổi chữa trào ngược dạ dày trong giai đoạn nhẹ khi được bác sĩ cho phép.
- Sử dụng lá ổi theo đúng liều lượng được hướng dẫn. Không nấu nước quá đặc gây xót ruột, kích thích dạ dày khi uống.
- Không được tự ý ngừng thuốc kê đơn khi dùng lá ổi. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu kết hợp cả hai phương pháp để tránh xảy ra tình trạng tương tác.
- Sử dụng lá ổi sạch, chắc chắn không chứa thuốc trừ sâu để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người có vấn đề ở thận, tim mạch, xương khớp, bị dị ứng với thành phần của lá ổi hoặc có vấn đề nghiêm trọng ở dạ dày không nên sử dụng lá ổi.
- Nếu bạn cảm thấy dạ dày khó chịu hoặc có triệu chứng bất thường khác sau khi dùng nước lá ổi, hãy ngừng uống ngay.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng dùng được. Nếu có ý định áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo bài thuốc thật sự an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, đồng thời lưu ý những vẫn đề trên để đạt được hiệu quả tốt nhất.
THÔNG TIN THÊM
- Lưu ngay 7 cách trị trào ngược dạ dày tại nhà hay từ dân gian
- 5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương ít ai biết
Nguồn tham khảo: laodong.vn, vinmec.com
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!