Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Có Phải Bệnh? Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nóng trong người nổi mề đay là tình trạng thường xảy ra ở người trưởng thành do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị tại bệnh viện nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Vì sao nóng trong người lại gây nổi mề đay? 

Vì sao nóng trong người lại gây nổi mề đay? 
Nóng trong người nổi mề đay xảy ra do những yếu tố quen thuộc trong đời sống hàng ngày

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng nhiệt nóng tích tụ quá mức trong cơ thể, do sự suy yếu chức năng đào thải độc tố của gan, cộng với dị ứng cơ địa sẵn gây ra nổi mề đay. Nhiều người thường nhầm lẫn bất kỳ trường hợp nào bị nổi mề đay cũng là do gan yếu, nhưng thực chất quan điểm này không hoàn toàn đúng. 

Tuy nhiên, nếu chỉ có chức năng gan suy giảm thì chưa đủ để khởi phát triệu chứng nổi mề đay. Mà theo các chuyên gia thì cần có yếu tố dị ứng cơ địa mới có thể khởi phát thành bệnh.

Ngoài ra, các bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, D, E, bệnh gan nhiễm mỡ hoặc các dạng viêm gan tự miễn, xơ gan nguyên phát, yếu tố di truyền cũng là những nguyên nhân góp phần.

Xem thêm: Bị nổi mề đay liên tục – Làm gì để điều trị dứt điểm

Các tác nhân xấu dễ gây nóng trong người và nổi mề đay 

1. Chế độ ăn uống không khoa học

Một người bị nóng gan dẫn đến nóng trong người được xác định là do một số nguyên nhân sau: 

Chế độ ăn uống không khoa học
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ làm tăng nguy cơ nóng trong người, nổi mề đay dị ứng nặng hơn
  • Lạm dụng các chất kích thích;
  • Dung nạp nhiều thực phẩm gây dư thừa protein cùng các dưỡng chất khác;
  • Chế biến thực phẩm đậm gia vị, nhiều dầu mỡ; 
  • Ăn nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng; 
  • Người có thói quen ít uống nước, ăn ít rau, rau củ, trái cây;

2. Thường xuyên thức khuya

Gan hoạt động và thực hiện chức năng đào thải độc tố từ 23h – 1h sáng hôm sau. Nếu trong khoảng thời gian này, bạn không đi ngủ, quá trình này sẽ không được thực hiện tốt. Thói quen này thực hiện lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng tích tụ độc tố và khởi phát mề đay. 

3. Nghiện thuốc lá

Theo phân tích của các chuyên gia, các chất độc hại có trong khói thuốc lá khi vào trong cơ thể sẽ gây tác động tiêu cực đến các tế bào miễn dịch ở gan.

Khi gan suy yếu, chức năng đào thải độc tố cũng sẽ suy giảm, chất nicotine độc hại tích tụ nhiều trong cơ thể. Hậu quả là khởi phát các triệu chứng mề đay dị ứng ngứa ngáy ngoài da. 

4. Ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường

Người có cơ địa nóng trong người bẩm sinh hoặc đang bị suy giảm chức năng gan thường khiến cho nhiệt độ bên ngoài và bên trong cơ thể khác nhau. Điều này làm tăng tiết mồ hôi và khiến làn da tích tụ bụi bẩn, chất cặn bã. Và hậu quả là khởi phát các tổn thương mề đay, viêm nhiễm.

Ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường
Thời tiết nóng bức, môi trường ô nhiễm là những yếu tố hàng đầu gây nóng trong người và khởi phát mề đay mẩn ngứa

5. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là hậu quả của rất nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực. Đây là tiền đề cho sự phát triền của các bệnh mãn tính, làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nóng trong người và khởi phát nổi mề đay dị ứng. 

6. Tác dụng phụ của thuốc 

Thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ gây hại, trong đó có khả năng gây ra nóng gan. Vì các chất độc hại trong thuốc rất lớn, gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải hết ra ngoài, từ đó gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, biểu hiện phổ biến nhất là nổi mề đay.

Gợi ý: Nổi mề đay có lây không? Biện pháp phòng tránh như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do nóng trong người

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do nóng trong người
Nổi từng mảng da đỏ, sưng phù, ngứa ngáy… là triệu chứng đặc trưng của người bị nổi mề đay do nóng trong người
  • Nổi mẩn đỏ tại một số vùng da rải rác, lan rộng toàn thân; 
  • Các mảng da thường khá dày và ửng đỏ, có nhiều kích thước; 
  • Có cảm giác châm chích, ngứa ngáy vô cùng khó chịu, nặng hơn khi trời về chiều và ban đêm; 
  • Đau rát nhiều hơn khi có dấu hiệu của viêm nhiễm do người bệnh cào gãi mạnh; 
  • Kèm theo một số triệu chứng khác như sưng mí mắt, vàng kết mạc mắt, thay đổi màu nước tiểu, tiểu khó, vàng da, rối loạn tiêu hóa, hơi thở có mùi,…

Bị nóng trong người gây nổi mề đay có nguy hiểm không? Có tự khỏi không? 

Những tổn thương mề đay trên da do nóng trong người thường không quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp triệu chứng xuất hiện ồ ạt nhưng sẽ nhanh chóng biến mất, sau khoảng 30 phút, hoặc chậm nhất là vài ngày mà không cần can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, với những người bị nóng trong người nổi mề đay do nóng gan, suy giảm chức năng gan thì lại là một vấn đề khác, phức tạp và khó có thể chữa khỏi trong 1, 2 lần.

Hướng điều trị chứng nóng trong người gây nổi mề đay hiệu quả 

1. Ăn/ uống phù hợp giảm mức độ nóng trong người

Nên ăn gì?

  • Thực phẩm có tính mát như dưa chuột, mướp đắng, bí đao, cà chua, rau ngót, rau mồng tơi, rau chân vịt…; 
  • Ăn nhiều loại trái cây mát như đu đủ, cam, bưởi, chanh dây, nước dừa…;
  • Các loại ngũ cốc như lúa mạch, gạo lứt, ngô, yến mạch… chứa hàm lượng cao vitamin B;
  • Các loại thực phẩm giàu kẽm và bổ sung omega-3; 
  • Thay thế sữa bò nhiều đạm dễ dị ứng thành các loại sữa hạt, sữa chua không đường;

Nên uống gì?

Ăn/ uống phù hợp giảm mức độ nóng trong người
Người bị nổi mề đay nóng trong người nên uống các loại trà thảo dược tự nhiên lành tính
  • Trà atiso
  • Trà nhân trần
  • Trà cam thảo
  • Nước rau má
  • Nước nha đam
  • Nước chanh tươi

Ngoài ra, người bị nóng trong người nổi mề đay cũng nên uống nhiều nước lọc, xen kẽ các loại nước ép rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là các loại chứa hàm lượng cao quercetin.

Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Xức Dầu Được Không? Giải Đáp Thắc Mắc

2. Áp dụng các mẹo cải thiện triệu chứng mề đay ngoài da 

Tắm lá dược liệu

Áp dụng các mẹo cải thiện triệu chứng mề đay ngoài da 
Tắm lá trà xanh hàng ngày giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng mề đay mẩn ngứa ngoài da
  • Trà xanh: Nếu không muốn nấu nước uống, bạn có thể đun sôi lấy nước tắm hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Lá khế: Dùng lá khế nấu nước tắm là mẹo dân gian trị mề đay dị ứng hiệu quả, xoa dịu kích ứng ngoài da và hỗ trợ chống viêm.
  • Lá đinh lăng: Có tính mát và vị đắng đặc trưng, có khả năng thanh nhiệt giải độc, giảm viêm và chống dị ứng mề đay hiệu quả. 

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch chứa hàm lượng cao chất avenanthramides tốt cho sức khỏe, lành tính và phù hợp với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là ở người có triệu chứng nổi mề đay ngoài da. Không những vậy, hàm lượng cao vitamin, khoáng chất trong bột yến mạch còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da, phục hồi và tái tạo các tổn thương, giúp da mềm mại, xoa dịu kích ứng, cải thiện triệu chứng đáng kể. 

Cách thực hiện

  • Xả nước đầy bồn tắm hoặc ra chậu tắm, cho một lượng bột yến mạch hoặc gel yến mạch vào, khuấy đều lên; 
  • Tiến hành ngâm bồn hoặc tắm rửa như bình thường trong vòng tối đa 15 phút; 
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bột yến mạch với sữa chua để bôi lên vùng da nổi mề đay, để khoảng 10 phút rửa lại bằng nước sạch để cải thiện đáng kể các triệu chứng mề đay; 

Bôi mật ong

Mật ong là nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe và sở hữu nhiều đặc tính có lợi như kháng viêm, chống khuẩn, sát trùng, làm lành các tổn thương ngoài da, làm đẹp da…

Áp dụng các mẹo cải thiện triệu chứng mề đay ngoài da 
Bôi mật ong lên da giúp xoa dịu kích ứng ngoài da, chống viêm, giảm ngứa hiệu nghiệm

Cách thực hiện

Cách 1: Mật ong + chanh 

  • Pha 2 thìa mật ong với 1 thìa nước cốt chanh.
  • Trộn đều rồi bôi trực tiếp lên vùng da nổi mề đay, massage nhẹ nhàng và đợi 20 phút. 
  • Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm, lau khộ là hoàn thàn. 

Cách 2: Mật ong + nghệ

Cách thực hiện

  • Trộn 1 thìa mật ong với 1 thìa bột nghệ.
  • Bôi hỗn hợp và massage nhẹ nhàng. 
  • Đợi 15 phút rồi rửa lại.

Chườm lạnh

Vì nhiệt độ và độ ẩm thấp có tác dụng xoa dịu kích ứng, giảm ngứa và ngăn chặn hình thành thêm các nốt mề đay trên da. 

Chỉ cần dùng một chiếc khăn bọc đá lạnh vào hoặc nhúng khăn vào nước đá lạnh, sau đó vắt bớt nước, đắp lên vùng da bị mề đay khoảng 30 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là lời khuyên tốt nhất của các chuyên gia dành cho những bị nổi mề đay dị ứng do nóng trong người. Vì nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, không chỉ duy trì độ ẩm cho làn da mà còn tham gia vào quá trình loại bỏ độc tố gây hại trong cơ thể thông qua đường bài tiết mồ hôi. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước tùy theo nhu cầu của cơ thể. 

3. Dùng thuốc Tây (nếu cần thiết)

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ, nguyên nhân như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Trong đó, loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc bổ gan, mát gan.

Ngoài ra, một số trường hợp triệu chứng nổi mề đay dị ứng bùng phát nghiêm trọng trong khi tình trạng nóng trong người chưa được cải thiện hẳn, có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1.

Lưu ý về các giải pháp giúp phòng ngừa nóng trong người gây nổi mề đay

Lưu ý về các giải pháp giúp phòng ngừa nóng trong người gây nổi mề đay
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để làm sạch và làm mát cơ thể, phòng ngừa nóng trong người nổi mề đay
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh làm tăng thân nhiệt. 
  • Ăn uống khoa học, ưu tiên những loại thực phẩm mát, lành tính.
  • Tránh ăn những món nhiều protein, ăn vừa phải,…
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thảo dược, thực phẩm có tính mát.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp không gian sống thường xuyên.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ và tránh stress.

Nóng trong người nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến, dễ xảy ra do những thói quen sinh hoạt kém khoa học hàng ngày. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng nóng trong người cũng báo động rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Do đó, hãy chủ động thăm khám sớm và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách để lấy lại đời sống sinh hoạt như bình thường. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger