Trị mề đay bằng lá tía tô: Biện pháp đơn giản hiệu quả tức thì

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trị mề đay bằng lá tía tô là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Vì lá tía tô có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau ngứa do nổi mề đay. 

Công dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh mề đay

Công dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh mề đay
Trị mề đay bằng lá tía tô là bài thuốc dân gian lành tính được nhiều người chọn lựa áp dụng

Theo các tài liệu y học cổ truyền, tía tô còn được gọi là tô tử, tô ngạnh, xích tô, é tía… Loại dược liệu này có tính ôn, vị cay và quy vào kinh Phế, Tỳ. Công dụng chính là giải độc, hóa đờm, phát tán phong hàn, dưỡng thai, lý khí,… đặc biệt là các bệnh ngoài da, điển hình là bệnh nổi mề đay

Công dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh mề đay
Tía tô là loại dược liệu chứa các hoạt chất trị bệnh mề đay hiệu quả

Còn theo Y học hiện đại, trong lá tía tô chứa nhiều hoạt chất cần thiết cho cơ thể vitamin A, C, E, các khoáng chất như phospho, canxi, sắt… Đặc biệt, tinh dầu lá tía tô còn chứa hàm lượng cao hoạt chất như Acid Alpha – lineclic, Quercetin, Rosmarinic Acid, Luteolin… kháng khuẩn, ức chế sự hình thành, phóng thích histamine cũng như các loại virus nhiễm trùng, giảm sưng đỏ, viêm nhiễm, cải thiện cơn ngứa ngáy và phục hồi làn da khỏe mạnh. 

Xem thêm: Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị

Gợi ý 5 cách dùng lá tía tô để chữa mề đay 

1. Đắp bã lá tía tô

Cách này tuy đơn giản nhưng lại tác động hiệu quả đến vùng da bị tổn thương, từ đó xoa dịu các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. 

Đắp bã lá tía tô
Chườm bã lá tía tô trực tiếp lên vùng da mề đay giúp xoa dịu kích ứng, cải thiện viêm và giảm ngứa

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. 
  • Cho vào cối giã nát cùng một ít muối hạt. 
  • Rửa sạch vùng da bị nổi mề đay, dùng bã này đắp lên vùng da nổi mề đay. 
  • Đợi khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm, lau khô. 
  • Thực hiện cách này 2 lần/ ngày liên tục. 

2. Chườm lá tía tô nóng 

Nhiệt nóng của hỗn hợp tía tô và muối sẽ giúp xoa dịu kích ứng, giảm ngứa mề đay hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Làm sạch một nắm lá tía tô, rửa qua với nước, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá tía tô vào chảo sao nóng lên cùng với muối hạt đến khi tỏa mùi thơm. 
  • Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn mỏng, buộc chặt phần đầu rồi chườm trực tiếp lên vùng da tổn thương. 
  • Khi nguội đổ ra sao lại và sử dụng tiếp. Thực hiện ít nhất 1 lần/ ngày.

3. Bôi nước cốt lá tía tô

Nước cốt lá tía tô khi bôi trực tiếp lên vùng da mề đay sẽ dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong, tác động đến các tổn thương, cải thiện triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh nhanh chóng. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm nhỏ lá tía tô, rửa sạch và ngâm trong nước muối 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Giã nát lá tía tô hoặc cho lá tía tô vào máy xay nhuyễn cùng một ít muối rồi vắt lấy nước cốt.
  • Làm sạch vùng da bị mề đay, bôi nước cốt trực tiếp lên da, massage nhẹ nhàng. Nên thực hiện trước khi đi ngủ, đến sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch.

4. Uống nước sắc lá tía tô

Uống nước sắc từ lá tía tô giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng nổi mề đay từ bên trong cơ thể, từ đó làm thuyên giảm các biểu hiện tổn thương ngoài da.

Uống nước sắc lá tía tô
Nước sắc lá tía tô rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt cải thiện các triệu chứng mề đay từ bên trong cơ thể

Cách thực hiện

  • Dùng 1 bó lá tía tô tươi, vặt lấy lá, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. 
  • Cho tía tô vào ấm, sắc cùng 500ml nước, đậy kín nắp và đun trên lửa nhỏ. 
  • Đợi đến khi nước cô đặc lại, cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp. 
  • Rót ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.

5. Trà lá tía tô

Trà tía tô không chỉ là loại thức uống giải khát tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nổi mề đay hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Trà tía tô tươi: Dùng một nắm lá tía tô tươi vừa đủ dùng, rửa sạch, ngâm nước muối 5 – 10 phút rồi vớt ra để ráo. Vò hơi nát rồi cho vào ấm hãm với nước sôi trong vòng 5 phút.
  • Trà tía tô khô: Tía tô tươi mua về, rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn mang đi phơi nắng cho khô, cho vào túi kín để bảo quản. Mỗi lần sử dụng lấy một nắm trà khô nhỏ, cho vào ấm hãm với nước sôi, đợi vài phút để dược chất tan ra là có thể sử dụng được. 
  • Trà túi lọc: Mỗi lần sử dụng 1 gói trà túi lọc lá tía tô, hãm với nước sôi 5 phút là có thể sử dụng ngay. Ngày uống 2 lần để đạt hiệu quả trị mề đay tốt nhất. 

Tham khảo thêm: Bệnh mề đay có di truyền không? Phòng tránh như thế nào

6. Tắm nước lá tía tô

Người bị nổi mề đay toàn thân, nhất là nổi nhiều ở vùng lưng khó điều trị thì tắm nước lá tía tô là cách chữa hiệu quả bạn nên áp dụng ngay. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu trên với số lượng vừa phải, ngâm trong nước muối khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. 
  • Cho hết nguyên liệu vào trong nồi nước lớn 3 lít, thêm 1 thìa cà phê muối vào và đun sôi trong 20 phút. 
  • Chắt phần nước thu được ra chậu, thêm nước lạnh vào để điều chỉnh nhiệt độ để tắm. 

7. Các món ăn ngon từ lá tía tô

Món cháo tía tô trứng gà

Các món ăn ngon từ lá tía tô
Món cháo trứng gà lá tía tô thơm ngon bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, cải thiện mề đay hiệu quả

Cách chế biến

  • Chuẩn bị 4 – 5 lá tía tô tươi, 2 quả trứng gà ta, gạo tẻ, hành phi và các loại gia vị thông thường. 
  • Vo gạo sạch, cho vào nồi đun sôi trên lửa nhỏ để nấu thành cháo. 
  • Khi cháo chín nhừ, cho lá tía tô vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đập trứng gà vào, khuấy đều lên rồi tắt bếp ngay. 
  • Múc cháo ra tô, cho thêm hành phi và hành lá, một ít tiêu vào rồi thưởng thức khi còn nóng. 

Món bò hấp lá tía tô

Cách chế biến

  • Chuẩn bị một lượng thịt bò vừa đủ khẩu phần ăn, một bó lá tía tô tươi, các loại gia vị thông thường.
  • Thịt bò sơ chế sạch sẽ, cắt thành từng lát mỏng, ướp với các loại gia vị như hành, tỏi, nước mắm, muối, đường… tùy theo khẩu vị. Để thịt nghỉ trong 30 phút cho thấm. 
  • Chuẩn bị nồi hấp, làm sạch sả, cắt khúc lót dưới đáy nồi, xếp thịt bò xen kẽ với lá tía tô tươi đã rửa sạch. 
  • Đậy nắp lại hấp cách thủy trong vòng 15 phút, mở nắp rồi rắc thêm một ít hành tỏi phi là có thể thưởng thức ngay. 

Gợi ý: Mề đay da vẽ nổi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh

Lưu ý cần biết khi chữa mề đay bằng lá tía tô

Lưu ý cần biết khi chữa mề đay bằng lá tía tô
Ngâm muối và rửa sạch lá tía tô trước khi sử dụng để tránh tăng nặng viêm nhiễm trên da
  • Chữa mề đay bằng lá tía tô thực chất chỉ là mẹo dân gian, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh được công dụng này. 
  • Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. 
  • Chỉ nên áp dụng cách này cho những người bị nổi mề đay nhẹ.
  • Cần đảm bảo lá tía tô phải được rửa sạch, ngâm nước muối kỹ lưỡng. 
  • Tránh sử dụng các bài thuốc uống cho những đối tượng nhạy cảm.
  • Để đạt kết quả trị bệnh tốt nhất, người bệnh cần kết hợp song song với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chăm sóc vệ sinh làn da kỹ lưỡng.

Trên đây là những thông tin về cách chữa nổi mề đay bằng lá tía tô theo kinh nghiệm dân gian. Tuy được ghi nhận với nhiều trường hợp sử dụng có hiệu quả nhưng không nên lạm dụng hay thay thế hoàn toàn cho các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger