Nổi Mề Đay Xức Dầu Được Không? Ý Kiến Của Chuyên Gia

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay xức dầu được không là thắc mắc của không ít người bệnh. Để giảm cảm giác ngứa ngáy, nhiều người thường chọn cách bôi dầu. Tuy nhiên cách làm này có an toàn không? Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp. 

Bị nổi mề đay có nên xức dầu không?

Bị nổi mề đay có nên xức dầu không?
Nổi mề đay xức dầu được không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Để kiểm soát tình trạng ngứa ngáy của nổi mề đay nhiều người đã chọn cách bôi dầu lên vùng da bị bệnh. Trên thực tế, đây là cách giảm ngứa mề đay được áp dụng từ lâu và hầu hết các trường hợp sau khi bôi dầu, cơn ngứa ngáy được xoa dịu và cải thiện rõ rệt. 

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả này người bệnh cần chú ý sử dụng loại dầu phù hợp, chọn đúng loại dầu nên bôi và tránh các loại dầu không tốt. Chẳng hạn như: 

  • Nên dùng: Ưu tiên sử dụng các loại dầu thảo dược, chiết xuất thực vật tự nhiên.
  • Không nên dùng: Các loại dầu gió hoặc dầu chứa hoạt chất sát trùng, diệt khuẩn mạnh. Vì chúng có thể làm kích ứng da mạnh, gây cảm giác nóng rát, thậm chí sưng viêm.

Xem thêm: Nổi mề đay có lây không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

5 loại dầu giúp giảm nổi mề đay được ưa chuộng

5 loại dầu giúp giảm nổi mề đay được ưa chuộng
Tinh dầu tràm trà có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm và xoa dịu kích ứng da hiệu quả
  • Tinh dầu tràm trà: Chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn tốt nên rất có lợi trong việc điều trị nổi mề đay, nổi mụn trứng cá hoặc trị cảm cúm. 
  • Tinh dầu hoa cúc: Đây là loại tinh dầu lành tính, an toàn cho làn da nhạy cảm do nổi mề đay, thậm chí có thể sử dụng được cho vết thương hở. 
  • Tinh dầu bạc hà: Với đặc tính tiêu viêm, sát khuẩn, giảm sưng ngứa trên da nhanh chóng. Vì vậy, rất phù hợp với những người bị nổi mề đay hoặc ngứa da do côn trùng cắn. 
  • Tinh dầu khuynh diệp: Chứa nhiều hoạt chất có lợi giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm trên da.
  • Tinh dầu hoa oải hương: Với mùi thơm dịu nhẹ, khả năng tiêu viêm, sát khuẩn tự nhiên.

Gợi ý: Top 10 Cây Thuốc Chữa Mề Đay  An Toàn Từ Thiên Nhiên

Hướng dẫn cách bôi dầu giảm ngứa mề đay

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi mề đay bằng nước ấm rồi lau lại bằng khăn mềm.
  • Bước 2: Cho 2 – 3 giọt dầu ra tay rồi xoa đều lên vùng da bệnh. 
  • Bước 3: Kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút để dầu thẩm thấu sâu vào các biểu bì da. 

Nên thực hiện bôi dầu ít nhất 2 lần/ ngày, buổi sáng và buổi tối.

Lưu ý khi dùng dầu giảm nổi mề đay

  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại dầu hay tinh dầu nào, hãy trao đổi với chuyên gia, bác sĩ.
  • Tuyệt đối không bôi dầu lên vùng da có vết thương hở chưa lành, rỉ máu hoặc nhạy cảm.
  • Đối với các loại tinh dầu nên pha loãng trước khi sử dụng để giảm độ đậm đặc.
  • Bôi dầu vừa phải, tránh bôi liên tục dễ gây kích ứng da. 
  • Trường hợp sử dụng lần đầu chỉ nên bôi tại một vùng da nhỏ dưới tay để thử phản ứng của cơ thể, tránh sử dụng trên diện rộng. 
  • Ngưng sử dụng ngay khi phát sinh các dấu hiệu bất thường sau khi bôi dầu.

Tham khảo thêm:  Thuốc chữa mề đay cấp tính – Các loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng

Một số cách giảm ngứa mề đay tại nhà khác

Một số cách giảm ngứa mề đay tại nhà khác
Chườm lạnh là giải pháp giảm ngứa do nổi mề đay hiệu quả tại nhà
  • Chườm lạnh: Bạn có thể dùng khăn bọc đá hoặc nhúng vào nước lạnh rồi chườm lên da từ 15 – 20 phút để đạt kết quả như mong đợi. 
  • Tắm bồn: Ngâm mình trong bồn tắm chứa bột yến mạch, bột baking soda… trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Mặc quần áo rộng: Ưu tiên chọn các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và chất liệu mềm mại, mát, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Ăn thực phẩm mát: Hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm như mướp đắng, dưa chuột, cà chua, rau má… 
  • Tránh stress, căng thẳng: Hãy giải quyết các rắc rối, vấn đề khiến bạn mệt mỏi và hướng đến một lối sống tối giản, thường xuyên thiền định, tập yoga để hỗ trợ thư giãn tốt hơn. 

Tóm lại, bị nổi mề đay vẫn có thể bôi dầu để cải thiện triệu chứng, giảm ngứa ngáy, sưng viêm, tuy nhiên phải cân nhắc loại dầu phù hợp. Đây chỉ là biện pháp làm giảm triệu chứng tạm thời, không thể chữa khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy, nếu muốn chữa bệnh dứt điểm hãy áp dụng phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger