TOP 3 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi hiệu quả, an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có thể mang đến nhiều lợi ích nhờ chứa hoạt chất kháng viêm mạnh. Ngoài ra những cách dùng tỏi còn có độ an toàn cao.

Công dụng chữa viêm mũi dị ứng của tỏi

Theo Y học hiện đại

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, hoạt chất allin trong tỏi dưới tác động của chất xúc tác của men anilza sẽ được chuyển hóa thành allicin. Đây được xem là loại tinh chất kháng sinh tự nhiên, an toàn với cơ thể con người. 

Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả

Tỏi càng được nghiền hoặc xay nhỏ nhiều lần thì hoạt tính sinh học sẽ càng cao. Allicin khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh hơn Penicillin. Khi dùng có thể giúp cơ thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương.

Ngoài ra chất này còn giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi… Đồng thời giảm phù nề niêm mạc, đau nhức và viêm bên trong.

Tỏi cũng chứa Diallyl disulfide và s-allyl cysteine. Đây là những hoạt chất giúp hạ huyết áp và cholesterol xấu, chống ung thư và góp phần tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch – yếu tố cần thiết để chống lại viêm mũi dị ứng.

Theo Y học cổ truyền

Tạng tỳ chủ vận hóa, khi tỳ bị suy yếu sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ trệ và mũi chảy nhiều dịch. Căn nguyên của viêm mũi dị ứng cũng từ đây mà ra. Trong khi đó tỏi là vị thuốc tự nhiên sẽ tác động vào tỳ và trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Tỏi có vị cay, tính ấm và khả năng sát khuẩn hiệu quả. Vì vậy nên đây được xem là sự lựa chọn thích hợp để trị bệnh lý nhiễm trùng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, các tinh chất có trong tỏi có thể gây tác dụng phụ đối với người có cơ địa nhạy cảm, các vấn đề về máu, dạ dày hoặc huyết áp cao,…

3 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi hiệu quả cao

Dùng tỏi là cách chữa viêm mũi dị ứng không chỉ đơn giản mà còn mang đến hiệu quả cao. Dưới đây là 3 cách được áp dụng phổ biến nhất:

1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi

Hoạt chất Allicin trong tỏi sẽ phát huy tối đa khi được xay hoặc nghiền nhỏ. Chính vì thế mà việc sử dụng nước cốt tỏi nguyên chất có thể giúp các hoạt chất thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc mũi và phát huy tác dụng tốt hơn rất nhiều so với các dạng bào chế khác.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi giúp phát huy tối đa dược tính

Tuy nhiên, để an toàn cho da, bạn cần sử dụng nước cốt tỏi với liều lượng thích hợp. Bởi tỏi có thể gây nên tình trạng kích ứng hoặc bỏng da nếu sử dụng ở nồng độ quá cao.

Cách thực hiện:

  • Xay nát 5 – 6 tép tỏi sạch và hòa cùng 20ml nước lọc.
  • Sau đó tiến hành lọc bỏ phần bã và chỉ sử dụng phần nước cốt để chữa bệnh.
  • Dùng tăm bông chấm nhẹ và thoa dung dịch lên niêm mạc mũi.
  • Để trong khoảng 30 phút và cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm.

2. Sử dụng dầu tỏi

Dùng tinh dầu tỏi là một trong những cách cải thiện hiệu quả tình trạng tắc mũi, ngạt mũi do viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất. Mỗi ngày bạn có thể sử dụng pha một ít tinh dầu tỏi để xông mũi. Hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và loại bỏ chúng một cách dễ dàng, mũi thông thoáng và giảm các triệu chứng viêm.

Nếu bạn có cơ địa không quá mẫn cảm, bạn cũng có thể pha dầu tỏi với các loại dầu nền như dầu jojoba, dầu oliu hay dầu dừa, để mát xa khắp vùng mũi. Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông khí huyết. Từ đó loại bỏ một cách hiệu quả cảm giác tắc ứ khó chịu, ngạt mũi, hắt xì; cải thiện giấc ngủ chất lượng hơn.

Cách 1:

  • Người bệnh tiến hành nhỏ khoảng 2 – 3 giọt tinh dầu tỏi vào máy xông để xông hơi mũi trong khoảng 10 – 15 phút ở nhiệt độ phòng.
  • Mỗi ngày, bạn chỉ nên xông khoảng 1 – 2 lần tránh để cơ thể chịu kích ứng.

Cách 2:

  • Bạn chỉ cần hòa 2 – 3 giọt tinh dầu tỏi với một loại dầu nền khác. Có thể thay thế bằng dầu dừa hoặc dầu ô liu.
  • Sau đó, thoa hỗn hợp vào dọc sống mũi và bắt đầu mát xa theo vòng chuyển động tròn.
  • Mỗi ngày thực hiện thói quen trên khoảng 2 vào sáng và tối.
  • Sau một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng tắc mũi sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

3. Rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Rượu tỏi được biết đến như một loại dung dịch có tính sát khuẩn cực mạnh. Tuy nhiên tuyệt đối không lạm dụng để tránh những tác dụng phụ từ cồn.

Cách thực hiện:

  • Lột sạch vỏ 300g tỏi trắng, rửa sạch, đập dập và để trong hũ thủy tinh.
  • Đổ rượu nếp trắng khoảng 30 độ vào bình cho ngập mặt tỏi.
  • Đậy nắp kín và tiến hành ủ rượu tỏi trong khoảng 2 tuần. Nên thường xuyên lắc bình rượu
  • Có thể dùng sau khi rượu tỏi đã chuyển sang màu vàng
  • Mỗi ngày chỉ uống khoảng 2 lần với một chén nhỏ (vào buổi sáng và buổi tối).

Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Khi sử dụng các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ tỏi, người bệnh có thể cảm thấy vùng mũi bị kích ứng và hơi đau rát. Phản ứng này hết sức bình thường và bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên nếu cảm thấy đau rát nhiều hoặc kéo dài, hãy rửa lại ngay với nước sạch và ấm. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng một biện pháp khác.

Người bệnh cần chú ý đến cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi sao cho an toàn và hiệu quả
Người bệnh cần chú ý đến cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi sao cho an toàn và hiệu quả

Lưu ý khác:

  • Sau khi mũi tiết dịch, hãy xì mũi một cách nhẹ nhàng để dịch nhầy được loại bỏ hoàn toàn.
  • Sau khoảng 10 – 30 phút thoa dung dịch nước cốt tỏi lên niêm mạc, bạn nên rửa lại mũi bằng dung dịch nước muối loãng để đảm bảo vi khuẩn được tiêu diệt hoàn toàn.
  • Tỏi tuy có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh khác nhau nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành áp dụng tại nhà.
  • Trẻ em có làn da khá mỏng và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, nhóm đối tượng này không nên dùng các biện pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi.
  • Tỏi cũng ảnh hưởng khá lớn đến tác dụng của các loại thuốc chống đông máu. Do đó, trước và sau khi làm phẫu thuật, người bệnh tuyệt đối không được dùng tỏi để chữa bệnh dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Tỏi có vị cay, tính ấm nên có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, bạn cần dùng ở tỏi nạp vào cơ thể với một lượng vừa đủ. Nếu dùng quá nhiều, các bệnh lý nền về dạ dày có thể tái phát và gây đau đớn.
  • Với những người mắc bệnh thận, tỏi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Vì vậy bạn cần chú ý liều lượng tránh để bệnh tái phát nhanh chóng.
  • Tỏi không thích hợp để dùng cho những trường hợp có bệnh lý nền là huyết áp thấp vì Allicin có khả năng hạ huyết áp.
  • Người bệnh trong quá trình điều trị cần tránh xa tất cả các yếu tố gây dị ứng. Có thể kể đến như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc hay khói thuốc lá,…
  • Vào thời điểm giao mùa, bạn cần bảo vệ hệ hô hấp cẩn thận. Đặc biệt là giữ ấm phần tai – mũi – họng và phòng ngừa bệnh cúm.
  • Nếu bạn muốn cải thiện chất lượng không khí trong phòng, hãy dùng các loại máy lọc không khí. Như vậy, độ ẩm không khí tiêu chuẩn sẽ được giữ ở mức cân bằng.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, khoáng chất và đặc biệt không thể thiếu các gia vị chống dị ứng như gừng, nghệ, tỏi,…
  • Không lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong điều trị viêm mũi dị ứng vì có thể gây nên tình trạng nhờn thuốc vô cùng nguy hiểm.

Vậy là bài viết đã chia sẻ tới bạn những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi. Hy vọng với những mẹo nhỏ trên đây, bạn có thể chọn ra được phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng nghẹt mũi và viêm nhiễm hiệu quả. 

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger