5 Mẹo dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nên thử

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Trào ngược dạ dày thực quản Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Sử dụng lá khôi chữa trào ngược dạ dày là mẹo tự nhiên đang được áp dụng rộng rãi. Nhờ chứa các thành phần dược lý như glycoside và tannin, thảo dược này được cho là có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, giảm tiết axit, xoa dịu cơn đau thượng vị, cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ hơi và làm lành vết loét trong dạ dày thực quản. 

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi có hiệu quả không?

Cây lá khôi (Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard) là loại cây mọc hoang, phát triển nhiều ở các khu rừng rậm có đất ẩm ướt như Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Tam Đảo, Quảng Trị. Ở mỗi vùng miền, người dân có thể gọi cây bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như đơn tướng quân, cây lá khôi tía, độc lực hay cây khôi nhung,… Ngày nay, thảo dược này đã được trồng rộng rãi và thu hái làm thuốc chữa nhiều bệnh, bao gồm cả chứng trào ngược dạ dày.

lá khôi chữa trào ngược dạ dày
Lá khôi mang đến nhiều tác dụng tích cực trong điều trị trào ngược dạ dày

Tác dụng dược lý của cây lá khôi được cả Y học cổ truyền (YHCT) lẫn Y học hiện đại công nhận. Theo Đông y, thảo dược này có tính hàn, quy vào các kinh Tỳ – Vị. Sử dụng lá khôi tía đúng cách có tác dụng giảm can khí uất, bình can, giải độc,tiêu thũng, kháng khuẩn, chủ trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm họng, mề đay, dị ứng và nhiều bệnh lý khác.

Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã được tiến hành và phát hiện nhiều tác dụng quý của lá khôi tía. Trong lá chứa 2 thành phần quan trọng là glycoside và tannin. Chúng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như:

  • Giảm co thắt dạ dày, xoa dịu cơn đau.
  • Giảm sản xuất axit dạ dày khi làm thí nghiệm trên chuột bạch và thỏ.
  • Chống suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu – Yếu tố có thể làm tăng nặng tình trạng trào ngược axit cùng cơn đau dạ dày.
  • Kích thích tiêu hóa
  • Giảm đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng.
  • Làm khô se bề mặt vết loét, giúp tổn thương viêm loét ở dạ dày và thực quản nhanh hồi phục.
  • Ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Theo một nghiên cứu được Bệnh viện Quân Y 108 thực hiện, có đến 80% các trường hợp bệnh cải thiện được tình trạng ăn không tiêu, ợ hơi, đau vùng thượng vị dạ dày,… sau một thời gian sử dụng lá khôi. 

Mặc dù có thể đem đến những lợi ích nhất định nhưng việc sử dụng lá khôi trị trào ngược dạ dày có tốt hay không còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người. Cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu để khẳng định về hiệu quả thực sự của thảo dược này trong điều trị trào ngược axit.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá khôi nhằm đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả.

Đừng bỏ qua: Top 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi cực hay nên thử

5 Cách dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày thông dụng

Lá khôi được sử dụng làm thuốc chữa trào ngược dạ dày ở dạng tươi hoặc khô. Người bệnh có thể sắc uống độc vị hoặc kết hợp cùng một số thảo dược khác có tác dụng tương tự nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Uống nước sắc lá khôi tươi 

Phương pháp đơn giản nhất để chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi đó chính là sử dụng dược liệu này sắc uống. Trong quá trình sắc thuốc, các hoạt chất quý trong lá hoàn toàn được giải phóng vào trong nước nên dễ dàng được hấp thụ tại ruột, từ đó phát huy hiệu quả nhanh chóng trong việc kiểm soát cơn đau tức ngực cùng các triệu chứng khó chịu liên quan.

Chuẩn bị:

  • 20g lá khôi tươi 
  • 2 bát nước
  • Ấm sắc thuốc
uống nước lá khôi tươi chữa trào ngược dạ dày
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể sắc lá khôi tươi lấy nước uống mỗi ngày để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa từng lá khôi dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn.
  • Bỏ lá vào ấm, đổ nước vào đun trên lửa to cho đến khi sôi 
  • Hạ lửa và tiếp tục sắc thuốc trên bếp thêm khoảng 10 phút nữa.
  • Gạn nước sắc ra ly và để nguội đến độ ấm vừa phải.
  • Uống 1 – 2 lần trong ngày. Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là vào buổi sáng và khi còn ấm.

2. Uống trà lá khôi trị trào ngược dạ dày

Uống trà lá khôi được xem là giải pháp hữu hiệu cho những người không trồng sẵn cây thuốc trong nhà. Người bệnh có thể tích trữ sẵn lá khô để sử dụng mỗi khi các dấu hiệu trào ngược dạ dày bùng phát.

Chuẩn bị:

  • 10g lá khôi khô
  • Ấm hãm trà chuyên dụng

Cách làm:

  • Rửa dược liệu khô qua 1 – 2 lần nước để loại bỏ tạp chất.
  • Bỏ lá khôi đã được rửa sạch vào trong ấm, tráng với nước sôi.
  • Sau đó, bạn tiếp tục rót nước sôi vào sao cho ngập ấp.
  • Đẩy nắp kín, ủ trà trong ít nhất 10 phút.
  • Rót trà uống khi còn ấm.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên uống gì? Bác sĩ gợi ý 7 loại tốt nhất

3. Bài thuốc giảm đau dạ dày do trào ngược axit bằng lá khôi, bồ công anh và khổ sâm

Người bị trào ngược dạ dày thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau tức ngực, đau thượng vị kèm theo các triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn. Sử dụng bài thuốc từ lá khôi kết hợp với bồ công anh và khổ sâm có thể giúp giảm nhẹ cảm giác khó chịu.

Khi dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày theo cách này, bồ công anh có tác dụng tích cực trong việc giải nhiệt, giảm nóng rát dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa, phòng ngừa ung thư ở bệnh nhân lâu năm. Trong khi đó, khổ sâm lại hoạt động mạnh mẽ trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành vết loét bên trong dạ dày, thực quản.

Chuẩn bị:

  • Lá khôi: 80g
  • Lá khổ sâm: 12g
  • Lá bồ công anh: 40g

Gia giảm:

  • Bổ sung thêm Can khương hoặc Nhục quế đối với các trường hợp bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thể hàn.
  • Thêm Cam thảo để tạo vị ngọt tự nhiên dễ uống và tăng hiệu quả chữa trị.
cách dùng lá khôi trị trào ngược dạ dày
Lá khôi được kết hợp với các thảo dược khác làm thuốc sắc, giúp nâng cao hiệu quả chữa trào ngược dạ dày

Cách sử dụng:

  • Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi vài nắng cho khô.
  • Bỏ tất cả vào ấm, đổ thêm 400ml rồi sắc kỹ đến khi lượng nước ban đầu cạn còn 100ml thì ngưng.
  • Chia thuốc sắc uống làm 2 lần khi đói.

4. Điều trị trào ngược dạ dày bằng lá khôi kết hợp với tả xác, thảo thuyết minh và mai mực

Để cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa viêm loét dạ dày – thực quản, giảm đau thượng vị và mức độ nghiêm trọng của trào ngược axit, Y học cổ truyền có bài thuốc từ lá khôi kết hợp với tả xác, thảo thuyết minh và mai mực. Mỗi dược liệu đều đem đến những lợi ích nhất định cho người bị trào ngược dạ dày, cụ thể như sau:

  • Tả xác (vỏ hàu khô/nung đỏ, mẫu lệ): Thanh nhiệt, giảm tiết axit dạ dày.
  • Thảo thuyết minh: Thanh nhiệt, nhuận tràng, giảm táo bón, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
  • Mai mực (ô tặc cốt): Cầm máu, giảm đau, giảm tiết axit, nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón, làm se niêm mạc dạ dày thực quản, thúc đẩy quá trình hồi phục vết loét.

Chuẩn bị:

  • Lá khôi: 25g
  • Tả xác và thảo thuyết minh: Mỗi vị 20g
  • Ô tặc cốt: 15g

Cách sử dụng:

  • Các dược liệu trên bỏ vào chảo nóng, sao vàng và hạ thổ
  • Tán tất cả thành bột mịn, trộn đều và bảo quản trong hũ sạch có nắp đậy kín.
  • Các trường hợp bị trào ngược dạ dày có thể lấy 1 thìa pha với nước ấm uống.
  • Ngày dùng 2 – 3 lần đều đặn trong 1 thời gian để các triệu chứng được cải thiện rõ ràng.

5. Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày kèm đau thượng vị, chướng bụng, ợ chua, đầy hơi, loét dạ dày từ lá khôi

Trường hợp bị trào ngược dạ dày kèm theo các tình trạng trên, bệnh nhân có thể sử dụng lá khổ sâm kết hợp với bồ công anh, chút chít (cây lưỡi bò) và nhân trần (hoắc hương núi). Chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đồng thời hỗ trợ kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét.

Chuẩn bị:

  • Lá khôi khô: 10g
  • Bồ công anh: 12g
  • Chút chít: 10g
  • Lá khổ sâm: 12g
  • Nhân trần: 10g
cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi
Ngoài thuốc sắc, lá khôi còn được tán thành bột mịn và pha với nước ấm uống để trị trào ngược dạ dày thực quản

Cách sử dụng:

  • Tán tất cả các dược liệu thành bột mịn và trộn chung với nhau cho đều
  • Bảo quản thuốc trong hộp kín, để nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
  • Mỗi lần lấy 20 – 30g bột thuốc pha với nước ấm uống.
  • Kiên trì uống thuốc ngày 2 lần để bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng bị đẩy lùi.

Bỏ túi: Lưu ngay 7 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hay từ dân gian

Kiêng kỵ khi dùng lá khôi trị trào ngược dạ dày

Khi sử dụng lá khôi chữa trào ngược dạ dày, có một số kiêng kỵ và lưu ý bạn cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ phát sinh do dùng thảo dược sai cách:

  • Không dùng quá 80g lá khôi tía trong một ngày. Uống nước lá khôi quá nhiều có thể khiến bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, hạ huyết áp,…
  • Các trường hợp có dạ dày nhạy cảm hoặc dễ bị kích thích không nên uống nước lá khôi khi đang đói bụng.
  • Không tự ý kết hợp lá khôi với các loại thảo dược hay thuốc trị trào ngược dạ dày khác mà không có chỉ định từ bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến các phản ứng tương tác có hại cho cơ thể hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Lá khôi có tính hàn, người có huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng.
  • Người bị dị ứng với thành phần của lá khôi không nên dùng.
  • Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày bằng lá khôi, cần tránh các loại đồ ăn, thức uống có tính kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay nóng.
  • Không dùng lá tía khôi thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị y khoa. Người bệnh chỉ nên sử dụng lá nhằm mục đích hỗ trợ, nhất là khi bị bị trào ngược dạ dày nặng.
  • Tái khám sau một khoảng thời gian dùng thảo dược để theo dõi, đánh giá hiệu quả.
  • Nếu thấy bệnh ngày càng tăng nặng hoặc có triệu chứng bất thường sau khi dùng lá khôi, bạn nên ngừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có nhiều cách dùng lá tía khôi chữa trào ngược dạ dày đang được truyền miệng và áp dụng trong dân gian. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ và áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà nếu phù hợp. Khi thực hiện nên kiên trì kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học và tránh stress để bệnh nhanh khỏi.

THÔNG TIN HỮU ÍCH LIÊN QUAN


Nguồn tham khảo: bvnguyentriphuong.com.vn, vinmec.com

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger