7 Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà cực hiệu quả cho bạn
Thoát vị đĩa đệm gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn kéo theo nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, chỉ cần thực hiện một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn sớm cải thiện tình trạng.
7 cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm, chèn ép lên tủy sống và các rễ dây thần kinh dẫn đến đau nhức. Đặc biệt, bệnh lý này có nguy cơ gây biến chứng rất cao nếu không kịp thời xử lý và điều trị.
Ở những trường hợp nhẹ, áp dụng cách chữa tại nhà có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là 7 cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhất:
1. Đeo đai kéo giãn cột sống
Đây là dụng cụ hỗ trợ điều trị và giảm đau do thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Tuy không thể thay thế cho các phác đồ điều trị chuyên sâu nhưng thiết bị này có thể giúp hỗ trợ giảm đau, giữ cột sống ở tư thế đúng và ngăn tổn thương thêm.
ĐỌC NGAY: 6 Đai Đeo Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Hỗ Trợ Trị Bệnh Tốt Nhất
2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh là 2 liệu pháp giảm sưng, đau nhức do thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Mẹo này được cả các chuyên gia y tế khuyến khích áp dụng nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng.
# Chườm nóng
Nhiệt từ hơi nước nóng có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu đến cột sống, mang oxy và dưỡng chất nhiều hơn, vừa hỗ trợ giảm đau vừa thúc đẩy sự phục hồi của tổn thương cột sống.
Cách thực hiện: Đặt túi chườm ấm hoặc chai nước ấm (khoảng 40 – 50 độ C) lên vùng lưng đau, giữ trong 20 phút. Thực hiện vài lần mỗi ngày.
# Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp giảm sưng đau, chống viêm quanh vị trí đốt sống bị thoát vị hiệu quả. Nhiệt lạnh có tác dụng ức chế tạm thời các dây thần kinh, tê liệt những mô cơ đang bị sưng viêm. Cách này phù hợp với những người bị thoát vị đĩa đệm bộc phát sưng viêm cấp tính.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 túi chườm, cho đá lạnh vào bên trong, đậy nắp lại.
- Nằm sấp trên giường và tiến hành chườm như khi chườm nóng trong vòng 15 – 20 phút.
- Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm gồm những động tác kéo giãn nhẹ nhàng, giúp giảm đau, cải thiện cấu trúc cột sống và phục hồi chức năng vận động.
# Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ
Tư thế em bé:
- Ngồi thẳng lưng, quỳ gập gối và đặt mông lên trên gót chân.
- Từ từ ngả người về phía trước, áp lực lên đùi, 2 cánh tay giơ thẳng về phía trước.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, hít thở đều rồi từ từ nâng người lên, trở về tư thế ban đầu.
- Lặp đi lặp lại động tác này 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tư thế thu cằm:
- Ngồi xếp gối và thẳng lưng trên sàn.
- Hai tay đan chéo và đặt phía sau gáy, hơi ấn nhẹ đầu về phía trước để đẩy cằm gần sát về phía ngực.
- Giữ tư thế này trong vòng 10 – 15 giây rồi thả lỏng trở về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác này 2 – 3 lần.
Tư thế ngửa cổ
- Ngồi gập gối, thẳng lưng trên thảm tập.
- Từ từ ngả người ra phía sau, chống 2 lòng bàn tay xuống sàn sao cho các đầu ngón tay hướng ra ngoài.
- Nâng ngực lên, từ từ ngửa đầu ra phía sau và giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây.
- Thả lỏng, quay trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại động tác này thêm 2 – 3 lần nữa.
# Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm lưng
Tư thế rắn hổ mang
- Nằm úp sấp trên thảm tập, chống 2 lòng bàn tay xuống sàn và áp vào gần sát ngực.
- Hít một hơi thật sâu, dồn hết lực xuống cánh tay, đẩy thẳng phần thân trên lên cao, nhưng vẫn giữ nguyên phần thân dưới, chân duỗi thẳng.
- Mắt hướng thẳng, ngực mở và đẩy 2 bả vai ra phía sau, hít thở sâu và đều.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, thả lỏng trở về tư thế ban đầu và lặp lại thêm 2 – 3 lần.
Tư thế cây cầu
- Nằm ngửa trên thảm tập, kéo 2 đầu gối co lại, dựng thẳng lên sao cho lòng bàn chân chạm sàn, mở rộng 2 chân với khoảng cách bằng vai.
- Hai tay thả lỏng, áp dọc theo thân người.
- Dồn lực xuống phần thân dưới, hít một hơi thật sâu rồi đẩy phần thân dưới lên cao sao cho phần vai và đầu vẫn nằm trên sàn.
- Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây, thả lỏng và từ từ hạ nhẹ nhàng phần hông xuống sàn.
- Thực hiện lặp lại từ 2 – 3 lần để đạt hiệu quả rõ rệt.
Tư thế chó úp mặt
- Tạo tư thế chuẩn bị bằng cách chống hai bàn tay và 2 đầu gối xuống sàn.
- Cố định chắc chắn tư thế rồi hít một hơi thật sâu, duỗi thẳng cánh tay kết hợp đẩy phần hông lên cao, chân duỗi thẳng.
- Giữ chặt bụng, hít thở đều, mắt nhìn thẳng, vai và đầu thả lỏng.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, thả lỏng rồi quay trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần là tốt nhất.
4. Xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp chữa bệnh hiệu quả theo Y học cổ truyền. Phương pháp này gồm động tác day, ấn, bấm, xoa vào một số huyệt đạo trên cơ thể nhằm kích thích máu lưu thông máu đến cột sống, giải phóng chèn ép tại các dây thần kinh, bồi dưỡng cơ thể, điều hòa khí huyết và giảm đau.
Cách thực hiện
Bước 1: Xoa bóp làm giãn cơ, giảm đau
- Dùng cổ bàn tay đặt lên đốt sống đau nhức, day theo chuyển động tròn 3 lần liên tục.
- Lăn mu bàn tay nhẹ nhàng trên cột sống đau nhức 3 lần.
- Đặt 2 lòng bàn tay vào 2 bên cột sống lưng, bóp nhẹ từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên 3 lần.
Bước 2: Day bấm, ấn huyệt
- Dùng ngón tay ấn và bấm lần lượt các huyệt Đại trường du và Thận du theo chiều kim đồng hồ trong vòng 3 – 5 phút. Mục đích làm giãn cơ, giảm đau nhức do ảnh hưởng của chứng co rút cơ.
- Tiếp tục dùng ngón cái bấm vào các 4 vị trí huyệt Thận du, A thị huyệt, Đại trùng du và Cách du
- Dùng lực từ ngón cái ấn nhẹ nhàng vào vị trí đốt sống lưng bị đau nhức, kết hợp massage xoa bóp nhẹ nhàng để kéo khối nhân nhầy quay lại vị trí ban đầu. Bước này thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhưng cũng khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên sâu về huyệt vị và các quy tắc trong YHCT để phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm.
5. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học cũng là một cách tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả. Nguyên tắc chính là tăng cường sử dụng các loại thực phẩm phù tốt cho hệ xương khớp nói chung, tránh những loại không có ích hoặc làm tăng nặng triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Nên ăn
- Nhóm thực phẩm giàu canxi giúp thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương khớp. Một số loại nên sử dụng như cá hồi, cá mòi, rau lá màu xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa tươi, sữa chua, các loại đậu, hạt…;
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin D thường có trong gan, sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi…;
- Nhóm thực phẩm giàu protein như các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, thịt heo, bông cải xanh, đậu nành, quả bơ…;
- Nhóm thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, súp lơ trắng, hạt bí ngô, hạt óc chó, hạt lanh…
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, tôm, cua…
- Nhóm thực phẩm giàu magie thường có trong các loại rau màu xanh đậm, quả bơ, kiwi, bông cải xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C giúp chống lại quá trình oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do và giảm triệu chứng thoát vị đốt sống.
Kiêng ăn
- Tránh ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê..
- Món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn và các loại đóng hộp chứa chất bảo quản.
- Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao fructose và purin. Vì các chất này có khả năng kích thích phản ứng sưng viêm tại khớp, đốt sống thoát vị và gây đau nhức nhiều hơn.
- Các loại bánh mì trắng, mì ống hoặc các loại sữa nguyên kem dễ gây tăng cân, làm tăng áp lực lên hệ xương khớp.
- Các chất kích thích như rượu bia, caffein, thuốc lá làm tốc độ lão hóa và mức độ đau nhức cột sống, tăng nguy cơ loãng xương.
6. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ngoài ăn uống, chủ động điều chỉnh lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng là một cách hiệu quả giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà nhanh chóng.
- Từ bỏ hết các thói quen xấu gây hại cho cột sống như đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, mang vác vật nặng…
- Tránh đột ngột thay đổi tư thế hoặc ngồi bật dậy khi đang nằm
- Chú ý đến tư thế ngồi và nằm ngủ cho người bị thoát vị đĩa đệm.
# Tư thế đứng
- Đứng thẳng người và luôn giữ cho lưng thẳng tự nhiên, thả lỏng hai vai và hơi ưỡn ngực nhẹ
- Tuyệt đối không cúi đầu quá thấp hoặc ngước cổ quá cao. Đảm bảo đầu và cổ tạo thành một trục thẳng đứng tự nhiên
- Đảm bảo 2 bàn chân tiếp xúc trọn vẹn với mặt đất, không nhón hay kiễng
- Chân thẳng, rộng bằng vai, không chùng đầu gối mà thả tự nhiên để cân bằng trọng lượng cơ thể.
# Tư thế ngồi
- Ngồi thẳng lưng, mông nằm trọn trong ghế, thả lỏng 2 vai và hơi ưỡn ngực về phía trước
- Hai lòng bàn chân tiếp xúc trọn vẹn với mặt đất, cẳng chân tạo với mặt đất một góc 90 độ
- Điều chỉnh bàn sao cho phù hợp với tầm nhìn của mắt
- Tuy nhiên dù ngồi ở tư thế đúng nhưng bạn vẫn phải thường xuyên đứng dậy đi lại để thúc đẩy tuần hoàn máu, giãn cơ lưng và giảm đau nhức.
# Tư thế nằm
- Đối với tư thế nằm ngửa cần đảm bảo đầu, cổ và lưng cùng nằm trên một đường thẳng. Không nên kê gối quá cao vì sẽ làm lệch cột sống.
- Đối với tư thế nằm nghiêng nên hãy co nhẹ đầu gối, áp về phía gần ngực và kê một chiếc gối ôm ở giữa hai chân hoặc dưới bắp chân đều được.
HỮU ÍCH: TOP 8 Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất
7. Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên
Nhiều loại thảo dược có khả năng chữa bệnh và mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số thảo dược thường dùng trong thoát vị đĩa đệm tại nhà:
# Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Trong Đông y, lá lốt là vị thuốc dược liệu có tính ấm, vị cay nồng đặc trưng, có tác dụng ôn trung tán hàn, chỉ thống, hạ khí. Nhờ đó giúp giảm nhanh cơn đau nhức, sưng viêm tại các đốt sống bị thoát vị.
Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học trong lá lốt chứa thành phần hoạt chất như piperonyl, piperin… có khả năng kháng khuẩn, chống viêm do thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị lá lốt, lá đinh lăng và rễ cây xấu hổ mỗi loại 50g.
- Rửa sạch dược liệu qua nhiều lần nước, vớt ra để ráo.
- Cho hết dược liệu vào ấm đun, sắc cùng với 1.5 lít nước.
- Đậy kín nắp đun sôi trong vòng 30 phút, chỉnh nhỏ lửa.
- Chắt phần nước thuốc ra ly, chia 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
# Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu là loại thảo dược tự nhiên tốt cho sức khỏe và chữa hiệu quả căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Tinh dầu ngải cứu chứa các hoạt chất sinh học có khả năng chống viêm, thúc đẩy tăng cường tuần hoàn khí huyết, giảm sưng viêm, đau nhức và phục hồi chức năng vận động.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200g lá ngải cứu khô, 1kg vỏ chanh khô, 2 vỏ bưởi khô và 2 lít rượu trắng cao độ.
- Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, sao vàng đến khi tỏa mùi thơm, đợi cho nguội hẳn.
- Cho hết vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngập bình và ngâm ít nhất trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng được.
- Để cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh uống mỗi ngày 1 chén rượu nhỏ khoảng 15ml. Kết hợp dùng một lượng nhỏ xoa bóp trực tiếp lên vùng đốt sống lưng bị đau nhức.
# Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm và được sử dụng phổ biến. Theo nghiên cứu khoa học, trong thân xương rồng chứa các hoạt chất như triterpenoid như friedelan-3a-ol, taraxerol, epifriedelanol, funaric, acid citric, taraxerol, b-amyrin, euphol…
Đây đều là những hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, xoa dịu căng thẳng thần kinh, tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng và 1 nắm muối biển hạt to.
- Loại bỏ hết gai trên xương rồng, rửa sạch chất nhớt và đập dập.
- Trộn chung với muối hạt, sao nóng trên chảo cho đến khi khô lại.
- Sau đó cho vào miếng vải sạch, bọc lại rồi chườm trực tiếp lên vùng lưng đau nhức.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
# Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối hột
Theo y học dân gian, chuối hột là loại dược liệu quý có tác dụng giảm đau, giải độc và tiêu viêm, chữa hiệu quả các bệnh lý xương khớp, điển hình là thoát vị đĩa đệm.
Cách thực hiện
- Dùng 1 khúc ngắn thân cây chuối hột, khoét một lỗ ở giữa rồi cho đường phèn vào, lấy túi bịt kín lại.
- Đợi qua 1 ngày 1 đêm rồi chắt lấy nước trong cây chuối hột và uống hết.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
# Cây mần ri
Cây mần ri là một trong những loại dược liệu dùng phổ biến trong Y học cổ truyền, có tính ấm, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc và bổ khí, hoạt huyết. Dùng hiệu quả trong chữa trị các bệnh lý xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm, cầm máu, tẩy giun, trị rắn cắn…
Không những vậy, trong cây mần ri chứa các hoạt chất như glucocapparin, glycosid, alucocleomin, axit viscosis cùng hàm lượng cao vitamin giúp chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch ở những người bị thoát vị đĩa đệm.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 40g cây mần ri khô hoặc tươi đều được, rửa sạch qua nhiều lần nước và để ráo.
- Cho vào ấm đun, sắc cùng với 500ml nước trong vòng 15 phút.
- Khi nước sắc còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, chắt lấy phần nước uống hết trong ngày.
- Kiên trì sử dụng trong vòng 10 – 15 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý cần biết khi tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Hầu hết các cách giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà vừa kể trên đều đem lại lại hiệu quả đáng kể trong nhiều trường hợp bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất và phòng ngừa các rủi ro khó lường, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu bất kỳ biện pháp nào.
- Các cách vừa kể trên chỉ dành cho những người mắc bệnh cấp độ nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả của mỗi phương pháp còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa thể trạng của từng người.
- Trong quá trình thực hiện, nhất là với những bài thuốc thảo dược, nếu phát hiện bất kỳ sự bất thường nào hãy ngưng lại và đến bệnh viện để xử lý ngay.
- Để đạt hiệu quả trị bệnh cao và duy trì kết quả bền vững, phòng ngừa tái phát, bản thân người bệnh cần chủ động thực hiện các thói quen tốt hàng ngày như tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học, bổ sung đủ nước, các loại vitamin TPCN tốt cho xương khớp nếu cần thiết…
Trên đây là gợi ý về 7 cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản mà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cần cân nhắc và thận trọng trước khi áp dụng biện pháp nào. Khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Cách Nhận Biết Đau Thần Kinh Tọa Và Thoát Vị Đĩa Đệm Cho Bạn
- Gợi Ý 10 Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả, Dễ Tập
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!