5 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y hiệu quả, an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp trị bệnh có tính an toàn cao và phát huy hiệu quả rõ rệt sau một thời gian sử dụng. Tùy theo từng thể bệnh và cấp độ thoát vị đĩa đệm khác nhau mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Chứng thoát vị đĩa đệm theo YHCT khởi phát do các yếu tố phong thấp hàn tà cộng với tắc nghẽn khí huyết

Đông y chữa thoát vị đĩa đệm có thực sự hiệu quả không? 

Theo góc nhìn trong YHCT, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khởi phát bởi tình trạng ứ đọng khí huyết và tắc nghẽn tuần hoàn máu. Khi máu không lưu thông đến các khớp xương, cột sống, đĩa đệm trong thời gian dài dẫn đến suy giảm chức năng, thay đổi cấu trúc.

Cộng với sự xâm nhập của các yếu tố phong, thấp, hàn, tà… khiến cơ thể suy yếu, giảm khả năng tái tạo khí huyết, suy giảm chức năng tạng phủ và phát sinh các triệu chứng bệnh đột ngột, dữ dội.

Thông qua bước quan sát triệu chứng, kiểm tra thực thể, kết hợp khai thác tiền sử bệnh cá nhân, thầy thuốc sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về căn nguyên và mức độ thoát vị đĩa đệm. Đồng thời xây dựng phác đồ điều trị theo Đông y dựa theo nguyên tắc khắc chế căn nguyên bệnh sinh và thể bệnh từng người. Chẳng hạn như: 

  • Nếu do ứ huyết => áp dụng các giải pháp hoạt huyết, hành khí, thúc đẩy tuần hoàn máu;
  • Nếu do tạng hư => áp dụng các biện pháp bổ tạng, thường là bồi dưỡng chức năng thận, gan, tim mạch…; 
  • Nếu do hàn thấp => áp dụng các giải pháp tán hàn; 
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Chữa thoát vị đĩa đệm theo Đông y an toàn, lành tính hơn so với dùng thuốc Tây

Mỗi thể bệnh sẽ được chỉ định sử dụng bài thuốc hoặc các biện pháp điều trị khác nhau như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Sự kết hợp này vừa giúp bồi dưỡng bên trong cơ thể vừa tác động cải thiện chức năng cột sống từ bên ngoài. Nhờ đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh dứt điểm, duy trì hiệu quả dài lâu, phòng ngừa tái phát và ngăn các biến chứng khó lường.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp hoàn toàn khác biệt khi vừa chữa bệnh vừa cải thiện sức khỏe tổng quát. So với các phác đồ dùng thuốc Tây, phác đồ điều trị theo Đông y có thể áp dụng lâu dài mà hiếm khi hoặc hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này, phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Quá trình điều trị lâu, mất nhiều thời gian mới có kết quả, không phát huy tác dụng nhanh chóng như khi dùng thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm;
  • Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao về lĩnh vực YHCT, chẩn đoán và xây dựng lộ trình điều trị chính xác với từng trường hợp bệnh;
  • Chỉ phù hợp với những người bị thoát vị đĩa đệm gây ra bởi các yếu tố rủi ro thông thường. Còn những trường hợp chấn thương do va chạm mạnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… tốt nhất nên cân nhắc mổ thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo Đông y hiệu quả 

Hiện nay, YHCT có rất nhiều biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Nhìn chung được chia làm 2 nhóm chính gồm các phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc, với 5 cách chính gồm:

1. Các phương pháp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

YHCT ghi nhận rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc hiệu quả như châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ, diện chẩn… Tuy nhiên, cần lưu ý những cách này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, giảm nhẹ tổn thương, hỗ trợ kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa biến chứng. 

# Châm cứu 

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là liệu pháp Đông y được áp dụng rất phổ biến vì tính hiệu quả cao. Kỹ thuật châm cứu trực tiếp vào huyệt đạo có tác dụng giảm đau và sưng viêm nhanh chóng, thúc đẩy tuần hoàn máu. 

Tác động đúng cách vào huyệt đạo cũng giúp ức chế quá trình lão hóa xương khớp, phục hồi cấu trúc và chức năng đĩa đệm, tăng sức mạnh cơ xương khớp nói chung. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là liệu pháp Đông y phổ biến và hiệu nghiệm

Cách thực hiện:

  • Châm cứu: Sử dụng kim chuyên dụng để châm trực tiếp vào vị trí các huyệt vị được xác định trước trên cơ thể. Trong đó, các huyệt vị phổ biến nhất là Đại trường du, Ủy trung, Mệnh môn, Thận du và Dương quan. 
  • Cứu ngải: Cây ngải cứu kết hợp với một số vị thuốc dược liệu khác, được sơ chế và chưng cất tạo tạo thành cứu ngải. Sử dụng cứu ngải bằng cách đốt nóng một đầu và hơ xung quanh vị trí vừa châm cứu, cách da một khoảng để tránh gây bỏng. Mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. 

# Xoa bóp bấm huyệt 

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp được thực hiện bằng các thủ thuật xoa, day, ấn, bấm… tại các huyệt đạo nhất định bên ngoài da. Tác dụng kích thích tuần hoàn khí huyết, giảm đau, giảm sưng viêm. Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm cột sống bị tổn thương, nâng cao sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp. 

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm sấp trên giường bệnh, thả lỏng và thư giãn toàn bộ cơ thể. Người thực hiện tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích làm giãn các cơ vùng cổ, lưng, mông, làm nóng cơ thể. 
  • Bước 2: Xác định trước vị trí các huyệt đạo cần tác động. Sau đó tiến hành day, ấn và xoa tại vị trí đó theo chiều kim đồng hồ nhằm mục đích thư giãn cơ, hỗ trợ giảm đau. Một số huyệt đạo thường được tác động để trị thoát vị đĩa đệm như huyệt ở vùng lưng dưới, huyệt trên hông, huyệt nằm sau đầu gối… 
  • Bước 3: Kết hợp nắn chỉnh vị trí đĩa đệm bị tổn thương, thoát vị. Bước này được thực hiện khá nhanh, chỉ vài phút nhưng đem lại hiệu quả khá tốt. 

Lưu ý, bấm huyệt hiệu quả đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn, kỹ thuật cao, dùng lực nhẹ nhàng và xác định đúng vị trí các huyệt. Ngoài ra, nếu muốn xác định vị trí đĩa đệm tổn thương, cần kết hợp với chụp MRI, X quang hoặc CT Scan. 

# Cấy chỉ

Một phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại đó là cấy chỉ. Sử dụng một loại chỉ y tế tự tiêu và lành tính cấy trực tiếp vào các huyệt đạo bị đau nhức.

Khi vào trong cơ thể, chỉ sẽ kích hoạt cơ chế sản sinh các loại hormone giảm đau, giảm sưng viêm khớp, cân bằng tái tạo xương tủy, phục hồi chức năng đĩa đệm và đẩy lùi bệnh nhanh chóng. 

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá cao về mức độ hiệu quả cũng như an toàn, ít gây biến chứng và hạn chế nguy cơ tái phát trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, người bệnh nên chọn những nơi uy tín, quy mô lớn để đảm bảo kết quả điều trị, hạn chế rủi ro. 

# Diện chẩn

Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp không dùng thuốc trong Đông y. Cách này được thực hiện dựa vào cơ chế tác động lên các huyệt đạo trên mặt của người bệnh (dựa theo hình đồ phản chiếu với hệ thống xương khớp). Kết hợp sử dụng một số dụng cụ như cây lăn, cây dò… để tăng kích thích lên các huyệt đạo. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bằng phương pháp diện chẩn

Cách thực hiện

  • Day ấn 2 bộ huyệt làm thông tắc và giãn cơ gồm các huyệt:  290, 275, 41, 19, 1, 0, 61-, 16-;
  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở các vị khác nằm ngoài đốt sống L4 – S1 tiếp tục tác động lên các huyệt sau:  284, 207, 106, 103, 97, 73, 65, 28, 15-, 13-, 7-;
  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm L4 S1 sẽ tác động các huyệt gồm 143, 87, 37, 26, 19, 8 kết hợp các huyệt nằm trên sống mũi, trán; 

2. Các bài thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm

Ưu điểm của các bài thuốc này là dễ sử dụng, vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, phục hồi chức năng vận động vừa bồi dưỡng cơ thể từ bên trong. 

Tùy theo từng thể bệnh mà thầy thuốc sẽ kê toa bài thuốc với liều lượng gia giảm cho phù hợp. Dưới đây là 6 bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người biết đến: 

Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang 

Độc hoạt ký sinh thang cũng là bài thuốc Đông y nổi tiếng không kém và được sử dụng cho những người bị thoát vị đĩa đệm thể phong thấp.

Triệu chứng: Đau nhức toàn bộ cột sống, cả lưng trên và lưng dưới, cảm giác nặng trì như có vật nặng đè lên, đau thường tăng khi thời tiết chuyển lạnh. 

Bài thuốc này phát huy tác dụng chữa bệnh nhờ nguyên tắc hóa thấp, khu phong, tăng tuần hoàn máu, thông kinh, làm ấm cơ thể, giảm đau lưng, cải thiện sức mạnh chi dưới, mạnh gân cốt, xương khớp, cột sống dẻo dai và tăng sức đề kháng, kích thích cảm giác thèm ăn.

Hướng dẫn cách thực hiện

  • Chuẩn bị thạch chi 15g, tần giao, phục linh, đỗ trọng, đương quy và đẳng sâm mỗi vị 12g, độc hoạt, bạch thược, ngưu tất, phòng phong và xuyên khung mỗi vị 9g, tang ký sinh 8g, nhục quế và cam thảo mỗi vị 3g. 
  • Sắc dược liệu cùng 800ml nước trong vòng 40 phút. 
  • Phần nước thuốc thu được chắt ra chén và uống hết khi còn ấm nóng. 
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang và kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng để đạt kết quả tốt nhất. 

Trường hợp thoát vị đĩa đệm thể phong thấp kèm theo:

  • Chứng thận hư hãy thêm thương truật và tang ký sinh;
  • Chứng tỳ hư hãy thêm phục linh và thương truật; 
  • Chứng ứ huyết hãy thêm nhũ hương, xích thược và một dược; 
  • Triệu chứng đau và nặng trì vùng lưng dưới dữ dội hãy thêm thương truật; 

Bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang

Dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp.

Triệu chứng: Đau nhức vùng lưng dưới, kèm theo suy nhược cơ, yếu sức, tê bì, đau nhiều khi trời lạnh, rêu lưỡi nhờn, nhạt, bắt mạch thấy mạch trầm, tế. 

Tác dụng: Ôn kinh tán hàn (giảm lạnh chân tay, chứng sợ nước, sợ gió), chỉ thống, trừ thấp (giảm tần suất đi tiểu nhiều lần), đẩy lùi cơn đau và tê bì khó chịu ở vùng lưng, phục hồi chức năng xương khớp nói chung và cấu trúc đĩa đệm cột sống nói riêng. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp

Hướng dẫn cách thực hiện 

  • Chuẩn bị ma hoàng, cam thảo và quế chi mỗi vị 6g, phụ tử, cát căn, can khương, xuyên ô và độc hoạt mỗi vị 9g cùng 3g tế tân. 
  • Sắc các vị thuốc trên cùng với 800ml nước, chỉnh lửa nhỏ trong vòng 40 phút. 
  • Kiểm tra nước thuốc cạn xuống còn khoảng 1/2 là được. 
  • Tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc, uống hết khi còn ấm nóng. 
  • Dùng tối đa mỗi ngày 1 thang, kiên trì sử dụng cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp kèm theo triệu chứng nặng trì vùng lưng dưới, gia thêm vị thuốc thương truật. Hoặc cơn đau lan xuống xương sườn, đầu gối do nhiễm phong hàn, hãy thêm phòng phong và khương hoạt vào bài thuốc trên. 

Bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm

Dùng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm thể thận hư.

Triệu chứng: Cảm giác đau nhức, tê bì hoặc mất cảm giác ở vùng thắt lưng, mệt mỏi, về chiều hay vã mồ hôi, sốt, họng khô, lưỡi đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt… 

Tác dụng: Cải thiện rõ rệt các triệu chứng thận hư, đẩy lùi cơn đau nhức cột sống thắt lưng, phục hồi chức năng vận động của 2 chi và phòng ngừa nguy cơ yếu chi, liệt chi. 

Hướng dẫn cách thực hiện 

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: thục địa và đỗ trọng mỗi vị 12g, tang ký sinh, thỏ ty tử, ngưu tất, sơn thù và kỷ tử mỗi vị 9g, cao ban long và cao quy bản mỗi vị 6g. 
  • Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm đun, sắc cùng 800ml nước, đậy kín nắp và sắc trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. 
  • Tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc, chia làm 2 phần uống sau bữa ăn. 
  • Mỗi ngày chỉ sắc 1 thang thuốc, dùng liên tục trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả rõ rệt. 

Trường hợp triệu chứng thoát vị đĩa đệm thể thận hư kèm theo các triệu chứng khác có thể gia giảm thêm một số loại dược liệu để tăng hiệu quả. Chẳng hạn như:

  • Mất ngủ, hồi hộp, ù tai, chóng mặt cho thêm thạch quyết minh, long cốt và mẫu lệ;
  • Ra mồ hôi trộm, tâm hư phiền, miệng khô cho thêm tri mẫu và hoàng bá;
  • Xuất hiện đờm cho thêm tầm giao và khương hoạt; 
  • Chân yếu, cử động khó khăn cho thêm lạc thạch đằng và ty qua lạc; 
  • Kèm chứng tỳ hư cho thêm phục linh và bạch truật; 

Bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm 

Bài thuốc này dành cho những người bị thoát vị đĩa đệm thể thận dương hư.

Triệu chứng: Đau nhức lưng, lạnh lưng, mất cảm giác và suy yếu cơ, giảm khả năng vận động.

Tác dụng: Giảm đau nhức và cải thiện chức năng đĩa đệm cột sống nhờ cơ chế ôn kinh, tán hàn và bổ thận tráng dương. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm ôn kinh tán hàn, bổ thận tráng dương phù hợp với nam giới bị thoát vị đĩa đệm

Hướng dẫn cách thực hiện 

  • Chuẩn bị thục địa 12g, tục đoạn, thỏ ty tử, hoài sơn, sơn thù, đỗ trọng, kỷ tử và cao ban long mỗi vị 9g, 8g đương quy và 3g phụ tử. 
  • Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trường hợp thoát vị đĩa đệm thể thận dương hư có thể thêm các vị thuốc như: 

  • Chứng khí trệ ứ huyết thêm đương quy, nhũ hương và một dược; 
  • Đau nhức âm ỉ và hạ hãm ở trung khí thêm đương quy và câu kỷ tử; 
  • Chứng hàn thấp thêm tần giao, khương hoạt và độc hoạt; 
  • Chứng tỳ hư thêm bạch truật và phục linh; 

Bài thuốc Thân thống trục ứ thang gia giảm

Áp dụng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm thể khí trệ huyết ứ.

Triệu chứng: Đau nhói vùng lưng kèm theo yếu chi, khó cử động chân. Đặc trưng ở thể bệnh này là mạch trầm, sác, huyền và hay táo bón, xuất hiện các vết ban đỏ. 

Tác dụng: Chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, khử ứ và hành khí hoạt huyết. 

Hướng dẫn cách thực hiện 

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm xuyên khung, hồng hoa, khương hoạt, địa long, tục đoạn, cốt toái bổ, đào nhân, đương quy và tần giao mỗi vị 9g, 6g xương bồ và 3g cam thảo. 
  • Sắc các vị thuốc này cùng với 800ml nước. Dùng tối đa mỗi ngày 1 thang uống khi còn ấm, kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trường hợp có kèm theo các triệu chứng khác hãy gia giảm thêm vị thuốc phù hợp như: 

  • Chứng phong thấp cho thêm độc hoạt, phòng phong và uy linh tiên;
  • Đau đĩa đệm do chấn thương thêm tô mộc và tam thất; 
  • Chứng thận hư gia thêm cẩu tích, ngũ gia bì và tang ký sinh; 
  • Chứng tỳ hư gia thêm phục linh và bạch truật; 
  • Tê bì chi dưới thêm thổ miết trùng, ô tiêu và ngô công; 

Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm khác 

Ngoài ra, nhiều phòng khám hoặc nhà thuốc Đông y cũng áp dụng bài thuốc dưới đây để chữa trị chung cho các bệnh về đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đĩa đệm, phồng lồi đĩa đệm…

  • Chuẩn bị mộc qua, cẩu tích, tục đoạn, xích thược, dạ giao đằng, đỗ trọng, bạch phục linh, hà thủ ô, đan sâm, quy bản và đan bì mỗi vị 12g, đương quy, thục địa, ngưu tất, tang ký sinh, hoài sơn và tần giao mỗi vị 16g, sơn thù và độc hoạt mỗi vị 10g, khương hoạt, lộc giác sương và thương truật mỗi vị 8g cùng 15g cốt toái bổ. 
  • Các vị thuốc này sẽ được nhà thuốc sơ chế sẵn với các bước như sao vàng hạ thổ, tẩy rượu sao khô, tẩm giấm ăn, tẩm nước vo gạo sao vàng hạ thảo, nướng chín giã vụn… 
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc này theo cách sau: 
    • Lần đầu 6 chén nước, sắc cạn còn 1 chén; 
    • Lần thứ 2 dùng 5 chén nước, sắc còn 1/2 chén; 
    • Hòa lẫn 2 chén nước thuốc này, khuấy đều và chia làm 2 phần uống hết trong ngày. 

Cần lưu ý gì khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y? 

Để đạt hiệu quả cao khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y, bản thân người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Thăm khám chẩn đoán bệnh kỹ lưỡng để có phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm theo Đông y phù hợp
  • Tuân thủ các phác đồ điều trị theo Đông y của chuyên gia, thầy thuốc. Vì trong mỗi phác đồ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, chỉ cần bạn thực hiện đúng những chỉ định điều trị, chắc chắn sẽ đạt được kết quả cao. 
  • Kiên trì và nhẫn nại theo lộ trình điều trị, tuyệt đối không bỏ dở giữa chừng. Tuy các phương pháp Đông y phải mất khá nhiều thời gian để điều trị nhưng khi có kết quả sẽ rất khả quan và bền vững dài lâu, không tạm thời như khi dùng thuốc Tây. 
  • Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện các bất thường, tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, cảm thấy mệt mỏi, suy nhược hơn… tốt nhất nên ngưng lại và thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn. 
  • Nên chọn những bệnh viện YHCT lớn hoặc trung tâm, nhà thuốc Đông y uy tín để đạt kết quả điều trị cao. 
  • Kết hợp song song với điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, vận động điều độ và duy trì tinh thần lạc quan, tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp trị bệnh được đánh giá cao và tồn tại phát triển song song với Tây y. Nếu bệnh không quá nặng cộng với thể trạng sức khỏe yếu kém nên ưu tiên phương pháp chữa này. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger