Bị nổi mề đay có tắm được không? Nên dùng nước lạnh hay nóng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị nổi mề đay có tắm được không? Là vấn đề nhiều bệnh nhân thắc mắc. Do triệu chứng sẽ ngày càng ngứa ngáy, khó chịu khi người bệnh cào gãi ngứa hoặc nhiễm lạnh. Bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc thông qua những thông tin sau. 

Bị nổi mề đay có tắm được không? 

Bị nổi mề đay có tắm được không? 
Bị nổi mề đay có tắm được không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh

Theo quan niệm ngày xưa, chứng nổi mề đay thuộc nhóm bệnh phong hàn nên bắt buộc phải kiêng nước, kiêng gió hoàn toàn cho đến khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, nhận định này chỉ đúng 1 nửa, tức là người bị nổi mề đay nên kiêng gió để hạn chế các tác nhân dị ứng. Nhưng việc kiêng nước là điều không cần thiết. 

Đối với người bị nổi mề đay, nếu không tắm rửa, vệ sinh cơ thể sẽ càng khiến các triệu chứng nổi mề đay trở nên trầm trọng, phức tạp và khó chữa hơn. Đặc biệt là vào mùa hè, đổ nhiều mồ hôi khiến da dễ bẩn, rít và tích tụ nhiều chất bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, làn da càng cần phải được vệ sinh sạch sẽ hơn. 

Không những vậy, tắm còn là bước cơ bản giúp duy trì độ ẩm cho làn da. Chỉ cần sử dụng nước tắm có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh sẽ giúp da giảm sự khô ráp, giảm thiểu sự kích ứng.  

Tóm lại, bệnh nhân bị nổi mề đay nói riêng và các bệnh da liễu nói chung không nên kiêng tắm. Khuyến khích nên tắm ít nhất 1 lần/ ngày là tốt nhất. 

Gợi ý: Mề đay cấp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 

Bị nổi mề đay nên tắm nước nóng hay nước lạnh?

Da của người bị nổi mề đay vốn rất nhạy cảm, nếu tắm nước quá nóng sẽ gây kích ứng da, làm da trở nên khô ráp. Còn nếu tắm nước quá lạnh sẽ khiến các tổn thương dễ lây lan hơn. 

Lời khuyên của các chuyên gia là chỉ nên tắm bằng nước ấm có nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ nước tắm tốt nhất vừa giúp làm sạch cơ thể vừa bảo vệ làn da là 44 độ C (112 độ F). Tuy nhiên, vào mùa hè nóng bức bạn có thể giảm nhiệt độ nước xuống thấp hơn một chút.

Những lưu ý khi tắm rửa đối với người bị nổi mề đay

Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp

Như đã nói, đối với người bị nổi mề đay nên tắm nước có nhiệt độ vừa phải. Nếu tắm nước quá nóng sẽ khiến da nhanh khô, mất độ pH tự nhiên. Ngược lại, tắm nước quá lạnh sẽ dễ khiến bạn bị sốc nhiệt, dễ bị cảm lạnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Những lưu ý khi tắm rửa đối với người bị nổi mề đay
Tắm nước có nhiệt độ vừa phải để tránh gây kích ứng vùng da nổi mề đay

Thời gian tắm

Theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên tắm tối đa 20 phút/ lần vào mùa hè và 10 phút vào mùa đông là tốt nhất. 

Tham khảo thêm: Trẻ nổi mề đay về đêm: Cách xử lý nhanh tại nhà

Không chà xát mạnh khi tắm 

Việc chà xát hay cào gãi trên da hoàn toàn không đem lại bất kỳ lợi ích gì, nó chỉ càng khiến cho vùng da bị mề đay trở nên trầm trọng, ngứa ngáy nhiều hơn.

Chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp 

Ưu tiên chọn những sản phẩm có chiết xuất organic, thuần tự nhiên với độ pH trung bình, đặc biệt đối với trẻ em có làn da nhạy cảm. 

Ngoài ra, sau khi tắm xong người bị nổi mề đay cần lưu ý thực hiện các bước sau:

  • Thấm và lau khô người nhẹ nhàng; 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; 
  • Bôi kem dưỡng ẩm lành tính; 
  • Duy trì thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh stress.

Đọc thêm: Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Cách xử lý đúng và hiệu quả 

Gợi ý một số loại lá tắm cải thiện nổi mề đay hiệu quả

Gợi ý một số loại lá tắm cải thiện nổi mề đay hiệu quả
Tắm nước lá khế, lá trầu không, lá chè xanh… hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nổi mề đay khá tốt
  • Lá kinh giới: Trong lá kinh giới còn chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp da khỏe mạnh, chống lại sự xâm nhập gây bệnh.
  • Lá khế: Lá khế có rất nhiều loại vitamin, dưỡng chất, chất chống oxy hóa giúp các tế bào mô da phục hồi nhanh hơn.
  • Rau sam: Trong rau sam chứa hàm lượng cao hoạt chất acid citric, flavonoid, phyoestrogen… cùng chất chống oxy hóa hỗ trợ điều trị các triệu chứng nổi mề đay.
  • Lá chè xanh: Trong lá chè xanh chứa hàm lượng cao flavonoid, tanin… giúp giảm sưng, ngứa ngáy. 
  • Lá trầu không: Hàm lượng cao chất chống oxy hóa, hoạt chất flavonoid, tanin, tinh dầu… giúp các tổn thương trên da nhanh chóng được cải thiện.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời chính xác về vấn đề “bị nổi mề đay có nên tắm không?”. Nhìn chung, bị nổi mề đay không nên kiêng nước, thay vào đó vẫn phải duy trì tắm rửa vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày bằng nước có nhiệt độ ấm vừa phải để đạt kết quả điều trị như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger