Chán Ăn Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chán ăn mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo đó, bạn có thể đang mắc phải các bệnh lý khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu hoặc do ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài, tâm lý rối loạn,… 

Chán ăn mất ngủ là gì?

Chán ăn mất ngủ là tình trạng người bệnh ăn uống không ngon, kèm theo khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc và dễ tỉnh dậy. Điều này khiến cơ thể ngày càng suy nhược. Cần xác định nguyên nhân và có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.

Chán ăn mất ngủ là gì?
Chán ăn mất ngủ xảy ra ngắn hạn hoặc kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng điển hình

  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, một số trường hợp mất ngủ nhiều đêm liền, thời lượng giấc ngủ ngắn hơn 5 tiếng mỗi ngày.
  • Cơ thể thường giật mình tỉnh giấc giữa đêm, sáng hôm sau có biểu hiện mệt mỏi, tâm trí không tập trung vào công việc, trí nhớ kém.
  • Việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn, cơ thể có cảm giác không thèm ăn, thậm chí là chán ăn.

Triệu chứng toàn thân

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Hoa mắt
  • Choáng váng
  • Chóng mặt
  • Ù tai,…

Những triệu chứng toàn thân xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng và ngủ ngon trong thời gian dài. 

Tìm hiểu nguyên nhân gây chán ăn mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn rơi vào trạng thái chán ăn mất ngủ, được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:

Tác nhân từ bên ngoài

Những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài khiến bạn gặp khó khăn khi ngủ, tâm lý bất ổn gây cảm giác chán ăn. Chúng có thể diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên cũng có thể kéo dài nếu bạn không biết cách kiểm soát điều chỉnh sớm.

Các tác nhân gây mất ngủ chán ăn từ bên ngoài kể đến như:

Tìm hiểu nguyên nhân gây chán ăn mất ngủ
Chán ăn, ngủ không ngon giấc do ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài
  • Môi trường xung quanh ồn ào ảnh hưởng đến không gian nơi bạn sinh hoạt, nghỉ ngơi
  • Thói quen sinh hoạt không đều độ, thường xuyên thức khuya, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, đồ ăn cay nóng,…
  • Căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Công việc làm việc bận rộn, không có thời gian ăn và ngủ đủ khiến bạn ngày càng khó ngủ, ăn uống kém hơn
  • Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, thay đổi không gian sinh hoạt
  • Quần áo chật, giường nằm chăn màn không sạch sẽ, bị ẩm ướt,…

Yếu tố bên trong cơ thể

Bên cạnh những nguyên nhân từ bên ngoài, tình trạng chán ăn mất ngủ còn có khả năng là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị suy nhược, mắc phải những bệnh lý khác.

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến giấc ngủ và chế độ ăn uống của bạn, kể đến như:

  • Rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ, hormone nội tiết không cân bằng dẫn đến việc mất ngủ, không thèm ăn. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, tiền mãn kinh,…
  • Tâm lý không ổn định, trầm cảm hoặc mắc chứng rối loạn lo âu
  • Tiêu hóa kém khiến bạn chán ăn, đồng thời giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng
  • Cơ thể mắc phải các bệnh lý về thận, gan, bệnh huyết áp, tim mạch,… dẫn đến khó ngủ, ăn không ngon

Chán ăn mất ngủ có thể là triệu chứng bệnh lý?

Trường hợp chán ăn mất ngủ liên quan đến yếu tố bệnh lý trong cơ thể, nếu kéo dài sẽ gây thêm nhiều vấn đề khác ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là những bệnh lý thường gặp nhất:

  • Chứng mệt mỏi mãn tính
  • Bệnh về tâm lý, thần kinh
    • Bệnh suy nhược thần kinh
    • Rối loạn lo âu
    • Trầm cảm,…
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh viêm nhiễm đường ruột, dạ dày
  • Bệnh lý về thận và tuyến giáp
  • Mắc phải bệnh ngoài da, lở loét đau rát ảnh hưởng giấc ngủ, làm bạn thường xuyên lo lắng bỏ bữa.
  • Bệnh nha khoa gây đau nhức răng khiến bạn ăn không ngon, chán ăn kèm theo tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc.
  • Bệnh về xương khớp gây đau nhức về đêm
  • Đau cổ họng, sưng viêm amidan
  • Những bệnh lý liên quan bộ phận sinh dục, sinh sản, bệnh về não bộ, tim mạch,…
Chán ăn mất ngủ có thể là triệu chứng bệnh lý?
Tình trạng rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng có thể là triệu chứng bệnh tâm lý, thần kinh

Chán ăn mất ngủ kéo dài nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng chán ăn mất ngủ nếu chỉ xảy ra tạm thời, do tác động bởi các vấn đề bên ngoài không quá nghiêm trọng có thể điều chỉnh, khắc phục. Tuy nhiên một số người chủ quan khiến vấn đề này càng nghiêm trọng hơn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Đặc biệt là trường hợp mất ngủ chán ăn xảy ra do bệnh lý. Cơ thể ngày càng suy nhược dẫn đến các biến chứng tại gan, thận, dạ dày,… Ngoài ra, hệ thống tim mạch, não bộ cũng bị tác động lớn do trong thời gian dài cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý.

Não bộ hoạt động kém dần, cơ thể xanh xao, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do đó, người ta khuyến cáo nên sớm kiểm soát hiện tượng mất ngủ, chán ăn. Cần chủ động phát hiện bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp, an toàn.

Phương pháp khắc phục chán ăn mất ngủ

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp giúp bạn điều trị chứng chán ăn mất ngủ. Theo đó, bệnh nhân có thể được sử dụng các thuốc hoặc mẹo dân gian đối với trường hợp nhẹ.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Áp dụng cho đối tượng chán ăn mất ngủ mức độ nhẹ, tham khảo ngay:

Uống trà tâm sen: Trà tâm sen có tác dụng giúp bạn ngủ ngon, ăn ngon. Đây là loại trà thảo dược được dùng cho đối tượng gặp vấn đề giấc ngủ, cơ thể suy nhược ăn ngủ không yên. Uống nước trà tuy hơi đắng chát nhưng giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ khá hiệu quả. Cách làm đơn giản:

  • Mỗi ngày trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ bạn uống một ly trà tâm sen hãm với nước sôi.
  • Dùng khi nước còn ấm giúp bạn thư giãn, kích thích máu huyết lưu thông từ đó mang lại một giấc ngủ ngon, cải thiện cơ thể ăn ngủ khỏe.

ĐỌC NGAY: Mách Bạn 9 Cách Dùng Tim Sen Trị Mất Ngủ Đơn Giản, Cực Hiệu Quả

Món ăn từ hạt sen, đậu xanh: Dùng những món ăn chữa mất ngủ, kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon, ngủ ngon. Giải pháp này được nhiều người lựa chọn thực hiện.

Trong đó, món cháo đậu xanh, hạt sen là một sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Cháo ấm nóng thơm ngon, thành phần có công dụng an thần tốt. Cách chế biến đơn giản:

Phương pháp khắc phục chán ăn mất ngủ
Chữa chán ăn mất ngủ bằng biện pháp dân gian với nguyên liệu tự nhiên
  • Bạn sử dụng một ít hạt sen và đậu xanh ngâm với nước ấm trước khi nấu.
  • Sau đó bạn chuẩn bị một ít gạo trắng, cho vào nồi, thêm các hạt đã ngâm mềm, đổ ngập nước tiến hành nấu.
  • Đun sôi rồi hạ nhỏ lửa ninh đến khi các nguyên liệu chín mềm là đạt.
  • Thưởng thức món ăn với một ít đường, ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thảo dược khác: Nước sắc cây đinh lăng, cây trinh nữ, lạc tiên trị mất ngủ rất hiệu quả. Những nguyên liệu có chứa thành phần an thần, cải thiện giấc ngủ và sức khỏe, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.

XEM THÊM: Hướng Dẫn 4 Cách Dùng Lá Đinh Lăng Chữa Mất Ngủ Rất Tốt

Sử dụng thuốc Tây theo phác đồ

Việc điều trị chán ăn và mất ngủ thường đòi hỏi một phác đồ điều trị toàn diện, bao gồm cả các biện pháp lối sống và thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chán ăn và mất ngủ:

  • Thuốc an thần nhẹ: Được sử dụng để giúp bạn thư giãn và ngủ dễ dàng hơn. Các loại thuốc này bao gồm benzodiazepines như Diazepam hoặc thuốc an thần không benzodiazepine như Zolpidem.
  • Thuốc tăng cảm giác thèm ăn: Loại thuốc này giúp kích thích vị giác và tăng cảm giác thèm ăn. Có thể bao gồm Dronabinol, một loại cannabinoid tổng hợp.
  • Thuốc kháng lo âu và chống trầm cảm: Nếu chán ăn và mất ngủ là do lo âu hoặc trầm cảm, các loại thuốc như SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors) hoặc SNRI (Serotonin-Norepinephrine Reuptake Inhibitors) có thể được sử dụng.
  • Thuốc kháng histamine: Được sử dụng trong một số trường hợp để giảm triệu chứng dị ứng và kích thích vị giác, giúp tăng cảm giác thèm ăn.

Nhớ rằng việc sử dụng thuốc cần được chỉ định dưới sự giám sát của một bác sĩ chuyên khoa. Điều trị chán ăn và mất ngủ cũng thường kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống như tập thể dục đều đặn, hạn chế caffeine và rượu, cải thiện lịch trình ngủ, và các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền và yoga.

Phương pháp khắc phục chán ăn mất ngủ
Đến gặp bác sĩ và điều trị theo phác đồ phù hợp với tình hình sức khỏe

Chữa chán ăn mất ngủ bằng Đông y

Điều trị chán ăn mất ngủ bằng Đông y là cách được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc khá an toàn, hiệu quả bền bỉ và điều trị sâu gốc nguyên nhân gây bệnh. Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ Đông y chỉ định thang thuốc phù hợp nhất.

Một số bài thuốc được sử dụng điều trị chứng mất ngủ chán ăn:

  • Bài thuốc 1: Toan táo nhân, kết hợp cùng với đơn sâm. Mỗi vị dùng tỷ lệ bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 6g, hòa tan với nước chia thành 2 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng các vị thuốc như thạch quyết minh, xuyên khung, ngọc trúc và hoành tinh. Dùng mỗi loại lượng bằng nhau. Bạn rửa sạch, cho vào nồi rồi sắc nấu nước uống ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng đảng sâm, huyền sâm, kết hợp với các nguyên liệu khác như mạch môn, đơn sâm, thiên môn, kiết cánh và viễn chí. Nguyên liệu tán nhuyễn, trộn với mật ong nguyên chất rồi vo thành viên hoàn, dùng mỗi ngày 10g.

Chăm sóc phòng tránh chán ăn mất ngủ

Chăm sóc phòng tránh chán ăn mất ngủ
Chăm sóc tốt cơ thể, xây dựng đời sống lành mạnh phòng tránh nhiều bệnh lý

Những biện pháp chăm sóc giúp cơ thể phục hồi tốt, phòng ngừa tái phát:

  • Sắp xếp thời gian làm việc, dành thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên làm việc quá khuya, thức nhiều đêm liên tục khiến cơ thể bạn suy nhược, dẫn đến chứng mất ngủ, chán ăn. 
  • Không gian phòng ngủ đảm bảo yên tĩnh, sạch sẽ. Bạn nên thường xuyên thay chăn màn, giặt giũ sạch sẽ để tránh bụi bẩn, vi khuẩn lưu trú ảnh hưởng đến đường hô hấp.
  • Không nên dùng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ khiến cơ thể khó ngủ, ngủ không ngon và tránh bị ảnh hưởng bởi các sóng điện từ.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể giúp sức khỏe dẻo dai, hạn chế các bệnh vặt. Ngoài ra, việc tập luyện thể dục vừa phải còn giúp bạn dễ ngủ hơn, ăn ngon miệng hơn, kích thích máu huyết lưu thông đều.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, ăn đủ chất. Hạn chế những món ăn gây mất ngủ, không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích trước khi ngủ để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi tiến độ phục hồi sức khỏe nếu mắc phải các bệnh lý khác. Trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định phương án can thiệp để kiểm soát, bảo vệ an toàn cho bạn.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về chứng chán ăn mất ngủ. Tìm hiểu nguyên nhân và có cách chữa trị, ngăn chặn rủi ro càng sớm càng tốt. Tùy tình trạng sức khỏe và vấn đề mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger