Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Dấu hiệu và Mẹo xử lý đúng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng dị ứng khá phổ biến. Xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các hoạt chất dị ứng trong các loại thức ăn. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là bệnh gì? Cơ chế bệnh sinh

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là bệnh gì? Cơ chế bệnh sinh
Hải sản là một trong những loại thức ăn cơ thể dễ dị ứng và gây nổi mề đay

Theo các chuyên gia, dị ứng thức ăn nổi mề đay là hiện tượng hệ miễn dịch nhận diện nhầm lẫn các chất có trong thực phẩm được nạp vào cơ thể là dị nguyên có hại cho, thường là protein. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ kích thích sản sinh bạch cầu nhằm chống lại dị nguyên, gây ra phản ứng dị ứng. 

Cụ thể cơ chế bệnh sinh như sau:

  • Thức ăn dị ứng khiến cơ thể phản ứng quá mức, sản sinh nhiều histamine và chất trung gian. Chúng tác động lên mạch máu, làm giãn thành mạch, tăng tính thấm của thành mạch… Hậu quả là gây ứ đọng, tích tục độc tố dị ứng, xung huyết, phù nề cục bộ hoặc toàn thân, làm tăng co thắt cơ trơn… 
  • Một số nghiên cứu khác còn cho thấy protein dị ứng có tính bền với nhiệt, nên khi vào trong dạ dày không bị phân hủy bởi enzyme và axit tiêu hóa. Do đó, sau khi ăn vào trong cơ thể chúng sẽ giữ nguyên cấu trúc, chuyển hóa hấp thụ vào máu và làm phát sinh các triệu chứng dị ứng. 

Xem thêm: Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Chuyên gia giải đáp

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mề đay do dị ứng thức ăn

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mề đay do dị ứng thức ăn
Trẻ nhỏ lần đầu ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng trong trạng thái hệ miễn dịch yếu kém rất dễ bị dị ứng thức ăn nổi mề đay
  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao hơn người trưởng thành.
  • Di truyền: Dị ứng thức ăn nổi mề đay có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
  • Suy giảm chức năng nội tạng: Nếu các cơ quan nội tạng này bị suy giảm chức năng, dưỡng chất được hấp thu nhưng không chuyển hóa được hết sẽ tích tụ trong cơ thể làm kích phát phản ứng dị ứng mề đay. 
  • Sự tác động của môi trường: Những người sống trong môi trường có điều kiện sống tồi tàn, ô nhiễm thường có hệ miễn dịch nhạy cảm và dễ bị dị ứng thức ăn dẫn đến nổi mề đay. 

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do dị ứng thức ăn

  • Da nổi các nốt mẩn đỏ, sưng phù giống như vết mũi cắn, phồng to và lan rộng hơn do gãi mạnh;
  • Các tổn thương ngoài da xuất hiện nhiều hoặc ít tùy theo mức độ phản ứng của cơ thể;
  • Kèm theo tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy lúc âm ỉ, lúc dữ dội, thậm chí ngứa dai dẳng;
Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do dị ứng thức ăn
Các nốt mẩn đỏ, da sưng phù ngứa ngáy thường xuất hiện sau khoảng vài phút kể từ ăn thực phẩm dị ứng

Người bị dị ứng thức ăn còn phải chịu một số triệu chứng liên quan khác như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy hoặc các triệu chứng toàn thân như nổi mề đay khó thở, sưng toàn bộ mặt, lưỡi và sưng tấy cổ mửa. 

Gợi ý: 6 biến chứng của bệnh mề đay nguy hiểm bạn nên lưu ý

Bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Bệnh dị ứng thức ăn gây nổi mề đay không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng của nó lại gây nhiều phiền toái cho sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng bùng phát cấp đột ngột và không can thiệp điều trị kịp thời, hoặc chủ quan không điều trị có thể gây ra một số biến chứng sau: 

  • Da thâm nhiễm, dày sừng và sậm màu, ngứa ngáy.
  • Biến chứng chàm hóa mề đay. Sau khi khỏi chúng có thể để lại nhiều vết sẹo trên da, tăng nguy cơ bội nhiễm. 
  • Dị ứng thức ăn làm tăng nồng đồ IgE trong cơ thể, xuất hiện nhiều biến chứng da liễu khác như chàm, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng… 

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng thức ăn nổi mề đay hiệu quả

1. Cách kiểm soát triệu chứng mề đay cấp do dị ứng thức ăn 

Loại bỏ thực phẩm dị ứng 

Để xác định được loại thực phẩm gây dị ứng, bạn cần rà soát lại kỹ xem những loại thực phẩm nào mình đã từng ăn hoặc thiết lập thực đơn riêng (ít nhất trong vòng 1 tuần) để tìm xem loại thực phẩm dị ứng đó là gì và loại bỏ nó ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. 

Cách kiểm soát triệu chứng mề đay cấp do dị ứng thức ăn 
Thực hiện lịch ăn uống cụ thể ít nhất trong vòng 1 tuần để xác định loại thực phẩm dị ứng và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn

Một số loại thực phẩm dị ứng thường gặp như: 

  • Đậu phộng; 
  • Các món ăn từ thịt bò giàu đạm;
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa;
  • Đồ uống có màu đậm như cà phê, coca, trà;
  • Hải sản có vỏ;
  • Trái cây chua hoặc các loại nước ép; 

Xử lý tại chỗ

  • Móc họng cho nôn ra: Đây là thủ thuật đơn giản giúp bạn nôn ra những thực phẩm vừa ăn. 
  • Súc miệng nước muối ấm: Sau khi nôn xong, bạn pha một ly nước muối ấm pha loãng để súc miệng. 
  • Uống nước ấm: Cuối cùng là uống 1 ly nước ấm để giảm mùi vị khó chịu bên trong miệng.

Nếu các triệu chứng không bớt, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp. 

Mẹo giảm mề đay mẩn ngứa ngoài da

Cách kiểm soát triệu chứng mề đay cấp do dị ứng thức ăn 
Bôi kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả khi bùng phát mề đay dị ứng đột ngột
  • Chườm đá lạnh: Bạn dùng một tấm vải mỏng bọc đá lạnh và chườm lên vùng da mề đay trong khoảng 10 phút. Tuy hiệu quả cách này chỉ có tác dụng tạm thời.
  • Tắm các dung dịch chống ngứa: Sử dụng một số nguyên liệu lành tính có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa mề đay như baking soda, muối tắm, bột yến mạch… 
  • Tránh dùng sản phẩm kích ứng da: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, chiết xuất organic, không chứa hương liệu. 
  • Luôn giữ cho cơ thể mát mẻ: Cần tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, mặc quần áo rộng rãi và tắm nước mát mỗi ngày. 
  • Tránh gãi ngứa: Thay vào đó, hãy thay bằng các cách giảm ngứa tự nhiên khác an toàn hơn. 
  • Bôi tinh dầu tràm trà: Bạn có thể cho tinh dầu tràm trà vào nước tắm hoặc pha loãng rồi bôi lên vùng da mề đay ngứa ngáy sau khi tắm để cải thiện triệu chứng. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cách kiểm soát triệu chứng mề đay cấp do dị ứng thức ăn 
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tránh thực phẩm dị ứng và bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, hỗ trợ giảm dị ứng

Thực phẩm nên ăn

  • Cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích… 
  • Rau xanh, trái cây
  • Các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ…
  • Các loại thực phẩm màu đỏ và tím như các loại quả mọng, quả anh đào, nho đỏ tím, củ cải đường…  
  • Các loại thực phẩm giàu magiê như hạnh nhân, hạt điều, cám lúa mì, tảo… 
  • Sữa chua và các sản phẩm có chứa lợi khuẩn. 
  • Rượu vang đỏ

Thực phẩm không nên ăn

  • Giảm đường, muối
  • Các loại thực phẩm dị ứng như hải sản, thịt bò, đậu phộng, trứng, sữa… 
  • Thực phẩm giàu đạm như thịt bò, cá biển, tôm, cua… 
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây
Certirizin là thuốc trị mề đay dị ứng thức ăn thuộc nhóm kháng Histamin H1 có tác dụng giảm triệu chứng bệnh

Dưới đây là một số loại thuốc trị dị ứng thức ăn gây nổi mề đay như:

  • Thuốc kháng histamine H1
    • Các loại thuốc ethylendiamin như Tripelennamine và Pyrilamine giúp an thần và gây tê tại chỗ. 
    • Các piperazine như meclizine, cyclizine, certizine, hydroxyzine… có tác dụng chống nôn và xoa dịu kích ứng mề đay. 
    • Các alkylamin như chlopheniramin, rompheniramin… có tác dụng chống dị ứng nhẹ. 
    • Các phenothiazin là thuốc kháng histamin H1 mạnh nhất trong tất cả các loại trên. 
    • Các piperidin như loratadine, terfenadin, astemizol, azatadine, levocabastine, cycloheptadin… giúp xoa dịu kích ứng dị ứng thức ăn mề đay mức độ trung bình. 
  • Nhóm thuốc Epinephrine: Có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, ức chế khả năng cảm thụ triệu chứng khó chịu. 
  • Thuốc dạng tiêm: Để điều trị nổi mề đay do dị ứng thức ăn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chữa hen suyễn dạng tiêm như Omalizumab. 
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Để tăng hiệu quả điều trị, cải thiện các triệu chứng ngoài da mề đay do dị ứng thức ăn, bác sĩ sẽ chỉ định Glycerin, Menthol, Zinc… 

Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc trị dị ứng thức ăn gây mề đay đều có thể gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

Tham khảo thêm: Bí quyết chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh chóng

3. Sử dụng thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên
Gel nha đam giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm và dưỡng ẩm da, cải thiện tổn thương mề đay do dị ứng thức ăn
  • Tắm lá trà xanh, lá khế tươi: Bạn đun sôi lá khế hoặc lá trà xanh đã được rửa sạch, đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh dùng để tắm. 
  • Bôi gel nha đam: Rửa sạch vùng da bị mề đay dị ứng, bôi gel nha đam lên da, để yên trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước. 
  • Đắp bã lá bạc hà: Rửa sạch vùng da bị bệnh, đắp bã lá bạc hà lên, đợi khoảng 15 – 20 phút sau rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ ngày. 

Phòng ngừa dị ứng thức ăn gây nổi mề đay 

  • Khi đã xác định loại thức ăn dị ứng, hãy loại bỏ chúng vĩnh viễn khỏi thực đơn ăn uống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không dinh dưỡng. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi ăn.
  • Khi đi ăn ở nhà hàng, quán ăn bên ngoài, hãy thông báo cho nhân viên biết việc bạn dị ứng với một loại thực phẩm nào đó có trong món ăn để họ loại bỏ.
  • Nếu bản thân có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng, hãy luôn mang theo thuốc dị ứng bên người. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là phản ứng ngoài da bình thường để chống lại tác nhân dị ứng trong thực phẩm. Dù không quá nguy hiểm nhưng cũng hãy kiểm soát nó nhanh nhất có thể. Trong trường hợp nặng hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger