Top 7 Cách Trị Mề Đay Bằng Muối Giúp Giảm Ngứa Nhanh Chóng
Trong dân gian lưu truyền các cách trị mề đay bằng muối và đã được nhiều người áp dụng có hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách thực hiện đúng.
Trị mề đay bằng muối có thực sự hiệu quả không?
Để chữa bệnh nổi mề đay có rất nhiều cách như dùng thuốc uống, thuốc bôi ngoài da… Trong đó, dùng muối để giảm ngứa mề đay là mẹo được nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả rõ rệt.
Theo Y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, không có độc và thuộc vào Vị, Tâm, Thận và Đại tiểu tràng. Muối được sử dụng nhằm mục đích lương huyết, tư thận, thanh tâm, tả hỏa, nhuận táo, thông tiện, giải độc, kinh lạc…
Theo các nghiên cứu hiện đại, muối cung cấp hàm lượng cao natri clorua cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp cơ thể khỏe mạnh. Với khả năng sát khuẩn, chống viêm mạnh, muối có thể điều trị nổi mề đay, ức chế viêm nhiễm, giảm sưng da, giảm ngứa ngáy nhanh chóng.
Việc áp dụng các cách trị mề đay bằng muối như chúng ta vẫn hay áp dụng chỉ làm giảm triệu chứng phần nào. Vì vậy, chỉ nên thực hiện các cách chữa mề đay bằng muối với trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng vừa xuất hiện và không quá nhiều.
Xem thêm: Bị Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Chuyên Gia Giải Đáp
TOP 7 cách chữa nổi mề đay bằng muối hiệu quả, dễ thực hiện
1. Chữa mề đay bằng nước muối
Dùng nước muối ngâm rửa vùng da mề đay giúp xoa dịu các kích ứng, giảm các nốt nổi mẩn đỏ. Có thể thực hiện 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 chậu nước ấm, thêm 2 thìa cafe muối vào, khuấy đều lên cho muối tan hết.
- Ngâm rửa vùng da này khoảng 15 phút, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
2. Muối + ngải cứu
Trong ngải cứu chứa nhiều chất cineol, tetradecatrilin, tricosanol, dehydro matricaria este… giúp giảm đau, xoa dịu cơn ngứa và ức chế viêm nhiễm. Kết hợp với muối càng làm tăng tác dụng chống viêm, sát khuẩn và trị mề đay ngoài da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi và muối hột trắng.
- Ngải cứu rửa sạch qua nhiều lần nước, vớt ra để ráo.
- Cho ngải cứu vào chảo muối hột, sao nóng cho đến khi tỏa mùi thơm.
- Đổ hỗn hợp này vào túi chườm hoặc chiếc khăn mỏng.
- Chườm trực tiếp lên vùng da bị mề đay cho đến khi nguội.
3. Chườm muối nóng
Muối sao nóng là nguyên liệu giúp chấm dứt cơn ngứa ngáy mề đay của bạn tức thì. Nhiệt nóng giúp làm tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm và xoa dịu kích ứng lên gấp nhiều lần.
Cách thực hiện
- Dùng 200g muối hột trắng, rang trên chảo nóng cho đến khi muối nổ lách tách.
- Đổ muối ra một chiếc khăn mỏng hoặc túi chườm.
- Vệ sinh vùng da mề đay, lau khô ráo rồi tiến hành chườm.
- Chườm đến khi muối nguội hẳn, nếu chưa giảm ngứa nhiều, đem muối sao nóng lại để tiếp tục chườm.
Tham khảo thêm: Bệnh mề đay có di truyền không? Thông tin cần biết
4. Muối + lá mướp đắng
Trong lá mướp đắng có chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp cải thiện triệu chứng mề đay mẩn ngứa nhờ khả năng kháng viêm, chống khuẩn.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 – 2 lá mướp đắng tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút, vớt ra để cho ráo.
- Giã nát lá mướp đắng cùng một ít muối hột.
- Vệ sinh vùng da mề đay rồi đắp hỗn hợp này lên da, massage nhẹ nhàng rồi để da nghỉ trong 30 phút, sau đó rửa sạch lại.
- Thực hiện 2 lần/ ngày.
5. Muối + lá trầu không
Trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất và tinh dầu có lợi giúp kháng viêm, giảm viêm nhiễm và giảm đau, ngứa ngáy do nổi mề đay.
Cách thực hiện
- Dùng 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
- Cho vào cối giã nát lá trầu không cùng muối hạt.
- Vệ sinh vùng da và đắp hỗn hợp này lên da.
- Để yên không cử động trong 30 phút hoặc có thể dùng băng gạc quấn lại.
- Tháo ra sau 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
6. Muối + hoa cúc trắng
Dùng hoa cúc bôi lên da giúp chữa lành các tổn thương, trị mụn nhọt, nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Để tăng hiệu quả, hãy kết hợp với một ít muối hạt trắng.
Cách thực hiện
- Dùng lá của hoa cúc trắng rửa sạch, ngâm nước muối để làm sạch trước khi sử dụng.
- Giã nát cùng với muối rồi đắp vào vùng da mề đay.
- Đợi khoảng 30 phút, rửa lại.
7. Muối + lá kinh giới
Rau kinh giới có chứa các hoạt chất như d-menthol, menthol racemic, d-limomene… giúp khử trùng, chống viêm, tăng tuần hoàn máu.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa kỹ.
- Vò nhẹ lá rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước, thêm 2 thìa cafe muối.
- Đổ nước lá kinh giới ra chậu.
- Xông khoảng 10 phút là được.
- Thực hiện khoảng 3 lần/ ngày.
Gợi ý: Nổi Mề Đay Xức Dầu Có Hiệu Quả Không? Ý Kiến Chuyên Gia
Lưu ý cần biết khi chữa nổi mề đay bằng muối
- Nếu dùng muối để pha nước tắm hoặc ngâm rửa cần chú ý dùng một lượng muối vừa phải.
- Sau khi ngâm rửa nước muối hãy bôi kem dưỡng ẩm và uống nhiều nước.
- Các mẹo dùng muối chỉ nên thực hiện ở những người bệnh nhẹ, triệu chứng mề đay ít.
- Vì là mẹo dân gian, nên hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
- Tuyệt đối không áp dụng nếu có các tổn thương hở, rỉ máu, rỉ dịch.
- Kết hợp giữ gìn vệ sinh, chăm sóc da, ăn uống đúng cách và sinh hoạt khoa học.
Trên đây là một số cách trị mề đay bằng muối được lưu truyền trong dân gian. Vì là mẹo dân gian, không có bằng chứng khoa học cụ thể nên người bệnh hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Không nên thay thế cho các biện pháp y tế được bác sĩ chỉ định nhằm đảm bảo đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Trị mề đay bằng lá tía tô: Phương pháp đơn giản, hiệu quả
- Bị nổi mề đay có tắm được không? Tắm nước nóng hay nước lạnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!