Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trẻ bị nổi mề đay là hiện tượng phát sinh dị ứng mẩn ngứa trên da do tiếp xúc với các dị nguyên lạ. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào? 

Trẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nổi mề đay nhất, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. 

Trẻ bị nổi mề đay là bệnh gì? 
Nổi mề đay là căn bệnh nhiều đứa trẻ gặp phải và không quá nguy hiểm

Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Khi cơ thể tiếp xúc hoặc dung nạp dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng như một chất lạ có hại cho cơ thể của trẻ và bắt đầu phóng thích ra kháng nguyên để chống lại. Tuy nhiên, quá trình vô tình tạo ra chất trung gian là histamin, chất này tích tụ dưới da và gây ra hàng loại các triệu chứng, biểu hiện mề đay. 

Trẻ bị nổi mề đay thường bị toàn thân do diện tích da trên cơ thể vẫn còn ít, các tổn thương dễ lây lan. 

Xem thêm: Bị nổi mề đay liên tục nên điều trị như thế nào hiệu quả?

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Di truyền

Thông qua nhiều nghiên cứu tại các bệnh viện Da liễu lớn, mề đay có đặc tính di truyền. Hiểu đơn giản là nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em bị mề đay thì nguy cơ thế hệ sau, đời con sau khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. 

Hệ miễn dịch yếu kém

Hầu hết mọi đứa trẻ đều có hệ miễn dịch yếu và đang trong quá trình hoàn thiện. Việc tiếp xúc lần đầu với các tác nhân lạ khiến hệ miễn dịch nhận diện là yếu tố gây hại và bắt đầu phát sinh các phản ứng dị ứng.

Hệ miễn dịch yếu kém
Hệ miễn dịch yếu kém là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay ở trẻ

Hệ miễn dịch của mỗi đứa trẻ thường khác nhau tùy theo môi trường sống, chế độ ăn uống và cơ địa. Cùng là một dị nguyên nhưng có trẻ lại dị ứng, có trẻ lại không sao.

Xem thêm: Nguyên Nhân Trẻ Bị Mẩn Ngứa Mùa Hè Và Cách Chữa Trị An Toàn

Các yếu tố/ tác nhân dị nguyên khác 

Dị ứng với các dị nguyên trong không khí

Trong không khí tồn tại rất nhiều dị nguyên có khả năng kích phát dị ứng nổi mề đay như bụi bặm, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất, khí rác thải công nghiệp… Trẻ nhỏ khi hít phải những dị nguyên này sẽ khiến làn da nổi các nốt mẩn đỏ, sưng phù, phát ban, ửng đỏ ngay lập tức.

Dị ứng mỹ phẩm 

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Việc cho trẻ sử dụng sản phẩm không phù hợp khiến da trẻ dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa mề đay. 

Dị ứng sữa tắm

Ngoài mỹ phẩm thì sữa tắm cũng là sản phẩm cần chú ý chọn lựa loại phù hợp với làn da của trẻ để tránh tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ, mề đay ngứa ngáy. 

Dị ứng thức ăn

Trẻ em rất dễ bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, nhất là đối với những loại thực phẩm nhiều protein như hải sản, đậu phộng, thịt bò, sữa hạt… hoặc dị ứng sữa mẹ, sữa công thức do chứa các chất lạ. 

Các yếu tố/ tác nhân dị nguyên khác 
Dị ứng thức ăn là tác nhân dị ứng phổ biến nhất khiến trẻ bị nổi mề đay

Chất liệu quần áo 

Việc cho trẻ mặc những bộ quần áo quá chật, bó sát vào người hay chất liệu vải không thấm hút mồ hôi tốt sẽ khó tránh khỏi tình trạng da bị kích ứng, phát sinh nổi mề đay ngứa ngáy. 

Nệm, mền, gối ngủ không sạch sẽ

Nếu phụ huynh không thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các loại vật dụng ngủ sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát mề đay mẩn ngứa và các tổn thương ngoài da khác.  

Mề đay tự phát

Y học cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị mề đay tự phát hay còn gọi là mề đay vô căn. Tức phát bệnh đột ngột nhưng không xác định rõ được nguyên nhân là gì. 

Các chuyên gia cho biết, bệnh nổi mề đay còn được gọi là Phong chẩn khối hay Tẩm ma chẩn. Căn nguyên gây bệnh là do:

  • Các yếu tố ngoại nhân: Liên quan chủ yếu đến các tố như phong nhiệt, phong hàn. Tức bố mẹ cho trẻ tiếp xúc lâu với môi trường có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Suy giảm chức năng tạng phủ trong cơ thể: Chức năng gan, thận của trẻ nhỏ thường hoạt động kém, đặc biệt khi có bệnh hoặc vì một lý do nào đó khiến chức năng 2 tạng này suy giảm.
  • Vệ khí bất hòa: Sự tấn công của các yếu tố ngoại tà trong tình trạng miễn dịch của trẻ suy yếu khiến tuần hoàn máu kém, uất tích ở bì phu.
  • Tà khí mạnh hơn chính khí: Khi tà khí mạnh, chính khí yếu sẽ khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể.

Gợi ý: Nổi Mề Đay Xức Dầu Được Không? Bác Sĩ Giải Đáp 

Các cấp độ và dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở trẻ em 

  • Mề đay cấp tính: Không có dấu hiệu báo trước. Thường kéo dài vài tiếng, vài ngày và tối đa 6 tuần là khỏi hẳn. Bệnh có thể tự khỏi nhanh chóng.
  • Mề đay mãn tính: Các triệu chứng bệnh thường kéo dài trên 6 tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm liền. Chỉ có thể chữa khỏi triệu chứng và tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một vài biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ bị nổi mề đay như:

Các cấp độ và dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở trẻ em 
Da trẻ nổi mẩn đỏ, phù nề và ngứa ngáy là các triệu chứng đặc trưng khi nổi mề đay
  • Trên da xuất hiện các nốt sẩn màu đỏ, màu hồng với nhiều kích thước khác nhau. Sau một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
  • Xuất hiện từng mảng da sưng phù, gồ lên khỏi bề mặt da, bờ tròn, sờ vào có cảm giác cứng chắc, ấn xuống chuyển sang màu trắng và có ranh giới rõ ràng.
  • Châm chích khó chịu và ngứa ngáy trên da. 
  • Đối với trẻ nhỏ trên 8 tháng thường xuất hiện thêm cảm giác nóng rát, đau nhức da. Còn trẻ trên 5 tuổi bị mề đay có thể kèm theo hiện tượng phù mạch, sưng mắt, mũi miệng, cơ quan sinh dục… 

Trẻ bị bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến và hầu hết các trường hợp bị bệnh đều không quá nguy hiểm do các triệu chứng bệnh khá lành tính, dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên, có một số ít trẻ bị mề đay nghiêm trọng do dị ứng nặng hoặc cơ địa quá mẫn, bệnh tiến triển nhanh chóng cộng với lơ là điều trị làm phát sinh hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: 

Trẻ bị bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Nổi mề đay ngứa ngáy khiến trẻ bỏ ăn, ngủ không ngon, quấy khóc và chậm phát triển
  • Trầy xước, nhiễm trùng da
  • Trẻ còi cọc, chậm phát triển
  • Phát sinh các bệnh lý khác như viêm thận, viêm gan, suy thận… rất đáng lo ngại.
  • Suy hô hấp, khó thở, thậm chí sốc phản vệ, ảnh hưởng đến tính mạng. 

Phương pháp chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ hiệu quả 

1. Cách chăm sóc trẻ bị mề đay tại nhà

  • Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ: Chỉ tắm bằng nước ấm, tắm nhanh trong vòng 5 – 10 phút, không chà xát mạnh bạo lên vùng da mề đay. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Bôi kem dưỡng ẩm lên da trẻ như một cách hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả, giảm ngứa.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Ăn uống đủ chất: Bổ sung các loại rau củ quả có tính mát, giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể như rau má, mồng tơi, rau ngót, mướp đắng…
  • Không cho trẻ gãi ngứa: Chỉ cần không tác động cào gãi lên da sẽ giúp các tổn thương có thời gian phục hồi và lành lại. 
Cách chăm sóc trẻ bị mề đay tại nhà
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và bôi kem dưỡng ẩm da khi bị nổi mề đay

Tham khảo thêm: Mề Đay Sắc Tố: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

2. Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian

Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian
Tắm nước lá khế là mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ hiệu quả
  • Tắm bột yến mạch
  • Chườm lạnh
  • Bôi giấm táo
  • Tắm nước lá khế

Lưu ý: Điều trị mề đay cho trẻ bằng mẹo dân gian chỉ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không có khả năng chữa bệnh tận gốc.

3. Điều trị bằng thuốc Tây

Hầu hết các loại thuốc trị mề đay cho trẻ là thuốc bôi hoặc thuốc uống liều thấp chứa thành phần kháng histamin, corticoid… như:

  • Thuốc bôi Phenergan 
  • Kem bôi Eumovate
  • Siro trị mề đay Benaryl 
  • Kem bôi Rokoito
  • Thuốc uống Cetirizine
  • Thuốc Fexodenadine
  • Thuốc Loratadine
  • Thuốc Chlorpheniramine
  • Thuốc Hydroxyzine
  • Thuốc Cimetidine

Lưu ý: Trẻ em dùng thuốc Tây cần chú ý về tác dụng phụ của thuốc. Phụ huynh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng khuyến cáo, không tăng giảm liều bất thường.

Biện pháp phòng ngừa chứng nổi mề đay ở trẻ nhỏ

  • Chủ động giữ ấm kỹ lưỡng cho trẻ.
  • Che chắn cẩn thận khi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi giải trí thoải mái ngoài trời giúp rèn luyện hệ miễn dịch của con làm quen với nhiều dị nguyên thông thường.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
  • Vận động vui chơi tích cực, thoải mái tinh thần, ngủ đủ giấc.
  • Quan sát kỹ những thay đổi của trẻ hàng ngày và thăm khám khi cần thiết.
Biện pháp phòng ngừa chứng nổi mề đay ở trẻ nhỏ
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc sớm với môi trường để hệ miễn dịch làm quen, giảm nguy cơ bị nổi mề đay

Nổi mề đay ở trẻ em là căn bệnh phổ biến và cũng không quá nguy hiểm, có thể điều trị được bằng cách bảo vệ trẻ tránh xa khỏi dị nguyên và chăm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng do dị ứng quá mức cần phải nhập viện điều trị càng sớm càng tốt để ngăn các biến chứng khó lường, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger