Thuốc Đông Y Trị Viêm Mũi Dị Ứng: TOP 9 Bài Thuốc Hiệu Quả, An Toàn [ĐỪNG BỎ QUA]
Thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng có độ an toàn cao do sử dụng các vị thuốc vô cùng lành tính. Hơn nữa, chúng có khả năng điều trị căn nguyên và giảm các phản ứng dị ứng.
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng có tốt không?
Viêm mũi dị ứng thực chất là ban hư tiêu thực, chịu sự ảnh hưởng của 3 tạng chính: Phế, Tỳ, Thận. Dựa trên cơ sở đó, Đông y đã chia căn nguyên gây bệnh thành các thể như sau: Phế hư cảm hàn, Thận dương hư nhược, Tỳ khí hư nhược, Phế thất thanh túc, Vệ ngoại bất cổ,…
Để đẩy lùi triệt để căn bệnh trên, Y học cổ truyền tập trung vào bổ thận, cải thiện chính khí, kiện tỳ và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ vào thể bệnh, căn nguyên và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ bốc thuốc và kê đơn phù hợp cho người bệnh.
Một số thảo dược Đông y có khả năng giảm viêm nhiễm trong màng mũi và họng, giúp làm dịu sưng đỏ và sưng mũi, giảm ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi và kích thích mũi.
Ngoài ra một số thành phần thảo dược Đông y có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại viêm mũi dị ứng, điều trị căn nguyên của bệnh. Khi dùng còn giúp làm dịu các triệu chứng khác của viêm mũi dị ứng như đau đầu, mệt mỏi, và khó chịu.
Tuy nhiên, so với thuốc tây, điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y có tác dụng chậm hơn, đòi hỏi sự kiên trì. Hiệu quả trị bệnh cũng khác nhau tùy theo cơ địa từng người. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y mang lại.
Top 9 bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, an toàn
Với mỗi thể bệnh khác nhau, chúng ta cần áp dụng những bài thuốc điều trị riêng biệt mang đến tác dụng tốt nhất. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất:
Thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng bổ khí cổ biểu
Vào những thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh, người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Bài thuốc này sẽ giúp bệnh nhân bồi bổ khí huyết và tiêu trừ khí lạnh trong cơ thể.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị những thảo dược: Hoàng kỳ, xuyên khung, mỗi loại 16g; Bạch thược, bạch truật, bạch chỉ, mỗi loại 12g; Bán hạ, khương hoạt, quế chi, mỗi loại 8g; Phòng phong, ma hoàng mỗi loại 6g; Cam thảo 4g.
- Sắc thuốc theo thang trên, sử dụng trong 2 ngày để trị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh.
Bài thuốc trị dương hư, khí suy
Người bệnh nên sử dụng bài thuốc trên để chữa trị trong trường hợp viêm mũi dị ứng do dương hư, khí suy kèm theo biểu hiện sốt nhẹ kéo dài.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị phụ tử chế, chích kỳ, nhĩ tử mỗi loại 10g; tân di, thuyền thoái, phòng trong, chích thảo, bạc hà, xuyên khung mỗi loại 6g.
- Đong chính xác những nguyên liệu trên rồi cho vào sắc
- Uống 3 ngày 1 thang
Bài thuốc thông khiếu tán hàn
Bài thuốc trên được dùng để chữa trị viêm mũi dị ứng do cơ thể bị nhiễm lạnh. Trong quá trình sử dụng, thuốc có tác dụng nâng cao nhiệt độ cơ thể của người bệnh.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các thành phần: 12g ké đầu ngựa; 10g kinh giới; thông bạch, hành trắng, quế chi, mỗi loại 8g; mã đề, bạch chỉ, mỗi loại 8g; 4g gừng tươi, 3 quả đại táo
- Sắc cùng 600ml nước, đun đến khi còn mức nước còn ½ thì tắt bếp
- Chia làm 2 phần uống trong ngày
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng thể phong nhiệt phạm phế
Thể bệnh này có các dấu hiệu điển hình như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ,…Bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông, mỗi khi thời tiết chuyển lạnh.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các thảo dược: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sài đất mỗi loại 12g; diếp cá 10g; lá dâu, kinh giới, mã đề, cúc tần, bạc hà, cam thảo mỗi loại 8g.
- Đem nguyên liệu trên sắc cùng 750ml nước, đun đến khi còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp
- Chia làm 3 phần uống trong ngày, uống thuốc sau các bữa ăn 30 phút
Bài thuốc thể phong hàn phạm phế
Những biểu hiện điển hình của thể bệnh này là ngứa mũi, hắt hơi nhiều, nghẹt mũi. Người tiếp xúc với gió lạnh nhiều thường mắc thể bệnh trên.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu: Bèo cái, thương nhĩ tử, mỗi loại 12g; kinh giới, bạch chỉ, mã đề, mỗi loại 10g; thông bạch 8g; gừng tươi, quế chi, mỗi loại 6g; đại táo 3 quả.
- Sắc cùng 500ml nước, đun đến khi mực nước cạn còn ½
- Chia thành 2 phần, uống trong ngày và trước các bữa ăn
Bài thuốc thể phế, tỳ hư
Triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, sổ mũi, hắt hơi liên tục và ngứa mũi. Bệnh có các dấu hiệu kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và thường gặp ở người cao tuổi.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các nguyên liệu: Rễ đinh lăng, đậu ván sao, ké đầu ngựa, đẳng sâm, kinh giới mỗi loại 12g; Bạc hà, Bạch chỉ mỗi loại 8g; Ý dĩ sao 2g, ngũ vị tử 6g.
- Sắc cùng 750ml nước, đun đến khi nước cạn còn ½
- Chia thuốc thành 2 phần, uống trong ngày. Uống sau khi ăn 30 phút để bài thuốc mang đến hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng thể âm hư
Người mắc viêm mũi dị ứng theo thể bệnh này sẽ gặp phải triệu chứng như khô mũi và miệng, sổ mũi, táo bón, tiểu tiện đỏ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các thành phần: 8 ma hoàng, 6g tây dương sâm, 6g bách bộ, 300g thịt ếch
- Làm sạch thịt ếch, sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước, hầm trong 2 giờ, nếm gia vị vừa
- Chia làm 3 bữa, ăn trong ngày
Bài thuốc thể tỳ ích khí
Thể bệnh này thường có các dấu hiệu điển hình như chảy nước mũi nhiều, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, đau đầu. Bệnh lý trên thường gặp ở trẻ nhỏ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: Cúc tần, diếp cá mỗi loại 12g; Bồ công anh, bạc hà, ké đầu ngựa, mỗi loại 10g; 8g mã đề; 6g kinh giới; 5g cam thảo; 4g kim ngân hoa.
- Làm sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào sắc cùng 1 lít nước, đun đến khi nước còn ½ thì tắt bếp
- Chia nhỏ thành nhiều phần, sử dụng trong ngày
Lưu ý: Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi cần liên hệ thầy thuốc để giảm liều lượng điều trị.
Bài thuốc Trị tỳ ích khí
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các nguyên liệu: 10g công anh, 4g kim ngân hoa, 12g cúc tần, 8g mã đề , 5g cam thảo nam, 6g kinh giới, 12g rau diếp cá, 8g kinh giới, 10g bạc hà, 10g ké đầu ngựa.
- Sắc cùng 1 lít nước, dùng 2 lần một ngày
- Có thể giảm liều lượng với trẻ em dưới 15 tuổi
Tùy theo cơ địa từng người mà thời gian sử dụng và tính công hiệu của bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng sẽ khác nhau. Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ để tìm ra bài thuốc phù hợp cho bản thân.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y là một phương pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám và điều trị tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín. Tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc.
Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng. Điều này có thể dẫn đến “tiền mất tật mang”.
Lưu ý khác:
- Các bài thuốc Đông y có tác dụng tương đối chậm và chịu sự ảnh hưởng của cơ địa bệnh nhân. Vì vậy người bệnh nên kiên trì dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Không tự ý kết hợp nhiều bài thuốc và các phương pháp điều trị khác để tránh một số ảnh hưởng không mong muốn.
- Chủ động liên hệ, tham vấn các bác sĩ nếu trong quá trình điều trị, thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng mang lại tác dụng không tốt, hiệu quả chậm.
- Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng bằng cách:
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
- Hạn chế nạp vào cơ thể các thực phẩm dễ gây kích ứng và đồ cay nóng, gây ảnh hưởng đến trình trạng bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường chứa các dị nguyên gây bệnh.
- Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Bổ sung các loại rau củ quả vào chế độ ăn uống để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng mang đến hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên cần kiên trì áp dụng bài thuốc và chữa bệnh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ Y học cổ truyền.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Mau Khỏi?
- Top 3 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!