Bí quyết chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh nhanh hết bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là vấn đề nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Đây là một dạng dị ứng phổ biến nhưng có nhiều phụ huynh không biết cách xử lý. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm các bí quyết chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh hiệu quả. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay có nguy hiểm không? 

Chữa nổi mề đay ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng thường bùng phát đột ngột, ồ ạt và nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày, vài tuần (mề đay cấp tính) hoặc kéo dài vài tháng và tái đi tái lại thường xuyên (mề đay mãn tính). Các chuyên gia đánh giá phần lớn các triệu chứng mề đay ở trẻ sơ sinh đều là lành tính, không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, không nên chủ quan vì mức độ mề đay nghiêm trọng, kèm theo các phản ứng như buồn nôn, sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, khó thở do phù mạch… thì rất có thể là biến chứng sốc phản vệ. 

Bí kíp đánh bay triệu chứng mề đay ở trẻ sơ sinh hiệu quả

1. Loại bỏ tác nhân dị ứng 

Tùy theo dạng dị ứng mề đay mà trẻ mắc phải là gì mà phụ huynh hãy loại bỏ thứ đó khỏi trẻ. Chẳng hạn như nổi mề đay do dị ứng thức ăn, thực phẩm, dị ứng thời tiết, dị ứng khói bụi,… 

Vì vậy, trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng đầu đời cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, nắng gió trời. Trong trường hợp bắt buộc phải đưa trẻ ra ngoài cần phải bôi kem chống nắng dành riêng cho trẻ, có chỉ số SPF 30 phù hợp, lành tính.

Gợi ý: Bệnh mề đay có di truyền không? Cách phòng tránh hiệu quả

2. Tắm gội sạch sẽ/ Sử dụng sản phẩm phù hợp

Nước giúp rửa trôi các chất dị ứng, vi khuẩn, ký sinh trùng, tạp chất bám trên da. Đồng thời, nước ấm còn giúp xoa dịu kích ứng mề đay, giảm ngứa ngáy, sưng viêm.

Tắm gội sạch sẽ/ Sử dụng sản phẩm phù hợp
Tắm gội cho trẻ sạch sẽ, giữ cho làn da khô thoáng là cách giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ sơ sinh

Một vài lưu ý như: 

  • Cho trẻ tắm nhanh khoảng 5 – 10 phút, tránh tắm quá lâu.
  • Tắm bằng nước ấm vào mùa đông hoặc nước mát vào mùa hè; 
  • Không sử dụng bất kỳ loại hóa mỹ phẩm nào;
  • Tắm xong phải lau khô người trẻ bằng khăn bông mềm mại; 

3. Chỉ cho trẻ mặc quần áo rộng, mềm

Để tránh gây kích ứng lên vùng da nổi mề đay dị ứng của trẻ sơ sinh, phụ huynh nên chọn cho con những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton. 

Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? Bác Sĩ Giải Đáp

4. Cải thiện chất lượng sữa mẹ 

Phần lớn trẻ bị nổi mề đay do sữa mẹ thường là do dị ứng với chất đạm trong các loại thực phẩm như thịt bò, sữa bò, đậu nành, hải sản, các loại đậu, hạt, trứng, cam, quýt… Ngoài ra, khi mẹ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chứa caffein như cà phê, trà, socola…, gia vị như tỏi, ớt, tiêu, hành tây… cũng có thể khiến sữa mẹ trở thành tác nhân làm trẻ bị nổi mề đay.

Cải thiện chất lượng sữa mẹ 
Người mẹ cần cải thiện chế độ ăn uống, tránh thực phẩm dị ứng để duy trì chất lượng sữa mẹ cho con bú

Mẹ cần thực hiện các bước sau để cải thiện chất lượng sữa mẹ: 

  • Thực hiện chế độ ăn kiêng tạm thời để loại bỏ chất dị ứng khỏi cơ thể trong vòng 2 – 4 tuần, nhưng vẫn phải đảm bảo ăn uống đủ chất;
  • Tiếp tục cho con bú để đánh giá xem các triệu chứng dị ứng có giảm không; 
  • Khi đã xác định được loại thực phẩm dị ứng, mẹ hãy tạm ngưng sử dụng nó ít nhất trong vòng 6 tháng hoặc đến khi trẻ 1 tuổi. 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ như: các loại rau xanh, củ quả, trái cây theo mùa giàu vitamin, khoáng chất,…

5. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc; 
  • Tập cho trẻ một số bài tập thể chất dành riêng cho trẻ sơ sinh;
  • Bổ sung các loại men vi sinh cần thiết; 

6. Vệ sinh không gian sống 

Khu vực phòng ngủ của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng và không có côn trùng trú ngụ. Thường xuyên lau dọn phòng, sàn nhà, định kỳ thay chăn, ga, gối, nệm. Diệt hết các loại côn trùng xung quanh hoặc trong nhà để loại bỏ các mầm bệnh. 

7. Giảm ngứa mề đay bằng kem dưỡng ẩm

Mẹ có thể cho trẻ sử dụng kem bôi hoặc gel dưỡng ẩm nhắm xoa dịu kích ứng trên da, giảm ngứa, giảm khô ráp, khoảng 2 lần/ ngày. 

Giảm ngứa mề đay bằng kem dưỡng ẩm
Bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là giải pháp giảm ngứa nhanh chóng

Bố mẹ cần lưu ý chọn những loại có chiết xuất organic, 100% thiên nhiên và không có chứa các chất hóa học độc hại.

Xem thêm: Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Cách xử lý đúng và hiệu quả 

8. Mẹo dân gian chữa mề đay ở trẻ sơ sinh

  • Lá khế: Đun sôi nồi nước lá khế, đổ ra chậu, pha một ít nước lạnh vào rồi tắm cho trẻ trong 5 – 10 phút, xối lại bằng nước sạch và lau khô người. 
  • Lá trà xanh: Mẹ rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, cho vào nồi nước sôi đun trong 10 phút. Chắt phần nước trà xanh ra chậu, hòa thêm nước lạnh cho nước hơi ấm là được. 
  • Lá kinh giới: Nấu sôi một nồi nước lá kinh giới, pha nước như bình thường và tiến hành tắm rửa cho bé. 
  • Gel nha đam: Bôi phần gel nha đam tươi lên vùng da nổi mề đay của con, đợi 5 – 10 phút dùng khăn ướt lau sạch. 
  • Dưa leo: Vệ sinh vùng da nổi mề đay của trẻ, dưa leo rửa sạch, cắt lát hoặc giã nát đắp lên da. Để yên trong vòng 10 – 15 phút, rửa sạch lại bằng nước mát.
  • Cây dền gai: Đối với người lớn, có thể kết hợp với rau sam, lá hẹ để giã nát đắp lên da, nhưng với trẻ sơ sinh, nên đun sôi lấy nước tắm là tốt nhất.
Mẹo dân gian chữa mề đay ở trẻ sơ sinh
Dùng lá kinh giới nấu nước tắm để chữa nổi mề đay cho trẻ sơ sinh là mẹo dân gian hiệu quả, lành tính

9. Trị mề đay ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây 

Thuốc siro

  • Siro mề đay Phenergan
  • Siro Brady
  • Siro Boganic Kid
  • Siro Aerius
  • Siro Rinofil
Chữa nổi mề đay ở trẻ sơ sinh
Siro là dạng thuốc được dùng phổ biến để chữa mề đay cho trẻ sơ sinh

Thuốc bôi ngoài da

  • Kem bôi Phenergan
  • Kem bôi Hydrocortisone 1%
  • Kem bôi Eumovate

Lưu ý khi dùng thuốc

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
  • Không phải loại thuốc dạng siro nào trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng được, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia. 
  • Sử dụng đúng liều và thời gian quy định, không lạm dụng để tránh tác dụng phụ. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cho trẻ, nếu phát sinh bất kỳ tác dụng phụ ngoài ý muốn nào, hãy ngưng lại và thông báo cho bác sĩ.

Trên đây là 9 bí quyết chữa nổi mề đay hiệu quả bố mẹ nên áp dụng ngay cho em bé sơ sinh nhà mình. Trong quá trình thực hiện nên quan sát, theo dõi trẻ thật kỹ và thường xuyên trao đổi với chuyên gia, bác sĩ để có những chỉ dẫn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger