Da Rắn Hổ Hành Chữa Bệnh Mề Đay: Lạ Nhưng Triệt Để Tận Gốc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dùng da rắn hổ hành chữa bệnh mề đay là một trong rất nhiều những kinh nghiệm trị bệnh được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên vì sao lại xuất hiện cách chữa này?. Tham khảo bài viết để có câu trả lời chính xác.  

Công dụng của da rắn hổ hành trong trị bệnh nổi mề đay

Trị bệnh nổi mề đay bằng da rắn hổ hành là kinh nghiệm chữa bệnh được lưu truyền lâu đời trong dân gian, được ghi nhận phổ biến ở các vùng sông nước. Hiện nay, bài thuốc này vẫn đang được lan truyền rộng rãi nhưng ít phổ biến hơn trước đây vì sự phát triển của y học hiện đại. 

Da Rắn Hổ Hành Chữa Bệnh Mề Đay
Da rắn hổ hành còn gọi là xà thoái, là vị thuốc quý trong Đông y thường dùng để chữa mề đay

Da rắn hổ hành sau khi được sơ chế đúng cách sẽ trở thành một vị thuốc quý. Trong Đông y, vị thuốc này được gọi là xà thoái được dùng để trị các chứng bệnh ngoài da như ghẻ lở, mề đay… 

Còn theo các tài liệu y học hiện đại, trong da rắn hổ hành có chứa hàm lượng lớn hoạt chất titan oxide, kẽm oxide… cùng một số hoạt chất khác có khả năng giảm ngứa ngáy ngoài da. Do đó, càng có nhiều người chọn sử dụng da rắn hổ hành để trị nổi mề đay. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bác sĩ Da liễu, mẹo dùng rắn hổ hành chữa bệnh mề đay tại nhà hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nếu thực sự có hiệu quả thì đó cũng chỉ là do cách áp dụng xông nóng giúp giảm thiểu kích ứng trên da và giảm ngứa. Còn nếu nói dùng da rắn hổ hành chữa dứt điểm được căn bệnh này thì hoàn toàn không có.

Đọc thêm: Nổi Mề Đay Xức Dầu Có Hiệu Quả Không? Ý Kiến Chuyên Gia

Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng da rắn hổ hành

Trong dân gian, da rắn hổ hành thường được sử dụng làm thuốc xông chữa mề đay. Ngoài ra, một số người còn ăn thịt rắn hổ hành để đào thải độc tố và bổ sung các dưỡng chất có lợi cho quá trình tái tạo da.

1. Bí quyết xông hơi da rắn hổ hành chữa bệnh mề đay

Khi bắt được rắn hổ hành, người dân thường lột da đem phơi khô làm thuốc còn phần thịt để chế biến món ăn. Cách chữa bệnh mề đay bằng da rắn hổ hành như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 bộ da rắn hổ hành khô
  • Lò nung
  • Than củi
cách dùng da rắn hổ hành chữa bệnh mề đay
Cách dùng da rắn hổ hành chữa mề đay phổ biến nhất là xông hơi ngoài da

Cách thực hiện

  • Da rắn hổ hành sau khi phơi khô, cắt thành từng đoạn ngắn. 
  • Nhóm bếp than cháy thành than hồng, tạo nhiều khói và tránh để lửa cháy lớn. 
  • Người bệnh ngồi trước lò, mặc quần áo mỏng, dùng một chiếc chăn trùm lên người, chừa phần đầu ra vì hít khói than rất có hại. 
  • Mỗi lần đặt 2 miếng da rắn lên bếp để nướng tỏa khói, thực hiện xông khoảng 10 – 15 phút. 
  • Sau khi hoàn thành, đợi 2 tiếng sau thì đi tắm rửa sạch sẽ. 

2. Chữa bệnh mề đay bằng các món ăn từ rắn hổ hành

Thịt rắn hổ hành có thể ăn được. Bộ phận này chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe như đạm, vitamin A, B, D, kali, sắt, kẽm…, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố hiệu quả và đẩy nhanh quá trình phục hồi các mô bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh mề đay.

thịt rắn hổ hành chữa bệnh mề đay
Thịt rắn hổ hành được chế biến thành nhiều món ăn ngon, giúp bổ sung sinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay

Để nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng khó chịu, bạn có thể xông hơi da rắn hổ hành chữa bệnh mề đay kết hợp sử dụng các món ăn sau:

  • Thịt rắn hổ hành cuốn lá lốt
  • Rắn hổ hành xào lá cách
  • Cháo rắn hổ hành
  • Rắn hổ hành hầm sả ớt…

Tham khảo thêm: Bệnh mề đay có di truyền không? Thông tin cần biết

Giải đáp một số thắc mắc về rắn hổ hành có thể bạn quan tâm

Khi biết đến cách dùng rắn hổ hành chữa bệnh mề đay, có không ít lo ngại liên quan đến độc tính hay sự nguy hiểm của loài động vật này. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp: 

Rắn hổ hành có độc không?

Rắn hổ hành được xếp vào nhóm các loại rắn nước và không có nọc độc. Thức ăn của chúng chủ yếu là ếch, nhái hay các con vật nhỏ nên thịt rắn hổ hành khá săn chắc, chứa nhiều chất dinh dưỡng. 

Người dân thường bắt rắn hổ hành để chế biến ra nhiều món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Rắn hổ hành có cắn người không?

Rắn hổ hành được đánh giá là một loài động vật hiền lành. Chúng thường không tấn công người.

Khi gặp con người, rắn hổ hành thường cố gắng tránh xa và chỉ cắn khi bị đe dọa hoặc bị tấn công. Tuy nhiên, do không có nọc độc, vết cắn của rắn hổ hành thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con người.

rắn hổ hành có cắn người không
Rắn hổ hành không có nọc độc và ít khi cắn người nếu không bị tấn công

Bỏ Túi: Cách Dùng Da Kỳ Đà Trị Mề Đay – Thông Tin Bạn Nên Biết

Lưu ý cần biết khi chữa nổi mề đay bằng da rắn hổ hành

Khi dùng rắn hổ hành chữa bệnh mề đay bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đây là mẹo chữa dân gian, hiệu quả rất khó xác định. Khi áp dụng có người đạt hiệu quả nhưng cũng có người không có biểu hiện gì, thậm chí tăng nặng bệnh. 
  • Chỉ nên áp dụng cách này cho những trường hợp bị nổi mề đay nhẹ, triệu chứng không nhiều.
  • Hiệu quả của cách chữa bệnh mề đay bằng rắn hổ hành chỉ phát huy tạm thời, không thể chữa dứt điểm. Nếu áp dụng với những trường hợp nặng thì chắc chắn sẽ không có tác dụng. 
  • Bệnh nhân cần hết sức cẩn thận trong quá trình xông nóng bằng lửa than để tránh gây bỏng. 
  • Người bệnh cần kết hợp dùng thuốc bác sĩ kê đơn, giữ cho da sạch sẽ, ăn uống, sinh hoạt khoa học để bệnh mau khỏi.
  • Việc săn lùng rắn hổ hành không chỉ là hành vi thiếu nhân văn mà có thể dẫn đến mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Vì vậy, phương pháp chữa bệnh này thường không được khuyến khích lan truyền và áp dụng

Dùng da rắn hổ hành chữa bệnh mề đay là bài thuốc dân gian truyền miệng, không có khả năng chữa được bệnh tận gốc nên người bệnh nên cân nhắc thận trọng trước khi áp dụng. Thay vào đó, khi phát sinh triệu chứng bệnh, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger