Mề đay cấp ở trẻ em: Cách nhận biết và cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mề đay cấp ở trẻ em là tình trạng xuất hiện các tổn thương phát ban ngoài da. Vậy mề đay cấp ở trẻ do nguyên nhân nào gây ra, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? 

Như thế nào là mề đay cấp ở trẻ em?

Như thế nào là mề đay cấp ở trẻ em?
Mề đay cấp ở trẻ em là hiện tượng khởi phát đột ngột các triệu chứng dị ứng ngoài da ngay khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng

Mề đay cấp ở trẻ là tình trạng bùng phát các triệu chứng mẩn đỏ, sẩn ngứa trên da đột ngột, ồ ạt tại một thời điểm. Phần lớn trẻ bị mề đay cấp thường kéo dài dưới 6 tuần và sau khoảng 24 – 48 tiếng, triệu chứng ngoài da sẽ mất hẳn.

Khác với mề đay mãn tính là các triệu chứng bùng phát chậm, từ từ nhưng tiến triển bệnh lại rất dai dẳng trong suốt thời gian dài. 

Xem thêm: Thuốc chữa mề đay cấp tính – Các loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng

Nguyên nhân khởi phát các triệu chứng mề đay cấp ở trẻ nhỏ

Theo nhận định của các chuyên gia, mề đay cấp tính hay mề đay mãn tính đều có liên quan đến việc sản sinh quá mức hoạt chất trung gian histamin trong cơ thể thông qua một cơ chế phản ứng dị ứng hết sức phức tạp. 

Các triệu chứng mề đay có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và dị ứng với dị nguyên do hệ miễn dịch kém.

Nguyên nhân khởi phát các triệu chứng mề đay cấp ở trẻ nhỏ
Dị ứng thức ăn và dị ứng sữa là 2 yếu tố nguyên nhân kích ứng cơ chế dị ứng và bùng phát triệu chứng mề đay cấp

Một số yếu tố dị ứng/ dị nguyên có khả năng gây nổi mề đay cấp như:

  • Dị ứng thức ăn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nổi mề đay cấp mẩn ngứa ở trẻ. 
  • Yếu tố vật lý: Một số tác nhân vật lý như nhiệt độ nóng, lạnh quá mức, đổ mồ hôi, da tiếp xúc với gió trời, tia cực tím,… cũng có thể gây ra mề đay cấp đột ngột. 
  • Yếu tố cơ học: Trẻ vô tình hoặc cố ý tác động mạnh lên da bằng các hành động như cào gãi, chà xát hoặc dùng vật cứng, sắc nhọn đè lên da… Một số trường hợp có thể gọi đây là bệnh mề đay da vẽ nổi
  • Côn trùng cắn hoặc mủ thực vật: Làn da tiếp xúc trực tiếp với mủ thực vật từ các loại cây có nhựa độc hoặc nọc độc côn trùng dẫn đến các kích thích tại chỗ, bùng phát mề đay.
  • Các yếu tố nguyên nhân khác: Tâm lý bất ổn, suy nhược cơ thể do học tập, vui chơi quá sức, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm khuẩn cấp, nhiễm ký sinh trùng… 

Dấu hiệu nhận biết mề đay cấp ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết mề đay cấp ở trẻ
Những đột bùng phát mề đay cấp khiến làn da non nớt của trẻ nổi mẩn đỏ, phát ban, sẩn ngứa khó chịu, lây lan toàn thân
  • Trên da xuất hiện các nốt sẩn đỏ, hồng với nhiều kích thước; 
  • Phù da, gồ lên trên với bờ viền cứng, có ranh giới rõ ràng, ấn vào chuyển màu trắng; 
  • Tùy theo nguyên nhân mà các tổn thương có thể khu trú hoặc lan rộng khiến trẻ nổi mề đay khắp người
  • Đối với những trẻ lớn từ 5 – 7 tuổi thường đi kèm theo cảm giác nóng rát trên da, nhưng sau đó thuyên giảm và thay thế bằng những cơn ngứa ngáy dữ dội; 
  • Một số ít gây phù mạch có thể dẫn đến sưng phù mí mắt, môi, bộ phận sinh dục…; 
  • Trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú, khó ngủ, nhất là vào ban đêm;

Gợi ý: 5 Dấu Hiệu Bị Nổi Mề Đay Do Giun Sán – Thông Tin Bạn Cần Biết

Trẻ bị mề đay cấp có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp trẻ bị nổi mề đay cấp thường có các triệu chứng lành tính và tự khỏi sau thời gian ngắn. Sự phiền toái duy nhất mà nó mang lại là những cơn ngứa ngáy dữ dội.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nổi mề đay lại là yếu tố góp phần phát triển sốc phản vệ – 1 dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bố mẹ cần chú ý quan sát trẻ thật kỹ và đưa đi cấp cứu kịp thời. 

Cách chẩn đoán bệnh mề đay cấp ở trẻ

Nếu trẻ đến bệnh viện trong trạng thái sức khỏe ổn định sẽ được chẩn đoán dựa trên điều tra tiền sử bệnh. 

Cách chẩn đoán bệnh mề đay cấp ở trẻ
Chẩn đoán mề đay cấp ở trẻ thường thông qua các triệu chứng lâm sàng, phân tích di truyền, xét nghiệm chẩn đoán phân biệt

Sau đó, nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng thuốc hoặc thực phẩm, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ thực hiện xét nghiệm chích da hoặc xét nghiệm immunoglobulin E (IgE). Ngoài ra, cần tiến hành chẩn đoán phân biệt mề đay cấp với các vấn đề hoặc bệnh lý da liễu khác như: 

  • Viêm da tiếp xúc
  • Bị côn trùng cắn
  • Viêm mạch vành
  • Phát ban đỏ đa dạng

Phương pháp điều trị bệnh mề đay cấp cho trẻ em 

1. Kiểm soát triệu chứng bằng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin giúp ức chế quá trình tăng tiết và phóng thích histamin tích tụ dưới da, từ đó làm giảm nhẹ các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. 

Kiểm soát triệu chứng bằng thuốc kháng histamin
Dùng thuốc trị mề đay cấp cho trẻ tùy theo độ tuổi mà sử dụng các dạng bào chế khác nhau

Liều dùng phù hợp với từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Dùng theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám;
  • Trẻ từ 6 tháng – dưới 2 tuổi: Dùng liều 1ml/ 4kg x 2 lần/ngày dạng dung dịch siro uống (Cetirizine, Fexofenadine, Desloratadin); 
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Ngoài 3 loại thuốc trên có thể thay thế bằng Clarityne. Liều dùng khuyến cáo 2.5ml, uống 2 lần/ ngày. Có thể sử dụng dạng viên nhưng phải nghiền nhuyễn ra.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi trở lên: Dùng thuốc viên với liều 10mg 1 lần/ ngày hoặc dùng 10ml dung dịch siro uống 1 lần/ ngày. Ngoài 4 loại thuốc trên, có thể thay thế bằng Levocetirizin. 

Lưu ý:

  • Trường hợp cơ thể trẻ không đáp ứng với nhóm thuốc kháng histamin, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng Prednisolone dạng uống.
  • Trường hợp trẻ bùng phát các triệu chứng mề đay cấp đột ngột, cần được đưa đến bệnh viện ngay để được cấp cứu.
  • Chú ý các tác dụng phụ của trẻ sau khi dùng thuốc kháng histamin.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc quá liều đến mức ngộ độc.

Tham khảo thêm: Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay Và Xử Lý Như Thế Nào Hiệu Quả

2. Chăm sóc tại nhà giảm triệu chứng

Chăm sóc tại nhà giảm triệu chứng
Trẻ nổi mề đay cấp có thể dễ dàng cải thiện các triệu chứng ngoài da thông qua chế độ ăn uống phù hợp
  • Chườm lạnh/ tắm nước mát: Chườm khoảng 5 – 10 phút, sau đó cho trẻ tắm nước mát với điều kiện đang trong thời tiết nóng nực. 
  • Tắm bột yến mạch: Mẹ có thể tìm mua yến mạch dạng keo dễ hòa tan trong nước để pha nước tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần. 
  • Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp quá trình đào thải độc tố trong cơ thể, giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên da.  
  • Mặc quần áo rộng rãi: Hãy chọn lựa cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Đặc biệt, ưu tiên những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như chất xơ, vitamin A, E, C.
  • Hạn chế vận động vào thời điểm nắng nóng: Cần kiểm soát để tránh việc trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài nắng gây đổ nhiều mồ hôi gây mề đay Cholinergic. 

3. Áp dụng các mẹo chữa theo dân gian

Áp dụng các mẹo chữa theo dân gian
Gel nha đam lành tính, phù hợp với làn da bị tổn thương do nổi mề đay cấp ở trẻ, giảm ngứa ngáy và xoa dịu kích ứng
  • Nha đam: Mẹ có thể dùng gel nha đam tươi bôi lên vùng da nổi mề đay của trẻ, massage nhẹ nhàng. Để yên 5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. 
  • Lá khế: Mẹ nấu một nồi lá khế, chắt nước ra chậu, hòa thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước và tắm cho con. 
  • Lá kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, cho vào nồi đun sôi lên, chắt phần nước lá ra chậu, pha thêm nước lạnh và dùng để tắm cho trẻ. 
  • Lá sài đất: Tương tự như các cách thực hiện khác, mẹ nấu nước lá sài đất để tắm cho trẻ. 

Các mẹo chữa mề đay cho trẻ chỉ phù hợp áp dụng với những trường hợp bị nhẹ. 

Biện pháp phòng ngừa mề đay cấp ở trẻ 

Biện pháp phòng ngừa mề đay cấp ở trẻ 
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường từ sớm giúp rèn luyện hệ miễn dịch khỏe mạnh và không dễ bùng phát mề đay cấp
  • Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, giải trí, tiếp xúc với các yếu tố môi trường như nắng, gió, mưa ở mức độ vừa phải ngay từ những năm tháng đầu đời để hệ miễn dịch làm quen với chúng. 
  • Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng bẩm sinh do di truyền từ ông bà, bố mẹ, cần tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên hoặc che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài. 
  • Tắm gội cho trẻ hàng ngày. Chỉ sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, organic 100%. 
  • Vệ sinh tai – mũi – họng của con mỗi ngày.
  • Dọn dẹp vệ sinh không gian sống của trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất. Một lưu ý nhỏ dành cho các bậc phụ huynh đó là tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, dù là chỉ thử qua. 
  • Cho trẻ sổ giun định kỳ 6 tháng/ lần và thăm khám sức khỏe tổng quát theo lịch của bác sĩ. 

Bệnh nổi mề đay cấp ở trẻ không chỉ gây ra nhiều phiền toái về sức khỏe, ngứa ngáy khiến trẻ mất ăn mất ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có cách phòng ngừa hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger